11. Khám giám định phúc quyết lần cuối
Khám giám định phúc quyết là thủ tục giám định y tế sau khi không đồng ý với kết quả giám định trước đây. Dưới đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ đề cập các quy định liên quan khám giám định phúc quyết lần cuối theo Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH, Thông tư 56/2017/TT-BYT.
1. Khái niệm
Khám giám định phúc quyết là khám giám định mức độ khuyết tật cho các đối tượng đã khám giám định mức độ khuyết tật ở Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương, nhưng người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng Giám định y khoa nêu trên, yêu cầu khám phúc quyết. (theo khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH)
Đại diện hợp pháp của người khuyết tật bao gồm:
– Cá nhân là người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và được chính quyền địa phương cấp xã, phường, thị trấn nơi người khuyết tật cư trú xác nhận bằng văn bản.
– Tập thể là một nhóm người (từ hai người trở lên) mà mỗi cá nhân trong nhóm người đó có đủ tư cách pháp nhân hoặc một hay nhiều tổ chức có đủ tư cách pháp nhân và được chính quyền địa phương cấp xã nơi người khuyết tật cư trú xác nhận bằng văn bản. (theo khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH)
2. Khám giám định phúc quyết lần cuối (Điều 10 Thông tư 56/2017/TT-BYT)
2.1 Hồ sơ bao gồm:
– Văn bản đề nghị khám giám định phúc quyết lần cuối của một trong các cơ quan sau đây: Bộ Y tế; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Người sử dụng lao động; Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương đối với trường hợp Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương đã giám định cho đối tượng nhưng đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng và đề nghị giám định phúc quyết.
Văn bản đề nghị phải do lãnh đạo cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương nơi đã khám cho đối tượng ký và đóng dấu, trong đó phải ghi rõ đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng đồng thời phải kèm theo Giấy đề nghị giám định phúc quyết lần cuối của đối tượng đó.
– Quyết định thành lập Hội đồng khám giám định phúc quyết lần cuối của Bộ trưởng Bộ Y tế.
– Hồ sơ giám định y khoa
– Biên bản giám định y khoa của Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương.
do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 02 lần trở lên nhưng chưa tổng hợp tỷ lệ:
2.2 Trách nhiệm lập hồ sơ giám định phúc quyết lần cuối (theo khoản 5 Điều 11 Thông tư 56/2017/TT-BYT)
Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương có trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định phúc quyết lần cuối.
3. Quy trình khám giám định phúc quyết (theo khoản 2 Điều 10 Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH)
Cá nhân hoặc cơ quan hoặc tổ chức hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng Giám định y khoa thì làm đơn đề nghị khám giám định phúc quyết gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đã ban hành biên bản khám giám định (giải quyết lần 01).
Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Hội đồng Giám định y khoa đã ban hành Biên bản giám định có trách nhiệm giải quyết (giải quyết lần 02). Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức đề nghị vẫn chưa đồng ý với giải quyết của Hội đồng Giám định y khoa, chậm nhất sau 15 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Biên bản giải quyết lần 02, phải có kiến nghị bằng văn bản gửi Hội đồng Giám định y khoa.
Sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kiến nghị, Hội đồng Giám định y khoa bị kiến nghị hoàn chỉnh hồ sơ giám định theo quy định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa cấp trên. Các trường hợp kiến nghị về kết quả giám định của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh thì Hội đồng Giám định y khoa Trung ương, Phân Hội đồng Giám định y khoa Trung ương I hoặc Phân Hội đồng Giám định y khoa Trung ương II khám phúc quyết theo quy định.
Trường hợp đã khám giám định phúc quyết tại Hội đồng Giám định y khoa Trung ương, Phân Hội đồng Giám định y khoa Trung ương I hoặc Phân Hội đồng Giám định y khoa Trung ương II nhưng vẫn còn kiến nghị hoặc khiếu nại, tố cáo, Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập Hội đồng Giám định y khoa khám phúc quyết lần cuối và kết luận của Hội đồng này là kết luận cuối cùng.
Sau khi có kết quả khám phúc quyết lần cuối, nếu đối tượng vẫn còn kiến nghị, thì các cơ quan có thẩm quyền giải quyết kiến nghị hoặc khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Kết luận: Khám giám định phúc quyết lần cuối phải tuân theo quy định Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH, Thông tư 56/2017/TT-BYT.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Khám giám định phúc quyết lần cuối