14. Khám giám định tổng hợp

Posted on

Khám giám định tổng hợp là thủ tục giám định y tế thường khám giám định mức suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) để hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động và nhân thân. Dưới đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ đề cập các quy định liên quan khám giám định tổng hợp theo Thông tư 56/2017/TT-BYT, Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH, Thông tư liên tịch  34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH.

1. Khái niệm

Sau khi khám giám định tổng hợp, các bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần:

– Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

– Các bệnh, tật có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn. (Theo Điều 4 Thông tư 56/2017/TT-BYT)

Đại diện hợp pháp của người khuyết tật bao gồm:

– Cá nhân là người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và được chính quyền địa phương cấp xã, phường, thị trấn nơi người khuyết tật cư trú  xác nhận bằng văn bản.

– Tập thể là một nhóm người (từ hai người trở lên) mà mỗi cá nhân trong nhóm người đó có đủ tư cách pháp nhân hoặc một hay nhiều tổ chức có đủ tư cách pháp nhân và được chính quyền địa phương cấp xã nơi người khuyết tật cư trú xác nhận bằng văn bản. (theo khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch  34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH)

2. Khám giám định tổng hợp, hồ sơ bao gồm: (Điều 7 Thông tư 56/2017/TT-BYT)

– Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động đối với trường hợp người được giám định tổng hợp thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định của người lao động đối với trường hợp người lao động không còn làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh, bao gồm cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng và người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.

– Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản giám định y khoa lần gần nhất nếu đã được giám định.

– Các giấy tờ khác theo quy định

3. Nội dung khám giám định tổng hợp được thực hiện như sau: (Theo khoản 5 Điều 13 Nội dung khám giám định Thông tư 56/2017/TT-BYT)

Nội dung khám giám định tổng phù hợp với từng đối tượng

Trường hợp đối tượng đã bị thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp nhưng mắc thêm thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp trùng lặp với tổn thương trước đây: Thực hiện khám đúng, đủ thương tật, bệnh nghề nghiệp hiện có và căn cứ vào kết quả khám để xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động theo phương pháp quy định tại Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH

Trường hợp đối tượng đã bị thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp nay bị mắc thêm thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp gây tổn thương không trùng lặp với tổn thương trước đây: Thực hiện khám đúng, đủ thương tật, bệnh nghề nghiệp của lần này và cộng với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động hoặc nghề nghiệp được kết luận trong Biên bản khám giám định y khoa của lần liền kề trước đó theo phương pháp quy định tại Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH

Trường hợp đối tượng đã khám giám định do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 02 lần trở lên nhưng chưa tổng hợp tỷ lệ:

– Trường hợp đối tượng đã khám giám định do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 02 lần trở lên trước ngày 1/3/2018 thì Hội đồng Giám định y khoa cộng tỷ lệ tổn thương cơ thể của các biên bản giám định đó theo phương pháp quy định tại Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH và ban hành Biên bản giám định mới.

– Ngoài trường hợp nêu trên thì Hội đồng Giám định y khoa thực hiện khám giám định đối với toàn bộ các tổn thương được ghi nhận trong Biên bản giám định gần nhất và tổng hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể với tỷ lệ tổn thương cơ thể được ghi nhận trong Biên bản giám định còn lại.

4. Thời hạn giá trị Biên bản giám định y khoa

Biên bản giám định y khoa có giá trị đến khi có biên bản giám định liền kề sau đó với cùng nội dung và mục đích giám định. (theo Điêu 14 Thông tư 56/2017/TT-BYT).

Kết luận: Việc khám giám định tổng hợp phải tuân theo các quy định của Thông tư 56/2017/TT-BYT, Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH, Thông tư liên tịch  34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Khám giám định tổng hợp