16. Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài vô tuyến điện của Cơ quan đại diện nước ngoài (trừ đài vệ tinh trái đất)

Posted on

Để có thể được cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài vô tuyến điện của Cơ quan đại diện nước ngoài (trừ đài vệ tinh trái đất), tổ chức, cá  phải thực hiện gửi hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại hoặc sửa đổi, bổ sung. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo  Luật Tần số vô tuyến điện 2009Thông tư 04/2021/TT-BTTTT, Nghị định 15/2020/NĐ-CP, Thông tư 265/2016/TT-BTC.

1. Khái niệm

– Tần số vô tuyến điện là tần số của sóng vô tuyến điện. (theo khoản 1 Điều 3  Luật Tần số vô tuyến điện 2009)

– Thiết bị vô tuyến điện là thiết bị thu, phát hoặc thu – phát các ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng sóng vô tuyến điện. (theo khoản 10 Điều 3  Luật Tần số vô tuyến điện 2009)

– Đài vô tuyến điện là một hoặc tổ hợp thiết bị vô tuyến điện, bao gồm cả thiết bị phụ trợ kèm theo được triển khai để thực hiện nghiệp vụ vô tuyến điện. Đài vô tuyến điện được phân loại theo nghiệp vụ mà đài vô tuyến điện đó hoạt động thường xuyên hoặc tạm thời.(theo khoản 7 Điều 3  Luật Tần số vô tuyến điện 2009)

– Cơ quan đại diện nước ngoài bao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam được hưởng quy chế ưu đãi, miễn trừ ngoại giao. (theo khoản 14 Điều 2 Thông tư 04/2021/TT-BTTTT

2. Cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài vệ tinh trái đất

2.1 Đối tượng được cấp giấy phép bao gồm (khoản 1 Điều 19  Luật Tần số vô tuyến điện 2009, Điều 19 Luật này được hướng dẫn bởi Điều 4, Điều 9 và Mục 1 Chương II Thông tư 04/2021/TT-BTTTT)

– Tổ chức, công dân Việt Nam, tổ chức nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

– Người nước ngoài sử dụng đài vô tuyến điện nghiệp dư hoặc tần số vô tuyến điện cho mục đích khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

2.2 Điều kiện cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện (theo khoản 2 Điều 19  Luật Tần số vô tuyến điện 20099, Điều 19 Luật này được hướng dẫn bởi Điều 4, Điều 9 và Mục 1 Chương II Thông tư 04/2021/TT-BTTTT)

– Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện vào mục đích và nghiệp vụ vô tuyến điện mà pháp luật không cấm;

– Có giấy phép viễn thông theo quy định của pháp luật về viễn thông đối với tổ chức xin cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện để thiết lập mạng viễn thông, mạng truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình.

– Có giấy phép hoạt động báo chí hoặc được quyền phát lại chương trình phát thanh, truyền hình theo quy định của pháp luật.

– Có phương án sử dụng tần số vô tuyến điện khả thi, phù hợp với quy hoạch tần số vô tuyến điện.

– Có thiết bị vô tuyến điện phù hợp quy chuẩn kỹ thuật về phát xạ vô tuyến điện, an toàn bức xạ vô tuyến điện và tương thích điện từ.

– Cam kết thực hiện quy định của pháp luật về bảo đảm an toán, an ninh thông tin; kiểm tra, giải quyết nhiễu có hại và an toàn bức xạ vô tuyến điện.

– Có Chứng chỉ vô tuyến điện viên đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật này.

2.3 Cấp lại Giấy phép 

– Trường hợp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, tổ chức, cá nhân đã được cấp phép phải gửi văn bản đề nghị cấp lại giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện (Điều 7 Thông tư 04/2021/TT-BTTTT)

Lưu ý: 

Thời hạn: (Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều 16  Luật Tần số vô tuyến điện 2009) Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện có thời hạn tối đa là 10 năm, được cấp cho tổ chức, cá nhân để sử dụng tần số vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện kèm theo các điều kiện cụ thể. Thời hạn cụ thể của giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp theo đề nghị của tổ chức, cá nhân, nhưng không vượt quá thời hạn tối đa trên và bảo đảm phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện.

2.4 Gia hạn Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài vệ tinh trái đất

Điều kiện gia hạn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện (Khoản 1 Điều 22  Luật Tần số vô tuyến điện 2009Điều 22 Luật này được hướng dẫn bởi Điều 5, Điều 8 và Mục 1 Chương II Thông tư 04/2021/TT-BTTTT

 Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được quy định cho từng loại giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng;

– Thời hạn hiệu lực của giấy phép còn lại ít nhất là 30 ngày;

– Tổng thời hạn cấp lần đầu và các lần gia hạn giấy phép không vượt quá thời hạn tối đa quy định cho từng loại giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng; trường hợp cấp lần đầu bằng thời hạn tối đa quy định cho loại giấy phép tương ứng thì chỉ được xem xét gia hạn tối đa là một năm.

2.5 Sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài vệ tinh trái đất

Điều kiện sửa đổi, bổ sung giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện (Khoản 2 Điều 22  Luật Tần số vô tuyến điện 2009, Điều 22 Luật này được hướng dẫn bởi Điều 5, Điều 8 và Mục 1 Chương II Thông tư 04/2021/TT-BTTTT)

– Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện còn hiệu lực;

– Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định cho từng loại giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng;

– Việc sửa đổi, bổ sung phải phù hợp với quy định tại các Điều 19, 20 và 21 của Luật Tần số vô tuyến điện.

Kết luận: Người thực hiện đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài vô tuyến điện của Cơ quan đại diện nước ngoài (trừ đài vệ tinh trái đất) cần tuân thủ quy định của  Luật Tần số vô tuyến điện 2009, Thông tư 04/2021/TT-BTTTT, Nghị định 15/2020/NĐ-CP, Thông tư 265/2016/TT-BTC.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài vô tuyến điện của Cơ quan đại diện nước ngoài (trừ đài vệ tinh trái đất)