12. Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài tàu (không áp dụng đối với đài vệ tinh trái đất không thuộc hệ thống GMDSS)
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét và tiến hành cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài tàu (không áp dụng đối với đài vệ tinh trái đất không thuộc hệ thống GMDSS) khi có đơn yêu cầu. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Luật tần số vô tuyến điện 2009, Nghị định 15/2020/NĐ-CP, Thông tư 04/2021/TT-BTTTT, Thông tư 265/2016/TT-BTC.
1. Khái niệm
Tần số vô tuyến điện là tần số của sóng vô tuyến điện (khoản 1 Điều 3 Luật tần số vô tuyến điện 2009).
Thiết bị vô tuyến điện là thiết bị thu, phát hoặc thu – phát các ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng sóng vô tuyến điện (khoản 10 Điều 3 Luật tần số vô tuyến điện 2009).
Đài tàu là đài di động có sử dụng tần số thuộc nghiệp vụ di động hàng hải đặt trên tàu, thuyền, các phương tiện nổi hoặc đặt trên các mô hình mô phỏng để phục vụ cho công tác dạy học, nghiên cứu khác. (khoản 7 Điều 2 Thông tư 04/2021/TT-BTTTT).
Đài trái đất là đài được đặt trên bề mặt trái đất hoặc trong phần chính của khí quyển trái đất dùng để thông tin với một hoặc nhiều đài vũ trụ hoặc với một hoặc nhiều đài cùng loại thông qua một hay nhiều vệ tinh phản xạ hay các vật thể khác trong không gian. (khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2021/TT-BTTTT).
Tổ chức, cá nhân sử dụng tần số vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện phải có giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng, trừ trường hợp quy định tại Điều 27 của Luật này (khoản 1 Điều 16 Luật tần số vô tuyến điện 2009).
2. Nguyên tắc cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện
Căn cứ theo Điều 17 Luật tần số vô tuyến điện 2009, nguyên tắc cấp giấy phép gồm:
– Công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
– Phù hợp với quy hoạch băng tần.
– Đáp ứng yêu cầu hội tụ công nghệ và dịch vụ băng tần.
– Bảo đảm khả thi, hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục đích; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ băng tần.
– Nghiệp vụ chính được ưu tiên hơn nghiệp vụ phụ.
– Đáp ứng nhu cầu sử dụng băng tần phục vụ lợi ích công cộng và thực hiện nhiệm vụ công ích của Nhà nước.
– Việc cấp giấy phép sử dụng băng tần cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, đoàn đại biểu cấp cao nước ngoài đến thăm Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao phải theo các quy định của Luật này, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
3. Phương thức cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện
Căn cứ theo Điều 18 Luật tần số vô tuyến điện 2009:
3.1. Phương thức cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được quy định như sau:
– Cấp giấy phép trực tiếp được thực hiện trên cơ sở xem xét hồ sơ xin cấp giấy phép;
– Cấp giấy phép thông qua thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được thực hiện trên cơ sở đánh giá hồ sơ thi tuyển, theo những tiêu chí cơ bản về năng lực tài chính và đầu tư, năng lực kỹ thuật nghiệp vụ, năng lực kinh doanh, nguồn nhân lực;
– Cấp giấy phép thông qua đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được thực hiện trên cơ sở đánh giá hồ sơ đấu giá theo những tiêu chí nhất định và mức trả giá của doanh nghiệp.
3.2. Phương thức cấp giấy phép trực tiếp được áp dụng đối với tần số vô tuyến điện phục vụ nhiệm vụ công ích của Nhà nước hoặc không có giá trị thương mại cao hoặc nhu cầu sử dụng không vượt quá khả năng phân bổ tần số vô tuyến điện được xác định trong quy hoạch tần số vô tuyến điện, theo nguyên tắc tổ chức, cá nhân đăng ký trước được xét cấp trước.
3.3. Phương thức cấp giấy phép thông qua đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được quy định như sau:
– Áp dụng đối với băng tần, kênh tần số có giá trị thương mại cao, có nhu cầu sử dụng vượt quá khả năng phân bổ xác định trong quy hoạch tần số vô tuyến điện;
– Tổ chức tham gia đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng băng tần, kênh tần số là tổ chức có đủ điều kiện được xem xét cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông theo quy định của pháp luật về viễn thông;
– Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện; quyết định băng tần, kênh tần số được đấu giá, thi tuyển chuyển sử dụng tần số vô tuyến điện trong từng thời kỳ, phù hợp với quy hoạch tần số vô tuyến điện. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện.
4. Cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện
Căn cứ theo Điều 19 Luật tần số vô tuyến điện 2009:
Đối tượng được cấp giấy phép bao gồm:
– Tổ chức, công dân Việt Nam, tổ chức nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
– Người nước ngoài sử dụng đài vô tuyến điện nghiệp dư hoặc tần số vô tuyến điện cho mục đích khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Điều kiện để được cấp giấy phép bao gồm:
– Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện vào mục đích và nghiệp vụ vô tuyến điện mà pháp luật không cấm;
– Có giấy phép viễn thông theo quy định của pháp luật về viễn thông đối với tổ chức xin cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện để thiết lập mạng viễn thông, mạng truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình;
– Có giấy phép hoạt động báo chí hoặc được quyền phát lại chương trình phát thanh, truyền hình theo quy định của pháp luật;
– Có phương án sử dụng tần số vô tuyến điện khả thi, phù hợp quy hoạch tần số vô tuyến điện;
– Có thiết bị vô tuyến điện phù hợp quy chuẩn kỹ thuật về phát xạ vô tuyến điện, an toàn bức xạ vô tuyến điện và tương thích điện từ;
– Cam kết thực hiện quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; kiểm tra, giải quyết nhiễu có hại và an toàn bức xạ vô tuyến điện;
– Có Chứng chỉ vô tuyến điện viên đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật này.
