35. Bồi thường thiệt hại của người lao động (trách nhiệm vật chất)
Người lao động gây thiệt hại, hư hỏng có ảnh hưởng tới tài sản của doanh nghiệp có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Sau đây, Dữ liệu pháp lý sẽ cung cấp những thông tin cần thiết theo quy định tại Bộ Luật Lao Động 2019.
1. Khái niệm:
Theo Điều 129 Bộ Luật Lao Động 2019, Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.
2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Theo quy định tại Điều 129 Bộ Luật Lao Động 2019 thì người lao động phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau:
– Người lao động làm hư hỏng, làm mất dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động.
– Người lao động bị sa thải do có hành vi trộm cắp hoặc có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản của người sử dụng lao động có thể đồng thời bị người sử dụng lao động yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Lưu ý: Trong trường hợp thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa hoặc do sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người sử dụng lao động đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì người lao động không phải bồi thường. (khoản 2 Điều 129 BLLĐ 2019)
3. Mức bồi thường thiệt hại
Mức bồi thường thiệt hại được xác định tại Điều 130 Bộ Luật Lao Động 2019 như sau:
– Có lỗi
– Mức độ thiệt hại thực tế
– Hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.
Bên cạnh đó, mức bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường được áp dụng trong một số trường hợp quy định cụ thể tại Điều 129 Bộ Luật Lao Động 2019:
+ Do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở lên do Chính phủ công bố áp dụng tại nơi người lao động làm việc;
+ Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao;
+ Tiêu hao vật tư quá định mức cho phép của người sử dụng lao động.
Lưu ý:
-Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị thiệt hại thực tế không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng: mức bồi thường tối đa là 03 tháng tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi gây thiệt hại.
– Trường hợp người lao động gây thiệt hại như trên cho người sử dụng lao động mà có hợp đồng trách nhiệm với người sử dụng lao động: bồi thường theo mức thỏa thuận trong hợp đồng trách nhiệm.
4. Trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại
Quá trình xử lý bồi thường thiệt hại cũng phải tuân theo các thủ tục như khi xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Điều 122 Bộ Luật Lao Động 2019. Cụ thể là:
– Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
– Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
– Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa;
– Trường hợp người lao động là người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
– Việc xử lý bồi thường thiệt hại vật chất phải được lập thành biên bản;
Thời hiệu xử lí quy định tại Điều 123 Bộ Luật Lao động 2019 như sau: Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại tối đa là 12 tháng
Quyết định xử lý bồi thường thiệt hại vật chất phải được ban hành trong thời hạn pháp luật quy định
Lưu ý:
Không được xử lý bồi thường thiệt hại đối với người lao động đang trong thời gian sau đây quy định tại khoản 4 Điều 122 BLLĐ 2019:
– Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
– Đang bị tạm giữ, tạm giam;
– Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
– Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
5. Khiếu nại
– Người bị xử lý phải bồi thường nếu thấy không thoả đáng có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan quản lý lao động cấp huyện hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định. (Điều 131 BLLĐ 2019)
Việc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động của người lao động về kỷ luật lao động bồi thường thiệt hại vật chất được giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân quy định tại Điều 188,189 BLLĐ 2019 và các quy định có liên quan.
Kết luận: Để thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với trách nhiệm vật chất của Người lao động thì Doanh nghiệp cần tuân theo quy định tại Bộ Luật Lao Động.
Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Bồi thường thiệt hại của Người lao động – Trách nhiệm vật chất
Thủ tục | Nội dung |
---|