QUYẾT ĐỊNH 1758/QĐ-UBND NĂM 2018 CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐÃ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC QUỐC TỊCH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Hiệu lực: Hết hiệu lực Ngày có hiệu lực: 04/07/2018

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 1758/QĐ-UBND

Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 04 tháng 7 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐÃ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC QUỐC TỊCH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 1021/QĐ-BTP ngày 08 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi trong lĩnh vực quốc tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 1342/TTr-STP ngày 14 tháng 6 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 04 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực quốc tịch thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Ban hành kèm theo Quyết định số 2008/QĐ-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc công bố thủ tục hành chính đã được chuẩn hóa và thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực quốc tịch thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

(Nội dung chi tiết tại Phụ lục kèm theo)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Quyết định và Phụ lục kèm theo được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, địa chỉ: http://www.baria-vungtau.gov.vn

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các Ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Bộ Tư pháp;
– Cục Kiểm soát TTHC – VPCP;
– TTr.Tỉnh ủy, TTr.HĐND Tỉnh;
– Trung tâm Công báo tỉnh;
– Sở Nội vụ; Sở Tư pháp;
– Văn phòng UBND tỉnh (Phòng Kiểm soát TTHC)
– Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung cấp tỉnh;
– Lưu: VT, Phòng HC, HC2.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Thanh Tịnh

 

PHỤ LỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC QUỐC TỊCH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1758/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

PHẦN I.

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC QUỐC TỊCH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU:

STT

Mã số TTHC

Tên thủ tục hành chính

VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung

01

T-VTB-290521-TT

Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam Nghị định số 97/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật quốc tịch Việt Nam;

– Thông tư 281/2016/TT- BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí Quốc tịch.

02

T-VTB-290522-TT

Thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam ở trong nước Nghị định số 97/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật quốc tịch Việt Nam;

– Thông tư 281/2016/TT- BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí Quốc tịch.

03

T-VTB-290526-TT

Thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam Thông tư 281/2016/TT- BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí Quốc tịch.

04

T-VTB-290524-TT

Thủ tục cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam ở trong nước Thông tư 281/2016/TT- BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí Quốc tịch.

PHẦN II.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC QUỐC TỊCH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU:

1. Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam

1.1. Trình tự thực hiện:

– Người nước ngoài và người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam tại Sở Tư pháp nơi cư trú.

– Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ, nếu không đầy đủ hoặc không hợp lệ thì thông báo ngay để người xin nhập quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ; nếu thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn nộp lệ phí và viết phiếu biên nhận hồ sơ giao cho người nộp.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị Công an tỉnh xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.

– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Công an tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.

– Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin nhập quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

– Sau khi có Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước gửi đăng Công báo, Bộ Tư pháp đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và trong thời hạn 10 ngày, Bộ Tư pháp gửi cho người được nhập bản sao Quyết định kèm theo bản trích sao danh sách những người được nhập quốc tịch, đồng thời gửi 01 bản cho Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi, quản lý, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch. Đồng thời, thông báo cho Sở Tư pháp, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây của người được nhập quốc tịch Việt Nam (nếu đăng ký khai sinh trong nước), hoặc nơi lưu trữ Sổ đăng ký khai sinh của chế độ cũ để ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh. Nội dung ghi chú bao gồm: số Quyết định; ngày, tháng, năm ban hành Quyết định; nội dung Quyết định. Công chức ghi chú phải ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm thực hiện ghi chú.

* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (sáng từ 07 giờ 30 đến 12 giờ 00; chiều từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.

* Nơi nhận hồ sơ và trả kết quả: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung cấp tỉnh

1.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp.

1.3. Thành phần hồ sơ:

– Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;

– Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;

– Bản khai lý lịch;

– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

– Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt (gồm một trong các giấy tờ sau đây: bản sao bằng tốt nghiệp sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam; bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo tiếng Việt của Việt Nam cấp).

