33. Xử lý kỷ luật lao động

Xử lý kỷ luật lao động là áp dụng hình thức trách nhiệm kỷ luật tương ứng đối với người lao động (NLĐ) có hành vi vi phạm kỷ luật được quy định trong nội quy lao động và pháp luật lao động. Sau đây, Dữ liệu pháp lý sẽ cung cấp những thông tin cần thiết theo quy định tại BLLĐ 2019, sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.

1. Khái niệm

Điều 117 BLLĐ 2019 quy định như sau:

Kỷ luật lao động (KLLĐ) là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động (NSDLĐ) ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

2. Các hình thức xử lý KLLĐ

Theo Điều 124 BLLĐ 2019 có 04 hình thức xử lý KLLĐ, đó là:

– Khiển trách.

– Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

– Cách chức.

– Sa thải.

3. Nguyên tắc xử lý KLLĐ

Theo quy định tại Điều 122 BLLĐ 2019, việc xử lý KLLĐ phải tuân theo các nguyên tắc sau:

– NSDLĐ phải chứng minh được lỗi của NLĐ;

– Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở mà NLĐ đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;

– NLĐ phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện NLĐ bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;

– Việc xử lý KLLĐ phải được ghi thành biên bản.

– Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý KLLĐ đối với một hành vi vi phạm KLLĐ.

– Khi một NLĐ đồng thời có nhiều hành vi vi phạm KLLĐ thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

– Không được xử lý KLLĐ đối với NLĐ đang trong thời gian sau đây:

+ Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

+ Đang bị tạm giữ, tạm giam;

+ Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 BLLĐ;

+ Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

– Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Lưu ý: Theo quy định của BL mới, có một sự thay đổi so với luật cũ, trong trường hợp NLĐ là người chưa đủ 15 tuổi khi tiến hành xử lý KLLĐ thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật.

4. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động

Theo quy định tại Điều 123 BLLĐ 2019:

– Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm.

– Khi hết thời gian không được xử lý KLLĐ theo quy định tại Khoản 4 Điều 122 BLLĐ 2019 nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý KLLĐ nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

– NSDLĐ phải ban hành quyết định xử lý KLLĐ trong thời hạn theo quy định trên.

Lưu ý: Thời hiệu xử lý KLLĐ là 12 tháng trong trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của NSDLĐ.

Khi hết thời gian không được xử lý kỷ luật trong trường hợp còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì sẽ được kéo dài thời hiệu nhưng không quá 60 ngày.

5. Về các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý KLLĐ

BLLĐ 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm sau:

– Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của NLĐ.

– Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

– Xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Lưu ý:

NSDLĐ chỉ xử lý KLLĐ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật lao đông, tức là hành vi vi phạm của NLĐ để xem xét xử lý kỷ luật phải được quy định trong nội quy lao động hoặc được thỏa thuận trong hợp đồng lao động (Đối với trường hợp NSDLĐ sử dụng dưới 10 NLĐ không phải đăng ký nội quy) hoặc được pháp luật lao động quy định.

Kết luận: Để xử lý KLLĐ thì NSDLĐ – Doanh nghiệp cần tuân theo quy định tại BLLĐ 2019.

Trình tự thủ tục, biên bản xem tại đây:

Xử lý kỷ luật lao động

Thủ tục Nội dung
Biên bản họp xử lý vi phạm kỷ luật lao động Tải biểu mẫu

……..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————-

 

BIÊN BẢN CUỘC HỌP

Xử lý vi phạm kỷ luật lao động

 

Cuộc họp xem xét xử lý vi phạm kỷ luật lao động đối với ông / bà …….. bắt đầu lúc …….. ……..

Tại: ……..

I. Thành phần dự họp gồm:

1. Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động uỷ quyền.

Ông / Bà: …….. – Chức vụ: ……..

Theo uỷ quyền ngày ……..

2. Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành lâm thời trong đơn vị.

Ông / Bà: …….. – Chức vụ: ……..

3. Đương sự:

4. Ông / Bà: …….. – Chức vụ: ……..

Đơn vị làm việc: ……..

Công việc đang làm: ……..

5. Cha hoặc mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp:

Ông / Bà: ……..

Mối quan hệ với đương sự: ……..

Nơi làm việc hoặc nơi thường trú: …….., …….., …….., ……..

6. Người bào chữa cho đương sự:

Ông / Bà: …….. – Chức vụ: ……..

Đơn vị công tác: ……..

7. Người làm chứng:

……..

8. Người được người sử dụng lao động mời tham dự:

……..

II. Nội dung:

1. Đương sự trình bày bản tường trình diễn biến sự việc:

……..

2. Người sử dụng lao động chứng minh lỗi của người lao động:

……..

3. Người làm chứng (nếu có) cần trình bày cụ thể những nội dung có liên quan đến sự việc xảy ra.

……..

4. Ý kiến người đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành lâm thời trong đơn vị, người bào chữa cho đương sự, đương sự:

……..

5. Kết luận cuối cùng của người sử dụng lao động:

……..

6. Bảo lưu ý kiến của các thành phần tham dự (nếu có)

7, Kết thúc cuộc họp vào lúc …….. ……..

 

Đương sự

(ký tên, ghi rõ họ, tên)

……..

Đại diện Ban chấp hành Công đoàn

(ký tên, ghi rõ họ, tên)

 

 

…….

Giám đốc

(ký tên, ghi rõ họ tên)

 

 

……..

Quyết định xử lý kỷ luật lao động Tải biểu mẫu

……..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————————-

…….., ……..

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc xử lý kỷ luật

Căn cứ Biên bản họp xử lý kỷ luật ngày ……..;

Căn cứ Điều lệ và nội quy ……..

Căn cứ quyền hạn và trách nhiệm của Giám đốc của doanh nghiệp.

 

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1: Thi hành kỷ luật lao động đối với Ông / Bà ……..

Đơn vị làm việc: ……..

Công việc đang làm: ……..

Mức độ phạm lỗi: ……..

Điều 2Hình thức kỷ luật:

……..

Điều 3: Trách nhiệm vật chất:

Mức bồi thường: ……..

Phương thức bồi thường: ……..

Điều 4: Thời hạn thi hành kỷ luật lao động kể từ ngày …….. đến ngày ……..

Điều 5: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ……..

Các Phòng, Ban, cá nhân có liên quan chiu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nơi nhận:

– Ông (bà) ……..;

– Như Điều 4;                                              

– Lưu.

 GIÁM ĐỐC

(Ký và ghi rõ họ tên)

……..

   

 

Quyết định xóa bỏ kỷ luật lao động Tải biểu mẫu

……..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————— 

Số: ……..

…….., ……..

 

QUYẾT ĐỊNH
V/v xóa bỏ hình thức xử lý kỷ luật lao động

 

Căn cứ chức năng và nhiệm vụ của Giám đốc của doanh nghiệp;

– Căn cứ quy chế kỷ luật của Doanh nghiệp;

– Căn cứ quyết định số …….. v/v xử lý kỷ luật lao động;

– Xét đề nghị của phòng nhân sự.

 

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay xóa bỏ hiệu lực kỷ luật đối với:

Ông / Bà: ……..

Sinh ngày: ……..

Trình độ chuyên môn: ……..

Đơn vị đang công tác: ……..

Điều 2: Chấm dứt hiệu lực thi hành kỷ luật lao động kể từ ngày

Điều 3: Các ông (bà) trưởng phòng …….. và ông / bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

Nơi nhận:

– Như Điều 3;

– Lưu.

 

GIÁM ĐỐC

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

……..

 

Thông báo mời họp về việc xử lý kỷ luật người lao động Tải biểu mẫu

………

 

Số: ………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————–

65 , ……..

 

THÔNG BÁO MỜI HỌP

(V/v: Tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động)

 

Kính gửi: Ông / bà ……..

 

– Căn cứ qui định tại Bộ luật lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành về xử lý kỷ luật lao động;

– Căn cứ Nội quy lao động của ……… ;

– Căn cứ kết quả xác minh và hồ sơ vụ việc.
……… sẽ tiến hành Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đối với Ông / bà …….. – Chức vụ: ……..

Lý do: Ông / Bà …….. có dấu hiệu vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm Nội quy lao động của công ty. Cụ thể:

……..

Nội dung cuộc họp:

Xem xét xử lý kỷ luật lao động đối với Ông / bà  …….. – theo quy định của pháp luật.

Thành phần tham dự:

Đại diện Người sử dụng lao động: Ông / bà ……… – Giám đốc.

Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở: Ông / bà …….. – Chủ tịch BCH công đoàn cơ sở.

Đương sự: Ông / bà ……..

Những người được mời tham dự (dự kiến):

– Ông / Bà : ……….. – Chức vụ: …….

 

– Ông / Bà : ……….. – Chức vụ: …….

 

Các nhân chứng:

Ông / Bà: ………..

 

Thời gian: …….. ………..

Địa điểm: ……..

Nay công ty có Thư này thông báo và mời ông / bà có mặt đúng thời gian, địa điểm để tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động.

Lưu ý: Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, ông có quyền mời luật sư tham dự cuộc họp để bào chữa cho mình. Trong trường hợp có mời luật sư, đề nghị ông thông báo cho công ty và báo luật sư làm thủ tục theo đúng quy định.

 

GIÁM ĐỐC

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

………