Cấp Giấy chứng nhận Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

 

Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
Trình tự thực hiện Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học nộp hồ sơ tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp hồ sơ đầy đủ hoặc có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân về việc bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định cấp phép. Nội dung thẩm định bao gồm:

– Việc đáp ứng các điều kiện, nội dung quy định tại Khoản 2, Điều 42 Luật Đa dạng sinh học;

– Tính đầy đủ và chính xác của thông tin trong hồ sơ đề nghị được quy định tại Khoản 3, Điều 42 Luật Đa dạng sinh học;

– Đánh giá năng lực quản lý của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học sau khi được cấp phép.

Bước 4: Quyết định việc cấp phép

Trên cơ sở kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học. Trường hợp không cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đơn đề nghị thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện Nộp hồ sơ: Nộp qua cổng dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Qua cổng dịch vụ công trực tuyến, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Thành phần số lượng hồ sơ Thành phần hồ sơ: Hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm:

+ Mẫu Đơn đăng ký thành lập, chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;

+ Mẫu dự án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;

+ Mẫu giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

Số lượng hồ sơ: Không quy định.

Thời hạn giải quyết Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quyết định cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
Đối tượng thực hiện Tổ chức, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trên lãnh thổ Việt Nam.
Cơ quan thực hiện Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Cơ quan trực tiếp thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Quyết định cấp Giấy chứng nhận Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hoặc văn bản từ chối, đồng thời nêu rõ lý do.
Lệ phí Không quy định
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai – Mẫu đơn đăng ký thành lập, chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (Phụ lục 01, Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường);

– Mẫu dự án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (Phụ lục 02, Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường);

– Mẫu giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (Phụ lục 03, Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường);

– Mẫu báo cáo tình trạng bảo tồn loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (Phụ lục 04, Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Tổ chức, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trên lãnh thổ Việt Nam.
Cơ sở pháp lý Luật Đa dạng sinh học 2008;

Nghị định số 65/2010/NĐ-CP.

 

Số hồ sơ 1.008682 Lĩnh vực Tài nguyên - môi trường
Cơ quan ban hành Bộ tài nguyên và môi trường Cấp thực hiện Tỉnh
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.