Trong trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam khai báo biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam, nhưng không có một trong các giấy tờ nêu trên, thì Sở Tư pháp tổ chức phỏng vấn trực tiếp để kiểm tra trình độ tiếng Việt của người đó. Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản; người trực tiếp phỏng vấn căn cứ vào tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP (biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được đánh giá trên cơ sở khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt với công dân Việt Nam trong cuộc sống, phù hợp với môi trường sống và làm việc của người đó) để đề xuất ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến đề xuất của mình;

– Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam (Bản sao Thẻ thường trú);

– Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam (gồm một trong các giấy tờ sau: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy xác nhận mức lương hoặc thu nhập do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc cấp; giấy xác nhận của cơ quan thuế về thu nhập chịu thuế; giấy tờ chứng minh được sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người xin nhập quốc tịch Việt Nam về khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người đó).

– Trường hợp con chưa thành niên xin nhập quốc tịch Việt Nam cùng cha mẹ thì phải nộp Bản sao Giấy khai sinh của người con chưa thành niên hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sinh sống cùng người đó nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì còn phải nộp văn bản thoả thuận của cha mẹ về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho con.

Lưu ý: Những người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì được miễn các giấy tờ tương ứng với điều kiện được miễn, nhưng phải nộp một số giấy tờ sau để chứng minh điều kiện được miễn, cụ thể là:

– Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ hôn nhân;

– Người là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con;

– Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải nộp bản sao Huân chương, Huy chương, giấy chứng nhận danh hiệu cao quý khác hoặc giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam;

– Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Người (là người có tài năng trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hoá, xã hội, nghệ thuật, thể thao) phải nộp giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận về việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển của một trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao.

1.4. Số lượng hồ sơ: 03 bộ

1.5. Thời hạn giải quyết115 ngày (thời gian thực tế giải quyết hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền).

1.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

1.7. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch nước

1.8. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp.

1.9. Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh.

1.10. Mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến: Mức độ 2

1.11. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép nhập quốc tịch Việt Nam của Chủ tịch nước.

1.12. Lệ phí: 3.000.000 đồng.

Miễn lệ phí đối với những trường hợp sau:

+ Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam (phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó).

+ Người không quốc tịch có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

1.13. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

– Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn mẫu giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch);

– Tờ khai lý lịch (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn mẫu giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch).

1.14. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

– Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

+ Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;

+ Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;

+ Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

– Người xin nhập quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp: là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam (phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó); có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (là người có tài năng trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao, được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng nhận và cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận việc nhập quốc tịch của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển trong các lĩnh vực nói trên của Việt Nam) có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện sau đây:

+ Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;

+ Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính từ ngày được cấp Thẻ thường trú;

+ Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

– Người được nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:

+ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

– Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

1.15. Căn cứ pháp lý:

– Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.

– Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.

– Nghị định số 97/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật quốc tịch Việt Nam.

– Thông tư số 08/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn mẫu giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch.

– Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của liên Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an về hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ.

– Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch.

______________________________________________

Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là phần sửa đổi, bổ sung.

 

Mẫu TP/QT-2010-ĐXNQT.1

Ảnh 4×6

(Chụp chưa quá 6 tháng)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

ĐƠN XIN NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM

Kính gửi: Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Họ và tên (1): ……………………………………………

Giới tính Nam:  

Nữ

   

Ngày, tháng, năm sinh: ………………………….

Nơi sinh (2): ………………………………………………

Nơi đăng ký khai sinh (3): …………………………………………..

Quốc tịch hiện nay (4): ………………………………………

Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế (5):……………………….. Số:………………..

Cấp ngày, tháng, năm: ……………………, Cơ quan cấp: ……………………….

Ngày, tháng, năm nhập cảnh vào Việt Nam (nếu có): ……………………………

Địa chỉ cư trú trước khi nhập cảnh vào Việt Nam (nếu có):…………………………………..

Địa chỉ thường trú tại Việt Nam:…………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Thẻ thường trú số: ………………………., cấp ngày, tháng, năm: ……………………….

Cơ quan cấp: …………………………….., cấp lần thứ

Nghề nghiệp: ……………………………………………………….

Nơi làm việc: ……………………………………………………….

Sau khi tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch, tôi tự nguyện làm Đơn này kính xin Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép tôi được nhập quốc tịch Việt Nam.

Mục đích xin nhập quốc tịch Việt Nam:

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Việc xin nhập quốc tịch Việt Nam của tôi thuộc diện được miễn một số điều kiện (6):

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Tôi xin lấy tên gọi Việt Nam là :…………………………………………………

Nếu được nhập quốc tịch Việt Nam, tôi xin thề trung thành với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Tôi cũng xin nhập quốc tịch Việt Nam cho con chưa thành niên sinh sống cùng tôi có tên dưới đây (nếu có):

STT

Họ và tên

Giới tính

Ngày, tháng, năm sinh

Nơi sinh

Nơi đăng ký khai sinh

Tên gọi Việt Nam

             
             
             

Về quốc tịch hiện nay (7):

Tôi xin cam kết sẽ làm thủ tục thôi quốc tịch hiện nay của mình và của con chưa thành niên nêu trên (nếu có):

 

 
 

Tôi tự xét thấy mình và con chưa thành niên nêu trên (nếu có) thuộc trường hợp đặc biệt:

 

  Tôi xin đề nghị Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét, cho phép được nhập quốc tịch Việt Nam mà vẫn giữ quốc tịch hiện nay. Tôi xin cam kết việc giữ quốc tịch hiện nay không làm cản trở đến việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lý do xin giữ quốc tịch hiện nay:

…………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về lời khai của mình.

 

Giấy tờ kèm theo:
– …………………………….
– …………………………….
– ……………………………..

……………., ngày …. tháng ….. năm …….
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Chú thích:

(1) Viết chữ in hoa theo Hộ chiếu/giấy tờ hợp lệ thay thế;

(2) Ghi địa danh hành chính hoặc tên cơ sở y tế;

(3) Ghi tên cơ quan đăng ký khai sinh;

(4) Trường hợp có từ hai quốc tịch trở lên thì ghi rõ từng quốc tịch;

(5) Ghi rõ loại giấy tờ gì;

(6) Nêu rõ trường hợp được miễn theo quy định nào của Luật Quốc tịch Việt Nam;

(7) Đánh dấu “X” vào 1 trong 2 lựa chọn.

 

Mẫu TP/QT-2010-TKLL

Ảnh 4×6

(Chụp chưa quá 6 tháng)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

TỜ KHAI LÝ LỊCH

 

Họ và tên (1): ……………………………………………………………………………………………………..

Giới tính Nam:  

Nữ

   

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………………

Nơi sinh (2): ………………………………………………………………………………………………….

Nơi đăng ký khai sinh (3): ………………………………………………………………………………..

Quốc tịch hiện nay (4): …………………………………………………………………………………….

Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế (5):………………………………………. Số………………….

Cấp ngày, tháng, năm: …………………………………, Cơ quan cấp……………………………

Địa chỉ cư trú hiện nay: ……………………………………………………………………………………

Nghề nghiệp:…………………………………………………………………………………………………

Nơi làm việc :…………………………………………………………………………………………………

TÓM TẮT VỀ BẢN THÂN

(Từ trước tới nay, sinh sống, làm gì, ở đâu?)

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

TÓM TẮT VỀ GIA ĐÌNH

Họ và tên cha :………………………………………………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh :……………………………………………………………………………………

Quốc tịch: …………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ cư trú: ……………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………..

Họ và tên mẹ : ………………………………………………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh : …………………………………………………………………………………..

Quốc tịch: …………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ cư trú: ……………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………..

Họ và tên vợ /chồng : …………………………………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh : …………………………………………………………………………………..

Nơi sinh: ………………………………………………………………………………………………………

Quốc tịch: …………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ cư trú : ………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………..

Họ và tên con thứ nhất:…………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh : …………………………………………………………………………………..

Nơi sinh: ………………………………………………………………………………………………………

Quốc tịch: …………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ cư trú: ……………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………..

Họ và tên con thứ hai:…………………………………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh:…………………………………………………………………………………….

Nơi sinh: ………………………………………………………………………………………………………

Quốc tịch: …………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ cư trú: ……………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………..

Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về lời khai của mình.

 

 

………………, ngày … tháng … năm ……
Người khai
(Ký và ghi rõ họ tên)

Chú thích:

(8) Viết chữ in hoa theo Hộ chiếu/giấy tờ hợp lệ thay thế;

(9) Ghi địa danh hành chính hoặc tên cơ sở y tế;

(10) Ghi tên cơ quan đăng ký khai sinh;

(11) Trường hợp có từ hai quốc tịch trở lên thì ghi rõ từng quốc tịch;

(12) Ghi rõ loại giấy tờ gì.

 

2. Thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam ở trong nước

2.1. Trình tự thực hiện:

– Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi cư trú.

– Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ, nếu không đầy đủ hoặc không hợp lệ thì thông báo ngay để người xin trở lại quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ; nếu thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn nộp lệ phí và viết phiếu biên nhận hồ sơ giao cho người nộp.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị Công an tỉnh xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam.

– Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Công an tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.

– Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người đó để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

– Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

– Sau khi có Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước gửi đăng Công báo, Bộ Tư pháp đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và trong thời hạn 10 ngày, Bộ Tư pháp gửi cho người được trở lại quốc tịch Việt Nam bản sao Quyết định kèm theo bản trích sao danh sách những người được trở lại quốc tịch và gửi 01 bản cho Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi, quản lý, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch.

Trường hợp người được trở lại quốc tịch Việt Nam mà trước đó đã ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh việc thôi quốc tịch Việt Nam thì Bộ Tư pháp thông báo cho Sở Tư pháp, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây của người được trở lại quốc tịch Việt Nam (nếu đăng ký khai sinh trong nước), hoặc nơi lưu trữ Sổ đăng ký khai sinh của chế độ cũ để ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh. Nội dung ghi chú bao gồm: số Quyết định; ngày, tháng, năm ban hành Quyết định; nội dung Quyết định. Công chức ghi chú phải ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm thực hiện ghi chú.

Trường hợp trước đây đương sự đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã thì sau khi nhận được thông báo của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo tiếp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh để ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh.

Trường hợp trước đây đương sự đã đăng ký khai sinh tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì thông báo được gửi cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, nơi đã đăng ký khai sinh; nếu Sổ đăng ký khai sinh đã chuyển lưu 01 quyển tại Bộ Ngoại giao thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thông báo tiếp cho Bộ Ngoại giao để ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh được lưu tại Bộ Ngoại giao

* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (sáng từ 07 giờ 30 đến 12 giờ 00; chiều từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.

* Nơi nhận hồ sơ và trả kết quả: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung cấp tỉnh

2.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp.

2.3. Thành phần hồ sơ:

– Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam;

– Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;

– Bản khai lý lịch;

– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

– Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam (Các giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ sau đây: bản sao Giấy khai sinh; bản sao Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó);

– Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam (Xin hồi hương về Việt Nam; Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam; Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Thực hiện đầu tư tại Việt Nam; Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đang làm thủ tục xin hồi hương về Việt Nam hoặc bản sao giấy tờ chứng nhận việc đầu tư tại Việt Nam).

– Con chưa thành niên cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ thì phải nộp bản sao Giấy khai sinh của người con hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ trở lại quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sống cùng người đó cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì phải nộp văn bản thoả thuận của cha mẹ về việc trở lại quốc tịch Việt Nam của con.

2.4. Số lượng hồ sơ: 03 bộ

2.5. Thời hạn giải quyết: 85 ngày (thời gian thực tế giải quyết hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền).

2.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

2.7. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch nước

2.8. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp.

2.9. Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh.

2.10. Mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến: Mức độ 2

2.11. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép trở lại quốc tịch Việt Nam của Chủ tịch nước.

2.12. Lệ phí: 2.500.000 đồng.

Miễn lệ phí đối với những trường hợp sau:

+ Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam (phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó).

+ Người mất quốc tịch có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

2.13. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

– Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn mẫu giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch);

– Tờ khai lý lịch (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn mẫu giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch).

2.14. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

– Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

+ Xin hồi hương về Việt Nam;

+ Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;

+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam (phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó);

+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (là người có tài năng trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao, được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng nhận và cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh xác nhận việc trở lại quốc tịch của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển trong các lĩnh vực nói trên của Việt Nam);

+ Thực hiện đầu tư tại Việt Nam (phải có dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy tờ chứng nhận việc đầu tư đó);

+ Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.

– Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

– Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

– Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây.

– Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:

+ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Giấy tờ có trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

– Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài có trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải được dịch sang tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2.15. Căn cứ pháp lý:

– Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.

– Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.

– Nghị định số 97/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật quốc tịch Việt Nam.

– Thông tư số 08/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn mẫu giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch.

– Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của liên Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an về hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ.

– Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch.

____________________

Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là phần sửa đổi, bổ sung.

 

Mẫu TP/QT-2010- ĐXTLQT

Ảnh 4×6

(Chụp chưa quá 6 tháng)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

ĐƠN XIN TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT NAM

Kính gửi: Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Họ và tên (1):…………………………………………………………………………………………………

Giới tính:

Nam

 

Nữ

 

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………………

Nơi sinh (2): ………………………………………………………………………………………………….

Nơi đăng ký khai sinh (3): ………………………………………………………………………………..

Quốc tịch hiện nay (4): …………………………………………………………………………………….

Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế (5): ………………………….. Số: …………………………….

Cấp ngày, tháng, năm: …………………………………….., Cơ quan cấp:………………………

Ngày, tháng, năm xuất cảnh khỏi Việt Nam (nếu có): ……………………………………………..

Địa chỉ cư trú trước khi xuất cảnh (nếu có): ………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ nơi cư trú: …………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

Nghề nghiệp: ………………………………………………………………………………………………..

Nơi làm việc:………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………..

Trước đây tôi đã có quốc tịch Việt Nam, nhưng đã mất quốc tịch Việt Nam từ ngày…….. tháng …….. năm …………

Lý do mất quốc tịch Việt Nam(6):……………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

Sau khi tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch, tôi làm đơn này kính xin Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép tôi được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Mục đích xin trở lại quốc tịch Việt Nam:

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

Việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam của tôi thuộc diện được miễn một số điều kiện (7): …

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

Tôi xin lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây là : …………………………………..

Nếu được trở lại quốc tịch Việt Nam, tôi xin thề trung thành với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Tôi cũng xin cho con chưa thành niên có tên dưới đây được trở lại (hoặc nhập) quốc tịch Việt Nam (nếu có):

STT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Giới tính

Địa chỉ cư trú hiện nay

Nơi sinh

Nơi đăng ký khai sinh

Tên gọi Việt Nam

Ghi chú

(8)

                 
                 
                 

Về quốc tịch hiện nay (9):

Tôi xin cam kết sẽ làm thủ tục thôi quốc tịch hiện nay của mình và của con chưa thành niên nêu trên (nếu có):

 

 

 

Tôi tự xét thấy mình và con chưa thành niên nêu trên (nếu có) thuộc trường hợp đặc biệt:

 

  Tôi xin đề nghị Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét, cho phép được trở lại quốc tịch Việt Nam mà vẫn giữ quốc tịch hiện nay. Tôi xin cam kết việc giữ quốc tịch hiện nay không làm cản trở đến việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lý do xin giữ quốc tịch hiện nay:

………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về lời khai của mình.

 

Giấy tờ kèm theo:
– ………………….
– ………………….
– ………………….

………, ngày …. tháng…. năm……..
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Chú thích:

(1) Viết chữ in hoa theo Hộ chiếu/giấy tờ hợp lệ thay thế;

(2) Ghi địa danh hành chính hoặc tên cơ sở y tế;

(3) Ghi tên cơ quan đăng ký khai sinh;

(4) Truờng hợp có từ hai quốc tịch trở lên thì ghi rõ từng quốc tịch;

(5) Ghi rõ loại giấy tờ gì;

(6) Ghi rõ mất quốc tịch Việt Nam trong trường hợp nào;

(7) Nêu rõ trường hợp được miễn theo quy định nào của Luật Quốc tịch Việt Nam.

