11. Tự nguyện chấm dứt hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ

Posted on

Các doanh nghiệp muốn chấm dứt hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ thì cần tuân thủ theo quy định của pháp luật. Sau đây Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể hơn về việc Tự nguyện chấm dứt hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ theo quy định pháp luật tại Thông tư 38/2015/TT-NHNN

1. Các khái niệm

Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật (khoản 1 Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP).

Vàng nguyên liệu là vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại vàng khác. (khoản 3 Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP).

2. Điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ

Doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây (khoản 1 Điều 5 Nghị định 24/2012/NĐ-CP):

– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

Ngân hàng Nhà nước quy định thủ tục và hồ sơ Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (khoản 2 Điều 5 Nghị định 24/2012/NĐ-CP).

3. Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ

Căn cứ Điều 6 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ có trách nhiệm:

– Thực hiện đóng mã ký hiệu và hàm lượng vàng trên sản phẩm, công bố tiêu chuẩn áp dụng, khối lượng của sản phẩm theo quy định pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm đã công bố do doanh nghiệp sản xuất.

– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm do doanh nghiệp thuê gia công.

– Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ.

– Có phương án bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.

– Bảo đảm duy trì các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này.

– Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.  

4. Tự nguyện chấm dứt hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ

Trường hợp doanh nghiệp tự nguyện chấm dứt hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ

Doanh nghiệp gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hồ sơ gồm:

Văn bản đề nghị việc tự nguyện chấm dứt hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, trong đó nêu rõ lý do;

Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp;

Bản chính các tài liệu là bộ phận không tách rời của Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp (nếu có);

– Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố ra Quyết định chấm dứt hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 20 Thông tư này). Khoản 18 Điều 1 Thông tư 38/2015/TT-NHNN

Kết luận: Tự nguyện chấm dứt hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ quy định tại Thông tư 38/2015/TT-NHNN

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn, thực hiện xem tại đây:

Tự nguyện chấm dứt hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