24. Trả lương cho người lao động làm thêm giờ vào ban đêm
Dựa vào những quy định của Bộ Luật Lao động 2019 (có hiệu lực ngày 01/01/2021), Nghị định 145/2020/NĐ-CP, sau đây, Dữ liệu pháp lý sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về vấn đề Trả lương cho người lao động làm thêm giờ vào ban đêm.
1. Khái niệm.
– Theo quy định của khoản 1 Điều 90 Bộ Luật Lao động 2019 thì Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
– Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Bộ Luật Lao động 2019 thì Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
– Khoản 2 Điều 3 Bộ Luật Lao động 2019 quy định Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Bộ Luật Lao động 2019 thì Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
2. Điều kiện để người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ.
Khoản 2 Điều 107 Bộ Luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
– Phải được sự đồng ý của người lao động;
– Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
– Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm.
Lưu ý: trong một số ngành, nghề, công việc quy định tại khoản 3 Điều 107 Bộ Luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm.
Lưu ý: Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau. (Điều 106 Bộ Luật Lao động 2019)
3. Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 98 Bộ Luật Lao động 2019 thì Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
– Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
– Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
– Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Ngoài ra, người lao động làm thêm giờ vào ban đêm còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết. (khoản 3 Điều 98 Bộ Luật Lao động 2019).
Lưu ý: người lao động làm việc vào ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục. (khoản 1 Điều 109 Bộ Luật Lao động 2019)
3.1 Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian.
Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm | = | Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% | + | Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 30% | + | 20% | x | Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương | x | Số giờ làm thêm vào ban đêm |
(Khoản 1 Điều 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)
3.2 Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm.
Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm | = | Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% | + | Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 30% | + | 20% | x | Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương | x | Số sản phẩm làm thêm vào ban đêm |
(khoản 2 Điều 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)
4. Các trường hợp không được sử dụng người lao động làm thêm giờ vào ban đêm.
– Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; (khoản 1 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019)
– Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý. (khoản 1 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019)
– Người chưa thành niên (khoản 1 Điều 146 Bộ Luật Lao động 2019)
– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. (khoản 2 Điều 146 Bộ Luật Lao động 2019)
– Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý. (khoản 1 Điều 160 Bộ Luật Lao động 2019)
Kết luận: Những vấn đề liên quan đến Trả lương cho người lao động làm thêm giờ vào ban đêm phải tuân theo những quy định của Bộ Luật Lao động 2019 (có hiệu lực ngày 01/01/2021), Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Trả lương cho người lao động làm thêm giờ vào ban đêm.
Thủ tục | Nội dung |
---|