(8) Ghi rõ trở lại hay nhập quốc tịch Việt Nam;

(9) Đánh dấu ‘X’’ vào 1 trong 2 lựa chọn.

 

Mẫu TP/QT-2010-TKLL

Ảnh 4×6

(Chụp chưa quá 6 tháng)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

TỜ KHAI LÝ LỊCH

Họ và tên (1): ………………………………………………………………………………………………..

Giới tính:

Nam

 

Nữ

 

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………………

Nơi sinh (2): ………………………………………………………………………………………………….

Nơi đăng ký khai sinh (3): ………………………………………………………………………………..

Quốc tịch hiện nay (4): …………………………………………………………………………………….

Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế (5):……………………………… Số……………………………

Cấp ngày, tháng, năm: …………………., Cơ quan cấp……………………………………………

Địa chỉ cư trú hiện nay: ……………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

Nghề nghiệp: ………………………………………………………………………………………………..

Nơi làm việc :…………………………………………………………………………………………………

TÓM TẮT VỀ BẢN THÂN

(Từ trước tới nay, sinh sống, làm gì, ở đâu?)

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

TÓM TẮT VỀ GIA ĐÌNH

Họ và tên cha : ……………………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh : …………………………………………………………………………………..

Quốc tịch: …………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ cư trú: ……………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………..

Họ và tên mẹ : ………………………………………………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh …………………………………………………………………………………….

Quốc tịch: …………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ cư trú : ………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………..

Họ và tên vợ /chồng : …………………………………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh : …………………………………………………………………………………..

Nơi sinh: ………………………………………………………………………………………………………

Quốc tịch: …………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ cư trú : ………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………..

Họ và tên con thứ nhất:…………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh : …………………………………………………………………………………..

Nơi sinh: ………………………………………………………………………………………………………

Quốc tịch: …………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ cư trú: ……………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………..

Họ và tên con thứ hai:…………………………………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh :……………………………………………………………………………………

Nơi sinh: ………………………………………………………………………………………………………

Quốc tịch: …………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ cư trú: ……………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………..

Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về lời khai của mình.

 

 

……………., ngày … tháng … năm……
Người khai
(Ký và ghi rõ họ tên)

Chú thích:

(10) Viết chữ in hoa theo Hộ chiếu/giấy tờ hợp lệ thay thế;

(11) Ghi địa danh hành chính hoặc tên cơ sở y tế;

(12) Ghi tên cơ quan đăng ký khai sinh;

(13) Trường hợp có từ hai quốc tịch trở lên thì ghi rõ từng quốc tịch;

(14) Ghi rõ loại giấy tờ gì.

3. Thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam

3.1. Trình tự thực hiện:

– Khi có nhu cầu xác nhận là người gốc Việt Nam, người yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Tư pháp nơi cư trú.

– Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ, nếu không đầy đủ hoặc không hợp lệ thì thông báo ngay để người yêu cầu cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Nếu thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn nộp phí và viết phiếu biên nhận hồ sơ giao cho người nộp đối với trường hợp nộp trực tiếp; chuyển cho Sở Tư pháp giải quyết đối với trường hợp nộp qua đường bưu điện.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam, Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ xem xét các giấy tờ do người yêu cầu xuất trình và kiểm tra, đối chiếu cơ sở dữ liệu, tài liệu có liên quan đến quốc tịch (nếu có), nếu xét thấy có đủ cơ sở để xác định người đó có nguồn gốc Việt Nam thì cấp cho người đó Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam (theo mẫu).

– Trường hợp không có đủ cơ sở để xác định người yêu cầu là người gốc Việt Nam, thì Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người đó biết.

* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (sáng từ 07 giờ 30 đến 12 giờ 00; chiều từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.

* Nơi nhận hồ sơ và trả kết quả: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung cấp tỉnh.

3.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

3.3. Thành phần hồ sơ:

– Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam (theo mẫu) kèm 02 ảnh 4×6;

– Bản sao giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

– Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống hoặc có cha hoặc mẹ, ông nội hoặc bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống;

– Giấy tờ có liên quan khác làm căn cứ để tham khảo gồm:

+ Giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch do các chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);

+ Giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước mà người yêu cầu đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam;

+ Giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người yêu cầu có gốc Việt Nam;

+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).

3.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3.5. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

3.7. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp.

3.8. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

3.9. Cơ quan phối hợp: Không

3.10. Mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến: Mức độ 2

3.11. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam.

3.12. Phí100.000 đồng

Miễn lệ phí đối với: người di cư từ Lào được phép cư trú xin xác nhận là nguời gốc Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; kiều bào Việt Nam tại các nước láng giềng có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

3.13. Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 31/01/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an sửa đổi, bổ sung điều 13 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an về hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ).

3.14. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

3.15. Căn cứ pháp lý:

– Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.

– Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.

– Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 1/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an về hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ.

– Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 31/01/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an sửa đổi, bổ sung điều 13 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an về hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ.

– Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch.

____________________

Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là phần sửa đổi, bổ sung.

 

TP/QT-2013-TKXNLNGVN

Ảnh

4×6

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

………….., ngày … tháng … năm….

TỜ KHAI XÁC NHẬN LÀ NGƯỜI GỐC VIỆT NAM

Kính gửi:…. (tên cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ)

Họ và tên người yêu cầu: ……………………………………….Giới tính: ………………………

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………………

Nơi sinh: ………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ cư trú: ……………………………………………………………………………………………….

Nơi thường trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh (nếu có): ………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………..

Quốc tịch nước ngoài (nếu có): …………………………………………………………………………

Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế: ………………………………….  số ………………………………………….., cấp ngày ……… tháng ……… năm ………………….

tại ……………………………………………………………………………………………………………….

Giấy tờ để chứng minh là người đã từng có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống, giấy tờ chứng minh là con, cháu của người mà khi sinh ra có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống:

1)………………………………………………………………………………………………………

2)………………………………………………………………………………………………………

3)………………………………………………………………………………………………………

4)………………………………………………………………………………………………………

5)………………………………………………………………………………………………………

Đề nghị Quý Cơ quan cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam.

Tôi cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình./.

 

 

NGƯỜI KHAI
(ký, ghi rõ họ, tên)

 

4. Thủ tục cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam ở trong nước

4.1. Trình tự thực hiện:

– Khi có nhu cầu xác nhận có quốc tịch Việt Nam, người yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Tư pháp nơi cư trú.

– Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ, nếu không đầy đủ hoặc không hợp lệ thì thông báo ngay để người yêu cầu cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Nếu thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn nộp phí và viết phiếu biên nhận hồ sơ giao cho người nộp đối với trường hợp nộp trực tiếp; chuyển cho Sở Tư pháp giải quyết đối với trường hợp nộp qua đường bưu điện.

– Đối với trường hợp có đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam:

+ Sở Tư pháp kiểm tra, đối chiếu danh sách những người đã được thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam.

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tư pháp xem xét và cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam (theo mẫu).

– Đối với trường hợp không đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam:

+ Trường hợp không có đủ giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, trong thời hạn 02 ngày làm việc Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp và Công an tỉnh nơi người yêu cầu đang cư trú hoặc nơi thường trú cuối cùng của người đó ở Việt Nam tiến hành xác minh.

+ Trường hợp nghi ngờ tính xác thực của giấy tờ trong hồ sơ, Sở Tư pháp đề nghị các cơ quan, tổ chức liên quan tra cứu, kiểm tra, xác minh;

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị tra cứu, kiểm tra, xác minh, Bộ Tư pháp hoặc cơ quan, tổ chức liên quan có văn bản trả lời. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu, kiểm tra, xác minh, Sở Tư pháp xem xét và cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam (theo mẫu) nếu xác định được người yêu cầu đang có quốc tịch Việt Nam.

+ Trường hợp sau khi tiến hành tra cứu, kiểm tra, xác minh, vẫn không có đủ cơ sở để xác định người yêu cầu có quốc tịch Việt Nam thì Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người đó biết.

* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (sáng từ 07 giờ 30 đến 12 giờ 00; chiều từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.

* Nơi nhận hồ sơ và trả kết quả: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung cấp tỉnh

4.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

4.3. Thành phần hồ sơ:

– Trường hợp có giấy tờ chứng minh quốc tịch:

+ Tờ khai xác nhận có quốc tịch Việt Nam (theo mẫu) kèm 02 ảnh 4×6;

+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

+ Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam được quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 hoặc giấy tờ tương tự do chính quyền cũ trước đây cấp, kể cả giấy khai sinh trong đó không có mục quốc tịch hoặc mục quốc tịch bỏ trống nếu trên đó ghi họ tên Việt Nam (họ tên người yêu cầu, họ tên cha, mẹ);

– Trường hợp không có giấy tờ chứng minh quốc tịch:

+ Tờ khai xác nhận có quốc tịch Việt Nam (theo mẫu) kèm 02 ảnh 4×6;

+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

+ Tờ khai lý lịch và các giấy tờ để phục vụ việc xác minh về quốc tịch, gồm: Bản sao các giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột, con; Bản sao giấy tờ có nội dung liên quan đến quốc tịch của đương sự do chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975; Bản sao giấy tờ trên đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

4.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4.5. Thời hạn giải quyết:

– 05 ngày làm việc đối với trường hợp có đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam.

– 15 ngày làm việc đối với trường hợp không đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam (thời gian thực tế giải quyết hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền).

4.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

4.7. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp

4.8. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp

4.9. Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh, Bộ Tư pháp, cơ quan, tổ chức có liên quan.

4.10. Mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến: Mức độ 2

4.11. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam.

4.12. Phí: 100.000 đồng

Miễn lệ phí đối với: người di cư từ Lào được phép cư trú xin xác nhận là người gốc Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; kiều bào Việt Nam tại các nước láng giềng có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

4.13. Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai xác nhận có quốc tịch Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 31/01/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an sửa đổi, bổ sung điều 13 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an về hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ).

4.14. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

4.15. Căn cứ pháp lý:

– Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.

– Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.

– Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 1/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an về hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ.

– Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 31/01/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an sửa đổi, bổ sung điều 13 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an về hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ.

– Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch.

____________________

Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là phần sửa đổi, bổ sung.

 

TP/QT-2013-TKXNCQTVN

Ảnh

4×6

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

………………, ngày … tháng … năm….

TỜ KHAI XÁC NHẬN CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM

Kính gửi: (tên cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ)

Họ và tên người yêu cầu: ……………………………………………..Giới tính: ……………….

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………………

Nơi sinh: ………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ cư trú: ……………………………………………………………………………………………….

Nơi thường trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh (nếu có): ………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………..

Quốc tịch nước ngoài (nếu có): …………………………………………………………………………

Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Giấy tờ có giá trị thay thế: ……………………………….

Số: ……………………………………..cấp ngày ………. tháng ………. năm …………………..

Nơi cấp: ………………………………………………………………………………………………………

Giấy tờ chứng minh hiện nay đang có quốc tịch Việt Nam kèm theo:

1)………………………………………………………………………………………………………

2)………………………………………………………………………………………………………

3)………………………………………………………………………………………………………

4)………………………………………………………………………………………………………

5)………………………………………………………………………………………………………

Đề nghị Quý Cơ quan cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam.

Tôi cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình./.

 

 

NGƯỜI KHAI
(ký, ghi rõ họ, tên)

QUYẾT ĐỊNH 1758/QĐ-UBND NĂM 2018 CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐÃ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC QUỐC TỊCH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Số, ký hiệu văn bản 1758/QĐ-UBND Ngày hiệu lực 04/07/2018
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Bộ máy nhà nước, nội vụ
Ngày ban hành 04/07/2018
Cơ quan ban hành Bà Rịa - Vũng Tàu
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản