41. Cấp Giấy chứng nhận sức khỏe đối với thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam đủ tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục I

Posted on

Cấp Giấy chứng nhận sức khỏe đối với thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam đủ tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục I là thủ tục mà Công dân Việt Nam, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Người nước ngoài, Cán bộ, công chức, viên chức, Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Tổ chức nước ngoài, Hợp tác xã phải nộp hồ sơ cho Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được Giấy chứng nhận sức khoẻ thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam. Sau đây, Dữ liệu pháp lý sẽ cung cấp những thông tin cần thiết theo quy định tại Nghị định 121/2014/NĐ-CP, Thông tư số 22/2017/TT-BYT.

1. Khái niệm

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 121/2014/NĐ-CP thì Tàu biển Việt Nam là tàu biển được đăng ký trong sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc từ khi được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam.

Thuyền viên là người được tuyển dụng hoặc thuê làm việc trên tàu biển đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn và đảm nhiệm chức danh theo quy định của pháp luật (Khoản 1 Điều 3 Nghị định 121/2014/NĐ-CP)

2. Tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên

Theo quy định tại Phụ lục I Thông tư số 22/2017/TT-BYT ngày 12/5/2017 của Bộ Y tế.

* Tiêu chuẩn về thể lực

Chiều cao đứng (cm): trên boong 164; Thuyền viên khác: 161

Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các đối tượng đã được tuyển dụng trước ngày ban hành bản Thông tư hướng dẫn này.

– Trọng lượng cơ thể (kg): trên boong 55; thuyền viên khác 52.

– Vòng ngực trung bình (cm): 50% chiều cao đứng cho tất cả các đối tượng

Chỉ số BMI: Từ 18,1 đến  25 cho tất cả các đối tượng

– Lực bóp tay thuận (kg): 31

– Lực bóp tay không thuận (kg): 28

– Lực kéo thân (kg): 200% trọng lượng cơ thể

* Tiêu chuẩn chuyên khoa:

– Tim mạch.

– Hô hấp.

– Tai, mũi, họng.

– Mắt.

– Thần kinh.

– Cơ, xương, khớp.

 * Cận lâm sàng:

– Xét nghiệm máu.

– Xét nghiệm nước tiểu.

– Xét nghiệm phân.

– Chuẩn đoán hình ảnh.

3. Cấp Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên

Việc cấp Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên được quy định cụ thể tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư 22/2017/TT-BY như sau:

– Trường hợp thuyền viên đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định tại Phụ lục số I Thông tư này, cơ sở KSK cấp Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục số V ban hành kèm theo Thông tư này. Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên có giá trị trong thời hạn 18 tháng, kể từ ngày ký.

– Trường hợp thuyền viên đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định tại Phụ lục số I Thông tư này nhưng mắc một hoặc một số bệnh, tật quy định tại Phụ lục số II Thông tư này, đồng thời chủ tàu có văn bản gửi cơ sở KSK cho thuyền viên đề nghị cấp Giấy chứng nhận sức khỏe và thuyền viên có Giấy cam kết tự nguyện đi làm việc trên tàu biển theo mẫu quy định tại Phụ lục số VI ban hành kèm theo Thông tư này, Thủ trưởng cơ sở KSK xem xét cấp Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục số V ban hành kèm theo Thông tư này. Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký.

Kết luận: Để thực hiện thủ tục Cấp Giấy chứng nhận sức khỏe đối với thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam đủ tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục I thì tổ chức, cá nhân cần tuân theo quy định tại Nghị định 121/2014/NĐ-CP, Thông tư số 22/2017/TT-BYT.

Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:

Cấp Giấy chứng nhận sức khỏe đối với thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam đủ tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục I.