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan hướng dẫn cụ thể việc cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, đoàn đại biểu cấp cao nước ngoài đến thăm Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
Lưu ý:
– Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện có thời hạn tối đa là 10 năm, được cấp cho tổ chức, cá nhân để sử dụng tần số vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện kèm theo các điều kiện cụ thể (điểm a khoản 2 Điều 16 Luật tần số vô tuyến điện 2009).
– Đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cho đài vô tuyến điện nghiệp dư, đài tàu, đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá, Cục Tần số vô tuyến điện giải quyết cấp, gia hạn sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, đúng quy định (khoản 1 Điều 23 Thông tư 04/2021/TT-BTTTT).
5. Gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện
5.1. Việc gia hạn giấy phép phải căn cứ vào các nguyên tắc cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện quy định tại Điều 17 Luật tần số vô tuyến điện 2009và các quy định sau đây (khoản 1 Điều 22 Luật tần số vô tuyến điện 2009):
– Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được quy định cho từng loại giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng;
– Thời hạn hiệu lực của giấy phép còn lại ít nhất là 30 ngày đối với giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện 60 ngày đối với giấy phép sử dụng băng tần; 90 ngày đối với giấy phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh;
– Tổng thời hạn cấp lần đầu và các lần gia hạn giấy phép không vượt quá thời hạn tối đa quy định cho từng loại giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng; trường hợp cấp lần đầu bằng thời hạn tối đa quy định cho loại giấy phép tương ứng thì chỉ được xem xét gia hạn tối đa là một năm.
5.2. Việc sửa đổi, bổ sung giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện phải căn cứ vào nguyên tắc cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện quy định tại Điều 17 Luật tần số vô tuyến điện 2009 và các quy định sau đây (khoản 1 Điều 22 Luật tần số vô tuyến điện 2009):
– Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện còn hiệu lực;
– Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định cho từng loại giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng;
– Việc sửa đổi, bổ sung phải phù hợp với quy định tại các điều 19, 20 và 21 của Luật này.
6. Xử phạt vi phạm hành chính
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện (điểm a khoản 1 Điều 57 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau (khoản 1 Điều 58 Nghị định 15/2020/NĐ-CP):
– Đặt ăng-ten của thiết bị phát sóng vô tuyến điện không đúng vị trí hoặc đặt thiết bị phát sóng vô tuyến điện không đúng địa điểm quy định trong Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Sử dụng tần số vô tuyến điện không đúng quy định trong giấy phép về: Tên tổ chức hoặc cá nhân sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện, hô hiệu hoặc nhận dạng, giờ hoạt động, ăng-ten phát, mục đích sử dụng, đối tượng liên lạc, loại mạng.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
– Sử dụng không đúng tần số được quy định trong Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá và đài vô tuyến điện di động thuộc mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ (điểm c khoản 2 Điều 58 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).
– Đặt ăng-ten của thiết bị phát sóng vô tuyến điện không đúng vị trí hoặc đặt thiết bị phát sóng vô tuyến điện không đúng địa điểm quy định trong Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (điểm d khoản 2 Điều 58 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).
Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện không có giấy phép hoặc trường hợp có quyết định thu hồi, yêu cầu tạm dừng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định như sau (khoản 3 Điều 58 Nghị định 15/2020/NĐ-CP):
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng nhỏ hơn hoặc bằng 15W;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 15W và nhỏ hơn hoặc bằng 100W;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 100W và nhỏ hơn hoặc bằng 500W;
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 500W và nhỏ hơn hoặc bằng 1kW;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 1kW và nhỏ hơn hoặc bằng 5kW;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 5kW và nhỏ hơn hoặc bằng 10kW;
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 10kW và nhỏ hơn hoặc bằng 20kW.
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện không đúng tần số hoặc phát vượt quá công suất quy định trong giấy phép quy định như sau (khoản 4 Điều 58 Nghị định 15/2020/NĐ-CP):
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng nhỏ hơn hoặc bằng 15W;
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 15W và nhỏ hơn hoặc bằng 100W;
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 100W và nhỏ hơn hoặc bằng 500W;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 500W và nhỏ hơn hoặc bằng 1kW;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 1kW và nhỏ hơn hoặc bằng 5kW;
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 5kW và nhỏ hơn hoặc bằng 10kW;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 10kW và nhỏ hơn hoặc bằng 20kW;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với thiết bị vô tuyến điện có công suất phát sóng lớn hơn 20kW.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng đài vệ tinh trái đất không đúng quy định trong Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện (khoản 5 Điều 58 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).
Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi Sử dụng đài vệ tinh trái đất không có Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện (điểm g khoản 6 Điều 58 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung (khoản 10 Điều 58 Nghị định 15/2020/NĐ-CP):
– Tước quyền sử dụng Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều này;
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, điểm g khoản 6 Điều này.
Kết luận: Khi tiến hành thủ tục Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài tàu (không áp dụng đối với đài vệ tinh trái đất không thuộc hệ thống GMDSS), các tổ chức, cá nhân cần lưu ý các quy định tại Luật tần số vô tuyến điện 2009, Nghị định 15/2020/NĐ-CP, Thông tư 04/2021/TT-BTTTT, Thông tư 265/2016/TT-BTC.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây: