QUYẾT ĐỊNH 2805/QĐ-BGDĐT NĂM 2016 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG CHUẨN BỊ TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2016-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025” DO BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 15/08/2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 2805/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG CHUẨN BỊ TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2016-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025”

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Văn phòng Chính phủ (để b/c);
– BT. Phùng Xuân Nhạ (để b/c);
– UBND các tỉnh, TP trực thuộc
trung ương (để t/h);
– Sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, TP
trực thuộc trung ương (để t/h);
– Website: Bộ GD&ĐT;
– Lưu: VT, GDMN, GDTH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Nghĩa

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1008/QĐ-TTG NGÀY 02/6/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2805/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. Mục đích yêu cầu

1. Tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả Đề án theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án nhằm nâng cao chất lượng tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường khả năng sẵn sàng cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số đến trường tiểu học; nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số.

2. Việc thực hiện triển khai Đề án đảm bảo hiệu quả, thiết thực, huy động các nguồn lực cùng tham gia.

II. Lộ trình thực hiện: Theo phụ lục đính kèm.

III. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Đơn vị chủ trì trong quá trình chỉ đạo thực hiện Đề án.

– Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án; ban hành công văn hướng dẫn địa phương thực hiện;

– Phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai Đề án theo Kế hoạch, huy động, thực hiện xã hội hóa;

– Chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, giám sát địa phương thực hiện Đề án đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đúng tiến độ.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trẻ em người dân tộc thiểu số

– Chỉ đạo sở giáo dục và đào tạo tổ chức xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Đề án tại địa phương,

– Bố trí kinh phí, trực tiếp triển khai và bảo đảm hiệu quả của Đề án tại địa phương;

– Ban hành các cơ chế chính sách cần thiết của địa phương, đẩy mạnh xã hội hóa huy động nguồn vốn hợp pháp khác để từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, học liệu trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, đặc biệt tại các nhóm, lớp, các điểm lẻ để nâng cao chất lượng giáo dục địa phương;

– Hỗ trợ giáo viên dạy trẻ em người dân tộc thiểu số học tiếng dân tộc tại địa phương nơi giáo viên công tác; chỉ đạo bồi dưỡng tập huấn nâng cao năng lực tăng cường tiếng Việt cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non dạy trẻ em người dân tộc thiểu số;

– Chỉ đạo việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phù hợp với tình hình thực tế của các trường mầm non, tiểu học có trẻ em người dân tộc thiểu số.

3. Sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố có trẻ em người dân tộc thiểu số

– Tham mưu với UBND xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành đoàn thể và triển khai thực hiện các nội dung của Đề án hiệu quả, thiết thực, đúng lộ trình. Chỉ đạo các phòng giáo dục đào tạo xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện tốt các nội dung của Đề án.

– Hàng năm báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng kỳ báo cáo tổng kết năm học.

IV. Kinh phí

Kinh phí để thực hiện Đề án do ngân sách nhà nước cấp từ nguồn chi thường xuyên cho giáo dục và các nguồn kinh phí huy động, tài trợ hợp pháp khác từ cộng đồng, doanh nghiệp, tài trợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế.

Căn cứ Kế hoạch, các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai và chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ đúng lộ trình.

Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, có khó khăn, vướng mắc, các địa phương báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Giáo dục Mầm non) để được hướng dẫn, giải quyết./.

 

PHỤ LỤC

LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2016-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025”(QĐ 1008/QĐ-TTG NGÀY 02/6/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2805/QĐ-GDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TT

Nhiệm vụ

Sản phẩm hoàn thành

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian hoàn thành

Ghi chú

1

– Tổ chức hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; Các Hội nghị;    

HN triển khai: 2016

 
– Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Đề án hàng năm, từng giai đoạn và kết thúc Đề án; Báo cáo kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai đề án; Bộ Giáo dục và Đào tạo UBND các địa phương có trẻ DTTS;

Các đơn vị có liên quan

HN sơ kết lần 1: 2018; lần 2: 2020; HN tổng kết: 2025

2016-2025

 

2

– Xây dựng Kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện Đề án Kế hoạch chi tiết của UBND các địa phương có trẻ DTTS, (danh sách theo phụ lục của Đề án) UBND các địa phương có trẻ DTTS

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các bộ, ngành có liên quan

Bộ Giáo dục và Đào tạo

– Ban hành KH: 2016;

– Tổ chức thực hiện: 2016-2025.

 

3

– Tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Đề án Các bài viết/phóng sự chuyên đề

(Báo hình, báo giấy, báo điện tử, …)

UBND các địa phương có trẻ DTTS Đài truyền hình trung ương, địa phương

Các tổ chức, cá nhân liên quan

2016-2025

 

4

– Ban hành các cơ chế chính sách của địa phương, Nghị quyết, Đề án, chương trình của các địa phương. UBND các địa phương có trẻ DTTS Các đơn vị có liên quan

2016-2018

 

5

– Rà soát đầu tư xây dựng, mua sắm, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất trường, lớp, trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, đặc biệt tại các nhóm, lớp, các điểm lẻ để nâng cao chất lượng giáo dục địa phương; – Báo cáo tình hình rà soát, thực hiện; UBND các địa phương có trẻ DTTS Các bộ, ngành có liên quan

Các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước

Giai đoạn 1: 2016-2020

 
– Kế hoạch thực  hiện chi tiết cho các trường, điểm trường.

Giai đoạn 2: 2020-2025

6

– Bổ sung, thay thế, cung cấp thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi, học liệu phù hợp cho tất cả các nhóm, lớp, điểm trường mầm non, tiểu học ở các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn có trẻ em người dân tộc thiểu số, phục vụ việc tăng cường tiếng Việt Thiết bị dạy học tại các trường, điểm trường được bổ sung, tăng cường Các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học có trẻ em người DTTS UBND các tỉnh có trẻ em người DTTS

Các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước

2016-2020: phần lớn cơ sở được cung cấp

2020-2025 : hầu hết các cơ sở được cung cấp

 

7

– Thiết kế và triển khai các chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ cho cha, mẹ trẻ và cộng đồng trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em. Chương trình phát thanh tăng cường Tiếng Việt trên đài phát thanh địa phương;

Bài viết trên một số báo, tạp chí chuyên ngành

Các địa phương

Có trẻ DTTS

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đài truyền hình, truyền thanh, báo, tạp chí trung ương, địa phương

Các tổ chức, cá nhân liên quan

2016-2025

 

8

– Biên soạn tài liệu, bồi dưỡng, tập huấn về tiếng Việt cho cha, mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số, cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số để xây dựng môi trường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng.

– Tăng cường bồi dưỡng tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số.

– Tài liệu hướng dẫn tăng cường Tiếng Việt dành cho cha mẹ trẻ, cộng đồng được thẩm định ;

-Tập huấn Tài liệu

– Tổ chức bồi dưỡng Tiếng việt cho cha mẹ trẻ là người DTTS

Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn tài liệu nguồn và tập huấn cốt cán; các địa phương có trẻ DTTS tập huấn đại trà đội ngũ GV, CBQL; biên soạn tài liệu phù hợp với địa phương, vùng miền trên cơ sở tài liệu hướng dẫn của Bộ Các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước

Lực lượng vũ trang, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên

2016-2017

2016-2020

 

9

– Biên soạn tài liệu nguồn, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy trẻ em người dân tộc thiểu số, cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ . – Tài liệu dành cho CBQL, GV; TL dành cho cộng tác viên được thẩm định;

– Các lớp tập huấn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Các sở giáo dục đào tạo có trẻ em người DTTS.

Các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước

Bộ GD ĐT: Biên soạn tài liệu, tập huấn: 2016-2018

Các địa phương: bồi dưỡng hàng năm theo giai đoạn triển khai Đề án

 

10

– Biên soạn tài liệu, học liệu, tranh ảnh, băng đĩa về tăng cường tiếng Việt phù hợp, thân thiện với trẻ em người dân tộc thiểu số cho các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học vùng dân tộc thiểu số. – Bộ Tài liệu tăng cường tiếng Việt dành cho trẻ phù hợp với trẻ, vùng miền được thẩm định. Bộ Giáo dục và Đào tạo và các địa phương có trẻ DTTS Các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước

2017

 
– Hướng dẫn GV khai thác sử dụng tài liệu đã biên soạn – Các lớp bồi dưỡng, tập huấn

2016-2018

 

12

Hướng dẫn xây dựng môi trường tiếng Việt trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học có trẻ em người dân tộc thiểu số Ban hành công văn hướng xây dựng môi trường tiếng Việt trong các cơ sở giáo dục có trẻ em người dân tộc thiểu số. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Các địa phương có trẻ DTTS;

– Các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước.

2016-2017

 
Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện Các đoàn hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

2016-2025

 

13

Hướng dẫn Xây dựng mô hình tăng cường tiếng Việt Ban hành công văn hướng dẫn xây dựng mô hình tăng cường tiếng Việt. – Bộ Giáo dục và Đào tạo – Các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước.

2016-2017

 
Hướng dẫn thực hiện xây dựng mô hình tăng cường tiếng Việt Các lớp tập huấn, thực hành trực tiếp tại 09 tỉnh đại diện cho 3 vùng DTTS: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ – Bộ Giáo dục và Đào tạo – UBND, Sở GD&ĐT các địa phương.

– 2016-2018

Triển khai mô hình thí điểm: 2017-2018

 
– Nhân rộng mô hình thí điểm   Các sở giáo dục đào tạo có trẻ em người DTTS. Các cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học có trẻ em người DTTS

– Các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước.

Nhân rộng mô hình: 2018-2025

 
– Hỗ trợ kỹ thuật cho các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn Đoàn chuyên gia hỗ trợ, giám sát – Bộ Giáo dục và Đào tạo Những địa phương gặp khó khăn, các đơn vị có liên quan

2017-2025

 

14

– Xây dựng bản đồ ngôn ngữ ở các tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số.

– Xây dựng phần mềm dạy học tiếng Việt.

– Hướng dẫn sử dụng

– Bản đồ ngôn ngữ các DTTS.

– Phần mềm hỗ trợ dạy học tiếng Việt

– Các lớp tập huấn

Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Sở giáo dục Đào tạo có trẻ em người dân tộc thiểu số

Ủy ban Dân tộc

UBDN các tỉnh, thành phố, Các cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học có trẻ em người DTTS.

Các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước

2017-2019

2020-2025

 

15

Bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên dạy trẻ em người dân tộc thiểu số. Các lớp bồi dưỡng Các địa phương có trẻ DTTS; Các cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học có trẻ em người DTTS UBND các tỉnh, thành phố có trẻ em người DTTS

Các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước

2016-2025

 

16

 Đưa nội dung giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số vào chương trình đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học trong các trường đại học, cao đẳng sư phạm. Giáo trình Đào tạo sinh viên Khoa giáo dục mầm non Các trường đại học, cao đẳng SP có đào tạo GVMN Bộ Giáo dục và Đào tạo

2016-2018

 

17

 Nghiên cứu xây dựng và thực hiện một số chính sách đặc thù đối với giáo viên tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số. Nghị định của Chính phủ Bộ Giáo dục và Đào tạo Các bộ, ngành có liên quan

2016

 

18

 Huy động cán bộ, chiến sỹ bộ đội biên phòng tham gia dạy tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số; các cán bộ hưu trí, các hội viên, đoàn viên của các tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội tham gia hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho cha, mẹ và trẻ em người dân tộc thiểu số. Các văn bản phối hợp liên ngành;

Các hoạt động/lớp dạy tiếng Việt

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các địa phương có trẻ DTTS

Các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đặc biệt là lực lượng vũ trang; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Khuyến học Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

2016-2025

 

19

Huy động các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp kinh phí, sách vở, tài liệu, học liệu, đồ dùng đồ chơi; kỹ thuật, chuyên gia… hỗ trợ việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số. Kinh phí, sách vở, tài liệu, học liệu, đồ dùng đồ chơi hỗ trợ việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS Bộ Giáo dục và Đào tạo,

Các địa phương

có trẻ DTTS

Các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

2016-2025

 

 

QUYẾT ĐỊNH 2805/QĐ-BGDĐT NĂM 2016 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG CHUẨN BỊ TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2016-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025” DO BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 2805/QĐ-BGDĐT Ngày hiệu lực 15/08/2016
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Giáo dục - đào tạo
Ngày ban hành 15/08/2016
Cơ quan ban hành Bộ giáo dục vào đào tạo
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản