Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

 

Thủ tục Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
Trình tự thực hiện Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất lập chứng từ điện tử (hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận theo quy định), gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua Cổng thông tin một cửa Quốc gia tại địa chỉ https://vnsw.gov.vn.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ: Tổng cục Môi trường xem xét hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ sẽ có văn bản thông báo gửi tổ chức, cá nhân để hoàn thiện.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Môi trường tổ chức thẩm định, kiểm tra thực tế

Bước 3: Thẩm định, thông báo kết quả thẩm định

– Tổng cục Môi trường thành lập đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; trường hợp cần thiết, tiến hành lấy mẫu, phân tích, tham vấn các tổ chức, cá nhân có liên quan và báo cáo Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả thẩm định, kiểm tra thực tế như sau:

– Trường hợp tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định, Tổng cục Môi trường báo cáo Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, cấp Giấy xác nhận.

– Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng đủ điều kiện bảo vệ môi trường theo quy định, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ, điều kiện về bảo vệ môi trường theo yêu cầu.

Tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các yêu cầu của văn bản thông báo và hoàn thiện, gửi lại hồ sơ đã hoàn thiện đến Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét; trường hợp cần thiết, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra lại các điều kiện về bảo vệ môi trường và xem xét, cấp Giấy xác nhận.

Cách thức thực hiện – Nộp hồ sơ: Nộp qua Cổng thông tin một cửa Quốc gia tại địa chỉ http://vnsw.gov.vn.

Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Trực tuyến sang Cổng thông tin một cửa Quốc gia tại địa chỉ http://vnsw.gov.vn, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra thực tế, lấy và phân tích mẫu các nguồn chất thải phát sinh của dự án, cơ sở để đánh giá (trường hợp cần thiết tiến hành lấy và phân tích mẫu tổ hợp để đánh giá). Kinh phí lấy, phân tích mẫu được lấy từ nguồn thu phí cấp Giấy xác nhận; trường hợp lấy mẫu tổ hợp kinh phí sẽ do tổ chức, cá nhân chi trả. Kết quả kiểm tra được thể hiện bằng biên bản.

Đối với các dự án mới, quy trình cấp Giấy xác nhận được thay thế quy trình kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (Giấy xác nhận thay thế Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường).

Đối với các dự án, cơ sở xử lý chất thải nguy hại có công đoạn sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, quy trình cấp Giấy xác nhận được lồng ghép với quy trình cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại (Giấy xác nhận được cấp đồng thời với Giấy phép xử lý chất thải nguy hại).

Thành phần số lượng hồ sơ – Văn bản đề nghị theo Mẫu số 01 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;

– Báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo Mẫu số 02 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế;

– Bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

– Bản sao văn bản của Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải để chủ dự án vận hành thử nghiệm theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP (chỉ áp dụng đối với dự án vận hành thử nghiệm);

– Bản sao văn bản của Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án quy định tại điểm d khoản 6 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP (chỉ áp dụng đối với dự án mới, kết thúc vận hành thử nghiệm);

– Bản sao một trong các loại giấy tờ: giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hoặc giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu của cơ sở đề nghị cấp lại giấy xác nhận;

– Bản sao hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu, chất thải phát sinh);

– Bản cam kết về tái xuất hoặc xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm theo Mẫu số 03 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

Thời hạn giải quyết Thời hạn thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời (Thời hạn không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ và phân tích mẫu chất thải):

– Thời hạn cấp mới Giấy xác nhận là 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

Đối tượng thực hiện Tổ chức, cá nhân đăng ký.
Cơ quan thực hiện – Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện: Tổng cục Môi trường.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc văn bản không chấp thuận việc đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu.
Lệ phí Thông tư số 62/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (sau đây gọi tắt là phí xác nhận) và Thông tư số 55/2018/TT-BTC ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của 07 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thu phí trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản đề nghị Mẫu số 01;

Báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất Mẫu số 02;

Bản cam kết về tái xuất hoặc xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm Mẫu số 03.

Nghị định số 40/2019/NĐ-CP
Yêu cầu, điều kiện thực hiện – Yêu cầu thực hiện:

+ Đáp ứng các yêu cầu và trách nhiệm về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 76 Luật bảo vệ môi trường 2014;

+ Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất và được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hoặc giấy phép xử lý chất thải nguy hại, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đối với các dự án đã đi vào vận hành;

+ Đối với dự án mới xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 16b và Điều 17 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.

– Điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất

+ Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu:

Có hệ thống thu gom nước mưa; hệ thống thu gom và biện pháp xử lý các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; mặt sàn trong khu vực lưu giữ phế liệu được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán;

Có tường và vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ phế liệu bằng vật liệu không cháy; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong.

+ Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu:

Có hệ thống thu gom và xử lý nước mưa chảy tràn qua bãi phế liệu nhập khẩu và các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán;

Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ phế liệu.

+ Có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.

+ Có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.

Cơ sở pháp lý Luật Bảo vệ môi trường 2014.

Nghị định số 38/2015/NĐ-CP

Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT

Thông tư số 62/2017/TT-BTC

Thông tư số 55/2018/TT-BTC.

 

Số hồ sơ 2.000812 Lĩnh vực Môi trường
Cơ quan ban hành Bộ tài nguyên và môi trường Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.