6. Đăng ký khi liên hiệp hợp tác xã tách
Khi liên hiệp hợp tác xã tách thì phải tiến hành thủ tục đăng ký thành lập mới. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đăng ký khi liên hiệp hợp tác xã tách này theo Luật hợp tác xã 2012, Nghị định 193/2013/NĐ-CP, Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT, Thông tư 85/2019/TT-BTC, Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT.
1. Khái niệm
– Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật hợp tác xã 2012.
– Khi liên hiệp hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của liên hiệp hợp tác xã; doanh nghiệp của liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật doanh nghiệp (khoản 3 Điều 3 Luật hợp tác xã 2012).
2. Đăng kí khi liên hiệp hợp tác xã tách
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Luật hợp tác xã 2012:
– Hội đồng quản trị của liên hiệp hợp tác xã dự định chia, tách xây dựng phương án chia, tách trình đại hội thành viên quyết định.
– Sau khi đại hội thành viên quyết định chia, tách, hội đồng quản trị có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế với liên hiệp hợp tác xã về quyết định chia, tách và giải quyết các vấn đề có liên quan trước khi tiến hành thủ tục thành lập liên hiệp hợp tác xã mới.
– Các liên hiệp hợp tác xã được chia, tách thực hiện phương án chia, tách đã được quyết định và tiến hành thủ tục thành lập theo quy định tại Điều 23 Luật hợp tác xã 2012. Hồ sơ đăng ký liên hiệp hợp tác xã chia, tách phải kèm theo nghị quyết của đại hội thành viên về việc chia, tách liên hiệp hợp tác xã.
– Liên hiệp hợp tác xã bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các liên hiệp hợp tác xã mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký. Các liên hiệp hợp tác xã mới phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của liên hiệp hợp tác xã bị chia.
– Liên hiệp hợp tác xã bị tách và được tách phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của liên hiệp hợp tác xã bị tách.
– Tài sản không chia của liên hiệp hợp tác xã bị chia, tách được chuyển thành tài sản không chia của các liên hiệp hợp tác xã sau khi chia, tách theo phương án do đại hội thành viên quyết định.
Lưu ý: Trường hợp đăng ký khi liên hợp tác xã tách thì Nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí như đối với thành lập mới liên hợp tác xã (Điều 26 Nghị định 193/2013/NĐ-CP).
Kết luận: Khi tiến hành thủ tục đăng ký khi liên hiệp hợp tác xã tách, các tổ chức, cá nhân cần lưu ý các quy định tại Luật Hợp tác xã 2012, Nghị định 193/2013/NĐ-CP.
Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây: