QUYẾT ĐỊNH 29/2020/QĐ-UBND QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU VÀ TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ ĐÊ NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 03/11/2020

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 29/2020/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 23 tháng 10 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU VÀ TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ ĐÊ NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;

Căn cứ Luật Đê điều ngày 29/11/2006;

Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;

Căn cứ Thông tư số 26/2009/TT-BNN ngày 11/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cơ cấu tổ chức, nguồn kinh phí và chế độ thù lao đối với lực lượng quản lý đê nhân dân;

Thực hiện Quyết định số 1009/QĐ-BNN-TCTL ngày 07/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phân loại, phân cấp đê trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 329/TTr-SNN ngày 06/10/2020; Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp tại Văn bản số 381/BC-STP ngày 19/8/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp quản lý đê điều và tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày số 03/11/2020 và thay thế Quyết định số 41/2009/QĐ-UBND ngày 11/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định phân cấp công tác quản lý đê điều cho các cấp và tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân; Quyết định số 39/2016/QĐ-UBND ngày 30/8/2016 của UBND tỉnh về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 41/2009/QĐ-UBND ngày 11/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về quy định phân cấp công tác quản lý đê điều cho các cấp và tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân.

Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

– Như Điều 2;
– Bộ Nông nghiệp và PTNT;
– Website Chính phủ;
– Cục Kiểm tra Văn bản QPPL – Bộ Tư pháp;
– Thường trực Tỉnh ủy;
– Thường trực HĐND tỉnh;
– Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
– Sở Tư pháp;
– Phó VP Nguyễn Duy Nghị;
– Trung tâm TT-CB-TH;
– Lưu: VT, NL1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Đặng Ngọc Sơn

 

QUY ĐỊNH

PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU VÀ TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ ĐÊ NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2020/QĐ-UBND ngày 23/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định này quy định về phân cấp công tác quản lý đê điều và tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

2. Đê điều được phân cấp quản lý, bảo vệ ở Quy định này gồm: Đê ngăn nước lũ hoặc nước biển; kè bảo vệ đê; cống qua đê và công trình phụ trợ; các tuyến kè bảo vệ bờ sông, bờ biển.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các địa phương, đơn vị được giao quản lý công trình đê điều và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ đê điều, lực lượng quản lý đê nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Nguyên tắc phân cấp

1. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện) tổ chức quản lý các tuyến đê, kè bảo vệ bờ sông, bờ biển (trừ đê cấp III trở lên) nằm trong địa giới hành chính của mình và có trách nhiệm phân cấp cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) nơi có tuyến đê, kè đi qua chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo vệ.

2. Đối với các công trình được đầu tư xây dựng mới thì Chủ đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm tổ chức bàn giao, tiếp nhận công trình phù hợp quy định này.

Chương II

NỘI DUNG PHÂN CẤP

Điều 4. Quản lý tuyến đê La Giang (đê cấp II)

Tuyến đê La Giang (bao gồm công trình phụ trợ trừ cống qua đê): Giao Chi cục Thủy lợi quản lý trực tiếp sử dụng lực lượng quản lý đê chuyên trách thuộc biên chế Chi cục để thực hiện nhiệm vụ. Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã có đê đi qua phải tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân phối hợp với lực lượng quản lý đê chuyên trách quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê. Cụ thể như sau:

1. Chi cục Thủy lợi trực tiếp quản lý bảo vệ 19,2km đê La Giang (đê cấp II) đoạn từ K0+00 đến K19+200 thuộc huyện Đức Thọ và thị xã Hồng Lĩnh.

2. Ủy ban nhân dân huyện Đức Thọ phối hợp Chi cục Thủy lợi quản lý, bảo vệ 15,6km đê La Giang (đê cấp II) đoạn từ K0+00 đến K15+600.

3. Ủy ban nhân dân thị xã Hồng Lĩnh phối hợp với Chi cục Thủy lợi quản lý, bảo vệ 3,6km đê La Giang (đê cấp II) đoạn từ K15+600 đến K19+200.

(Chi tiết cụ thể như Phụ lục 1 kèm theo)

Điều 5. Quản lý cống qua đê La Giang (đê cấp II)

Đối với các cống qua đê thực hiện nhiệm vụ tưới, tiêu qua đê giao các Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên thủy lợi hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện có cống đi qua trực tiếp quản lý. Các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thủy lợi và tổ chức thủy lợi cơ sở (đối với cống do huyện quản lý) sử dụng lực lượng của mình để quản lý mà không thành lập thêm lực lượng quản lý đê nhân dân. Cụ thể như sau:

1. Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh quản lý các cống: Cầu Ngục, Cầu Khống, Đức Xá, trạm bơm Đức Diên, Quy Vượng, Trung Lương và trạm bơm Lam Hồng.

2. Ủy ban nhân dân huyện Đức Thọ quản lý cống trạm bơm Đức Nhân.

(Chi tiết cụ thể như Phụ lục 2 kèm theo)

Điều 6. Quản lý các tuyến đê cấp IV, cấp V

Các tuyển đê cấp IV, cấp V (bao gồm cả cống qua đê và các công trình phụ trợ khác) thì Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã có đê, cống hoặc các đơn vị được quy định trong Quyết định này trực tiếp quản lý, bảo vệ. Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã có đê đi qua phải tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân để bảo vệ đê điều và hộ đê. Cụ thể như sau:

1. Ủy ban nhân dân huyện Đức Thọ quản lý, bảo vệ 4,3km đê gồm:

a) Đê Trường Sơn (đê cấp V) dài 3,8km.

b) Đê Rú Tý (đê cấp IV) dài 0,5km.

2. Ủy ban nhân dân huyện Hương Sơn quản lý, bảo vệ 12,2km đê: Đê Tân Long (đê cấp IV) (gồm 02 tuyến, tuyến 1 dài 12km và tuyến 2 dài 0,2km).

3. Ủy ban nhân dân huyện Vũ Quang quản lý, bảo vệ 0,3km đê Lỗ Lò (đê cấp V);

4. Ủy ban nhân dân huyện Nghi Xuân quản lý, bảo vệ 35,58km đê, gồm:

a) Đê Hữu Lam (đê cấp IV) dài 7,8km;

b) Đê Hội Thống (đê cấp IV) dài 17,8km. Đối với đoạn đê trùng đê bao âu trú bão Cửa Hội; Ủy ban nhân dân huyện Nghi Xuân giao Ban Quản lý các cảng cá Hà Tĩnh trực tiếp quản lý, bảo vệ;

c) Đê Đá Bạc – Đại Đồng (đê cấp V) dài 2,23km;

d) Đê Song Nam (đê cấp V) dài 2,15km;

đ) Đê Bàu Dài (đê cấp V) dài 2,2km;

e) Đê Đồng Cói (đê cấp V) dài 3,4km.

5. Ủy ban nhân dân huyện Can Lộc quản lý, bảo vệ 28km đê, gồm:

a) Đê Tả Nghèn (đê cấp IV) dài 15km;

b) Đê Hữu Nghèn (đê cấp IV) dài 13km.

6. Ủy ban nhân dân huyện Thạch Hà quản lý, bảo vệ 38,3km đê, gồm:

a) Đê Hữu Nghèn (đê cấp IV) dài 19km;

b) Đê Hữu Phủ (đê cấp IV) dài 19,3km.

7. Ủy ban nhân dân huyện Lộc Hà quản lý, bảo vệ 44,9km đê Tả Nghèn (đê cấp IV) dài 44,9km. Đối với đoạn đê đi qua khu du lịch Vinpearl; Ủy ban nhân dân huyện Lộc Hà giao cho Công ty Cổ phần Vinpearl Cửa Sót trực tiếp quản lý, bảo vệ.

8. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Tĩnh quản lý, bảo vệ 33,8km đê, gồm:

a) Đê Trung Linh (đê cấp IV) dài 4,0km;

b) Đê Đồng Môn (đê cấp IV) dài 23,4km;

c) Đê Hữu Phủ (đê cấp IV) dài 3,5km;

d) Đê Cầu Phủ – Cầu Núi (đê cấp IV) dài 2,9km.

9. Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Xuyên quản lý, bảo vệ 40,54km đê, gồm:

a) Đê Cẩm Trung (đê cấp V) dài 11,0km;

b) Đê Phúc – Long – Nhượng (đê cấp V) dài 12,84km. Đối với đoạn đê trùng đê bao âu trú bão Cửa Nhượng; Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Xuyên giao Ban Quản lý các cảng cá Hà Tĩnh trực tiếp quản lý, bảo vệ;

c) Đê Lộc Hà (đê cấp V) dài 8,5km;

d) Đê Cẩm Lĩnh (đê cấp V) dài 3,0km;

đ) Đê Cẩm Nhượng (đê cấp V) dài 2,2km;

g) Đê 19/5 (đê cấp V) dài 3,0km.

10. Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Anh quản lý, bảo vệ 28,7km đê, gồm:

a) Đê Khang Ninh (đê cấp V) dài 6,5km;

b) Đê Kỳ Thọ (đê cấp V) dài 10,8km;

c) Đê Hải – Hà – Thư (đê cấp V) dài 11,4km.

11. Ủy ban nhân dân thị xã Kỳ Anh quản lý, bảo vệ 30,0km đê, gồm:

a) Đê Khang Ninh (đê cấp V) dài 8,5km;

b) Đê Hải – Hà – Thư (đê cấp V) dài 6,0km;

c) Đê Hoàng Đinh (đê cấp V) dài 6,5km;

d) Đê Hòa Lộc (đê cấp V) dài 5,8km;

đ) Đê Minh Đức (đê cấp V) dài 3,2km.

(Chi tiết cụ thể như Phụ lục 3 kèm theo)

Điều 7. Quản lý các kè độc lập

Các tuyến kè độc lập giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có kè tổ chức quản lý bảo vệ, sử dụng mà không thành lập thêm lực lượng quản lý đê nhân dân. Cụ thể như sau:

1. Ủy ban nhân dân huyện Đức Thọ quản lý, bảo vệ các tuyến kè bảo vệ bờ sông: Trường Sơn – Liên Minh; thị trấn Đức Thọ; Lạc – Hòa; Đức Lạc; Kênh Tàng – Linh Cảm; Tùng Châu; Đức Châu; Đức Quang và các tuyến kè được đầu tư xây dựng trên địa bàn.

2. Ủy ban nhân dân huyện Hương Sơn quản lý, bảo vệ các tuyến kè bảo vệ bờ sông: Sơn Long; Sơn Tân; Sơn Mỹ; Sơn Thịnh; Sơn Hà; Sơn Ninh; Sơn Bằng; Sơn Trung; Phố Châu; Sơn Giang; Sơn Tây; Tây Sơn; Kim An; kè mỏ hàn Sơn Kim 1; kè mỏ hàn Sơn Kim 2 và các tuyến kè được đầu tư xây dựng trên địa bàn.

3. Ủy ban nhân dân huyện Vũ Quang quản lý, bảo vệ các tuyến kè bảo vệ bờ sông: An Phú; Đức Lĩnh; Đức Hương; Đức Liên; thị trấn Vũ Quang và các tuyến kè được đầu tư xây dựng trên địa bàn.

4. Ủy ban nhân dân huyện Nghi Xuân quản lý, bảo vệ các tuyến kè bảo vệ bờ sông: Xuân Giang; Xuân Hải và các tuyến kè được đầu tư xây dựng trên địa bàn.

5. Ủy ban nhân dân huyện Can Lộc quản lý, bảo vệ tuyến kè bảo vệ bờ sông Đập Đình và các tuyến kè được đầu tư xây dựng trên địa bàn.

6. Ủy ban nhân dân huyện Thạch Hà quản lý, bảo vệ tuyến kè bảo vệ bờ sông Cày và các tuyến kè được đầu tư xây dựng trên địa bàn.

7. Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Xuyên quản lý, bảo vệ các tuyến kè bảo vệ bờ sông: Sông Hội; sông Rác; Thiên Cầm, Cẩm Mỹ, sông Ngàn Mọ (04 đoạn), Thiên Cầm – Cẩm Nhượng và các tuyến kè được đầu tư xây dựng trên địa bàn.

8. Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Anh quản lý, bảo vệ tuyến kè bảo vệ bờ sông Trí và các tuyến kè được đầu tư xây dựng trên địa bàn.

9. Ủy ban nhân dân thị xã Kỳ Anh quản lý, bảo vệ các tuyến kè bảo vệ bờ sông: Sông Trí; sông Vịnh và các tuyến kè được đầu tư xây dựng trên địa bàn.

10. Ủy ban nhân dân huyện Hương Khê quản lý, bảo vệ các tuyến kè bảo vệ bờ sông: Hương Trạch; Phúc Trạch; Điền Mỹ; Hòa Hải; Hương Vĩnh; Gia Phố; Lộc Yên và các tuyến kè được đầu tư xây dựng trên địa bàn.

(Chi tiết cụ thể như Phụ lục 4 kèm theo)

Chương III

CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ ĐÊ NHÂN DÂN

Điều 8. Tiêu chuẩn, cơ cấu tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân

1. Nhân viên quản lý đê nhân dân phải có đủ sức khỏe; có đạo đức, phẩm chất tốt; có trách nhiệm, tâm huyết; có trình độ văn hóa tối thiểu tốt nghiệp trung học cơ sở và có hiểu biết về pháp luật, ưu tiên bố trí các lực lượng hiện đang là Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác mặt trận hoặc là quân nhân xuất ngũ, các đối tượng tinh giản biên chế của các cơ quan nhà nước do sáp nhập.

2. Việc thành lập lực lượng quản lý đê nhân dân đảm bảo nguyên tắc sau:

a) Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là xã) có tổng số chiều dài đê dưới 03km thì bố trí 01 nhân viên.

b) Đối với các xã có tổng số chiều dài đê từ 03km trở lên có thể thành lập tổ quản lý đê nhân dân, cụ thể: Xã có tổng số chiều dài đê từ 03km đến dưới 06km thì bố trí 02 nhân viên; xã có tổng số chiều dài đê từ 06km đến dưới 09km thì bố trí 03 nhân viên; xã có tổng số chiều dài đê từ 09km đến dưới 12km thì bố trí 4 nhân viên; xã có tổng số chiều dài đê từ 12km đến dưới 15km thì bố trí 5 nhân viên).

c) Đối với kè độc lập: Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ tính chất, mức độ của từng công trình giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã bố trí lực lượng phù hợp đê quản lý, bảo vệ (tỉnh không bố trí ngân sách hỗ trợ đối với kè độc lập).

3. Số lượng: Toàn tỉnh bố trí 144 nhân viên (Chi tiết có Phụ lục 5, Phụ lục 6 kèm theo).

4. Ủy ban dân cấp tỉnh ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập lực lượng quản lý đê nhân dân, không thuộc biên chế nhà nước, được tổ chức theo địa bàn cấp xã và được gọi là “Lực lượng quản lý đê nhân dân” đảm bảo tiêu chuẩn, nguyên tắc và số lượng quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này.

5. Lực lượng quản lý đê nhân dân hoạt động dưới sự quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân cấp xã và hướng dẫn về mặt chuyên môn, kỹ thuật của cơ quan chuyên môn cấp huyện và Hạt quản lý đê chuyên trách (nếu có).

Điều 9. Nhiệm vụ nhân viên quản lý đê nhân dân

1. Nhân viên quản lý đê nhân dân thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 26/2009/TT-BNN ngày 11/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cơ cấu tổ chức, nguồn kinh phí và chế độ thù lao đối với lực lượng quản lý đê nhân dân.

2. Thực hiện quy định về chế độ và nội dung báo cáo theo Điều 4 Thông tư số 26/2009/TT-BNN ngày 11/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 10. Nguồn kinh phí và chế độ chính sách đối với nhân viên quản lý đê nhân dân

1. Nhân viên quản lý đê nhân dân được tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê hàng năm.

2. Nhân viên quản lý đê nhân dân được trang bị bảo hộ lao động khi làm nhiệm vụ (áo mưa, ủng, mũ cứng, đèn pin, sổ sách ghi chép và dụng cụ lao động cần thiết) và được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước trong trường hợp bị tai nạn khi làm nhiệm vụ. Kinh phí để mua trang bị cho lực lượng quản lý đê nhân dân được trích từ nguồn ngân sách cấp xã. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có lực lượng quản lý đê nhân dân có trách nhiệm mua sắm trang thiết bị cho các nhân viên quản lý đê nhân dân.

3. Nhân viên quản lý đê nhân dân được hưởng chế độ thù lao bán chuyên trách, mức thù lao được hưởng bằng 0,5 mức lương cơ sở.

Kinh phí để chi trả thù lao cho lực lượng quản, lý đê nhân dân hàng năm được trích từ nguồn Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh (phần Quỹ tỉnh quản lý).

Về quy trình: Thực hiện theo Điểm b Khoản 3 Điều 10 của Quyết định 14/2020/QĐ-UBND ngày 22/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động, quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán nguồn vốn Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Hà Tĩnh. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh và Cơ quan Quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh) chủ trì, phối hợp Sở Tài chính hướng dẫn cụ thể quy trình cấp phát, sử dụng, thanh, quyết toán kinh phí đúng quy định.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có đê

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện

a) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều được quy định tại Khoản 2 Điều 43 Luật Đê điều đối với các tuyến đê, kè được phân cấp quản lý.

b) Giao Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tuyến đê, kè đi qua chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo vệ công trình.

c) Quyết định thành lập lực lượng quản lý đê nhân dân trên địa bàn cấp xã theo đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đê tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân; hướng dẫn hoạt động và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng này; thường xuyên chỉ đạo rà soát việc đáp ứng nhân lực và năng lực kinh nghiệm để kịp thời điều chỉnh phù hợp, đáp ứng yêu cầu đề ra của lực lượng quản lý đê nhân dân.

d) Chỉ đạo phòng chức năng của huyện phối hợp với Hạt Quản lý đê hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành đê điều, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê cho lực lượng quản lý đê nhân dân.

đ) Căn cứ số lượng lực lượng quản lý đê nhân dân trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập kế hoạch và dự toán chi trả thù lao cho lực lượng quản lý đê nhân dân trên địa bàn huyện gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) trước 30/10 hàng năm. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã về việc chi trả thù lao và các chế độ chính sách khác đối với lực lượng quản lý đê nhân dân.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đê

a) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều trên địa bàn theo quy định tại Khoản 3 Điều 43 Luật Đê điều.

b) Theo sự phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo vệ các tuyến đê, kè đi qua địa bàn.

c) Lựa chọn lực lượng đảm bảo tiêu chuẩn để trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập quản lý đê nhân dân thuộc địa bàn. Thường xuyên rà soát việc đáp ứng nhân lực và năng lực kinh nghiệm để kịp thời tham mưu điều chỉnh phù hợp, đáp ứng yêu cầu đề ra của lực lượng quản lý đê nhân dân.

d) Trực tiếp ký hợp đồng, đánh giá, nghiệm thu công việc, chi trả thù lao và xử lý chấm dứt hợp đồng khi không hoàn thành nhiệm vụ đối với các nhân viên quản lý đê nhân dân trên địa bàn.

đ) Trực tiếp quản lý và điều hành lực lượng quản lý đê nhân dân hoạt động có hiệu quả và bảo vệ đê điều an toàn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật về tình hình thực hiện nhiệm vụ của lực lượng quản lý đê nhân dân trên địa bàn xã.

e) Bố trí ngân sách cấp xã hoặc từ nguồn Quỹ phòng, chống thiên tai cấp xã quản lý đê mua sắm trang thiết bị cho lực lượng quản lý đê nhân dân.

g) Thực hiện quy định về chế độ và nội dung báo cáo theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 26/2009/TT-BNN ngày 11/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 12. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đê điều trên địa bàn theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Đê điều.

2. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đê thành lập, tổ chức hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân trên địa bàn huyện.

3. Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi: Thực hiện nhiệm vụ quản lý trực tiếp tuyến đê La Giang (đê cấp II) và thực hiện nhiệm vụ của lực lượng quản lý đê chuyên trách. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê cho lực lượng quản lý đê nhân dân; Chỉ đạo Hạt quản lý đê chuyên trách phối hợp với lực lượng quản lý đê nhân dân trong việc thường xuyên kiểm tra, tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều thuộc địa bàn, tham gia xử lý sự cố đê điều.

4. Phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan hàng năm tổ chức kiểm tra, rà soát đánh giá hiện trạng đê điều trên địa bàn tỉnh, kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh các nội dung cần khắc phục, sửa chữa.

5. Phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn quy trình cấp phát, sử dụng, thanh, quyết toán kinh phí để chi trả thù lao cho lực lượng quản lý đê nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Điều 13. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành cơ chế chính sách đối với công tác quản lý, bảo vệ đê điều.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quy trình cấp phát, sử dụng, thanh, quyết toán kinh phí để chi trả thù lao cho lực lượng quản lý đê nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Điều 14. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn theo từng giai đoạn các dự án đê điều cần nâng cấp, kiên cố.

Điều 15. Cơ quan Quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh

Trên cơ sở quyết định phê duyệt dự toán năm của cấp có thẩm quyền và hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Sở Tài chính để cấp kinh phí cho các địa phương trả thù lao cho lực lượng quản lý đê nhân dân.

Điều 16. Các sở, ngành liên quan

Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Xây dựng; Công an tỉnh và các sở, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo và hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nghiêm túc quy định này nhằm quản lý, bảo vệ đê điều an toàn, bền vững.

Điều 17. Điều khoản thi hành

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung./.

 

PHỤ LỤC I

PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐÊ LA GIANG (ĐÊ CẤP II) – TỈNH HÀ TĨNH
(Kèm theo Quyết định số 29/2020/QĐ-UBND ngày 23/10/2020 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)

TT

TUYẾN ĐÊ

TUYẾN SÔNG

LÝ TRÌNH

CẤP ĐÊ

CHIỀU DÀI (Km)

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ

I

Chi cục Thủy lợi Sông La  

 

19,2

Quản lý trực tiếp

1

La Giang Sông La K0+00 – K19+200

II

19,2

II

Huyện Đức Thọ    

 

15,6

Phối hợp quản lý

1

La Giang Sông La K0+00 – K15+600 (xã Tùng Ảnh, TT Đức Thọ, Bùi La Nhân, Yên Hồ)

II

15,6

III

Thị xã Hồng Lĩnh  

 

3,6

Phối hợp quản lý

1

La Giang Sông La K15+600 – K19+200 (Phường Trung Lương)

3,6

 

PHỤ LỤC II

PHÂN CẤP QUẢN LÝ CỐNG QUA ĐÊ LA GIANG – TỈNH HÀ TĨNH
(Kèm theo Quyết định số 29/2020/QĐ-UBND ngày 23/10/2020 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)

TT

TÊN CỐNG

TUYẾN ĐÊ

VỊ TRÍ Km-Km

ĐỊA DANH

KÍCH THƯỚC (Sổ cửa x (bxh) x L (m)

LOẠI CỐNG

ĐƠN VỊ QUẢN LÝ

1

Cống Cầu Ngục La Giang K0+060 Đức Thọ Cống hộp: 2 x (3,7 x 3,0) Tưới Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh

2

Cống Cầu Khống La Giang K6+350 Đức Thọ Cống hộp: 3x (275×2,5) Tưới, Tiêu Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh

3

Cống Đức Xá (mới) La Giang K8+000 Đức Thọ Cống hộp: 2x (6,0×6,0)x36 Tưới, Tiêu Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh

4

Cống TB Đức Nhân La Giang K9+730 Đức Thọ Cống tròn: Φ80 Tưới UBND huyện Đức Thọ

5

Cống TB Đức Diên La Giang K11+625 Đức Thọ Cống tròn: Φ80 Tưới Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh

6

Cống Quy Vượng La Giang K13+880 Đức Thọ Cống tròn: Φ100 Tưới, Tiêu Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh

7

Cống Trung Lương La Giang K16+213 Hồng Lĩnh Cống hộp: 2x (6,7×4,4)x20 Tưới, Tiêu Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh

8

Cống TB Lam Hồng La Giang K19+200 Hồng Lĩnh Cống hộp: 1x (1,7×1,7) Tưới Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh

 

PHỤ LỤC III

PHÂN CẤP CHO ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐÊ CẤP IV, CẤP V – TỈNH HÀ TĨNH
(Kèm theo Quyết định số 29/2020/QĐ-UBND ngày 23/10/2020 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)

TT

TUYẾN ĐÊ

TUYẾN SÔNG

LÝ TRÌNH

CẤP ĐÊ

CHIỀU DÀI (Km)

I

Huyện Đức Thọ    

 

4,3

1

Trường Sơn Tả Sông La K0+00- K3+800 (xã Trường Sơn, Liên Minh)

V

3,8

2

Rú Tý Hữu sông Ngàn Sâu K0+00 – K0+500 (Đức Lạng)

IV

0,5

II

Huyện Hương Sơn    

 

12,20

1

Tân Long 1 Hữu sông Ngàn Phố, Tả sông Ngàn Sâu K0+00 – K12+00 (các xã: Sơn Châu, Tân Mỹ Hà, Sơn Long)

IV

12

2

Tân Long 2 Tả sông Ngàn Sâu K0+00 – K0+200 (xã Sơn Long)

IV

0,2

III

Huyện Vũ Quang    

 

0,3

1

Lỗ Lò Tả sông Ngàn Sâu K0+00 – K0+300 (xã Đức Lĩnh)

V

0,3

IV

Huyện Nghi Xuân    

 

35,58

1

Hữu Lam Hữu sông Lam K0+00 – K7+800 (TT. Xuân An, Xuân Giang, TT Tiên Điền, Xuân Hải)

IV

7,8

2

Hội Thống Hữu sông Lam và đê biển K0+00 – K17+800 (xã Xuân Hải, Xuân Phổ, Đan Trường, Xuân Hội)

IV

17,8

3

Đá Bạc – Đại Đồng Rào Mỹ Dương K0+00 – K2+230 (xã Cương Gián)

V

2,23

4

Song Nam Đê biển K0+00 – K2+150 (xã Cương Gián)

V

2,15

5

Bàu Dài Lạch Bàu dài K0+00 – K2+200 (xã Xuân Yên)

V

2,2

6

Đồng Cói Đê bối sông Lam K0+00 – K3+400 (xã Xuân Giang)

V

3,4

V

Huyện Can Lộc    

 

28,00

1

Tả Nghèn Tả sông Nghèn K0+00 – K15+00 (Vượng Lộc, TT. Nghèn, Thiên Lộc, Thuần Thiện và xã Tùng Lộc)

IV

15

2

Hữu Nghèn Hữu sông Nghèn K0+00- K13+00 (TT. Nghèn)

IV

13

VI

Huyện Thạch Hà    

 

38,30

1

Hữu Nghèn Hữu sông Nghèn K13-K32 (Thạch Kênh,Thạch Sơn, Thạch Long, TT.Thạch Hà)

IV

19

2

Hữu Phủ Hữu sông Phủ K3+500 – K22+800 (xã Tượng Sơn, T.Lạc, T.Khê, Đinh Bàn)

IV

19,3

VII

Huyện Lộc Hà    

 

44,90

1

Tả Nghèn Tả sông Nghèn và đê biển tả Cửa sót K15+00 – K59+900 (xã Ích Hậu, Phù Lưu, T.Mỹ, Hộ Độ, Mai Phụ, Thạch Châu, TT. Lộc Hà, Thạch Kim, Thịnh Lộc)

IV

44,9

VIII

Thành Phố Hà Tĩnh    

 

33,80

1

Trung Linh Hữu sông Cày K0+00 – K4+00 (phường Thạch Linh, xã Thạch Trung)

IV

4

2

Đồng Môn Hữu sông Cày – Tả sông Phủ K0+00 – K23+400 (xã T.Trung, Thạch Hạ, Đồng Môn, Thạch Hưng, Thạch Quý, P. Văn Yên và Đại Nài)

IV

23,4

3

Hữu Phủ Hữu sông Phủ K0+00 – K3+500 (xã Thạch Bình)

IV

3,5

4

Cầu Phủ – Cầu Nủi Tả sông Phủ K0+00 – K2+900 (phường Đại Nài)

IV

2,9

IX

Huyện Cẩm Xuyên    

 

40,54

1

Cẩm Trung Tả sông Rác – Hữu sông Quèn K0+00 – K11+00 (Cẩm Trung, Cầm Lĩnh, Cẩm Lộc)

V

11

2

Phúc-Long-Nhượng Tả sông Gia Hội K0+00 – K12+840 (xã Nam Phúc Thăng, TT Thiên Cầm, Cẩm Nhượng)

V

12,84

3

Lộc Hà Tả sông Quèn – Hữu sông Gia Hội K0+00 – K8+500 (xã Cẩm Lộc, Cẩm Hà, Cẩm Thịnh)

V

8,5

4

Cẩm Lĩnh Hữu sông Rác K0+00 – K3+00 (Xã Cẩm Lĩnh)

V

3

5

Đê Cẩm Nhượng Đê biển tả Cửa Nhượng K0+00 – K2+200 (Xã Cẩm Nhượng)

V

2,2

6

Đê 19/5 Đê nội đồng K0+00 – K3+00 (Xã Nam Phúc Thăng, TT Thiên Cầm)

V

3

X

Huyện Kỳ Anh    

 

28,70

1

Đê Khang Ninh Tả sông Kênh K0+00 – K6+500 (xã Kỳ Khang)

V

6,5

2

Kỳ Thọ Hữu Sông Kênh – Tả sông Cừa K0+00 – K10+800 (xã Kỳ Thọ)

V

10,8

3 1

Hải-Hà-Thư Tả sông Trí -Hữu sông Cừa Tờ K0+00 – K3+00 và K9+00 – K12+700 (xã Kỳ Hải) và từ K12+700 – K17+400 (xã Kỳ Thư)

V

11,4

XI

Thị xã Kỳ Anh    

 

30,00

1

Đê Khang Ninh Tả sông Vịnh K6+500 – K15+00 (xã Kỳ Ninh)

V

8,5

2

Hải-Hà-Thư Tả sông Trí – Hữu sông Vịnh K3+00 – K9+00 (xã Kỳ Hà)

V

6

3

Hoàng Đình Tả sông Quyền – Hữu – sông Trí K0+00- K6+500 (phường Hưng Trí, xã Kỳ Trinh)

V

6,5

4

Hòa Lộc Hữu sông Quyền K0+00 – K5+800 (phường Kỳ Trinh)

V

5,8

5

Minh Đức Tà sông Khe Bò K0+00 – K3+200 (xã Kỳ Nam)

V

3,2

 

Tổng cộng

 

 

296,62

 

PHỤ LỤC IV

PHÂN CẤP QUẢN LÝ HỆ THỐNG KÈ BỜ SÔNG, BỜ BIỂN – TỈNH HÀ TĨNH
(Kèm theo Quyết định số 29/2020/QĐ-UBND ngày 23/10/2020 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)

TT

TUYẾN CÔNG TRÌNH

TUYẾN SÔNG/BIỂN

ĐỊA ĐIỂM

LÝ TRÌNH

CHIỀU DÀI (m)

I

Huyện Đức Thọ      

14.395

1

Kè Trường Sơn – Liên Minh Tả Sông La Xã Trường Sơn, Liên Minh K0+650 – K3+376

2.726

2

Kè Lạc – Hòa Hữu Ngàn Sâu Xã Hòa Lạc K0+00 – K1+909

1.909

3

Kè Đức Lạc (Tùng Lân) Hữu Ngàn Sâu Xã Hòa Lạc K0+00 – K1+206

1.206

4

Kè Kênh Tàng – Linh Cảm Hữu Ngàn Sâu Xã Tùng Ảnh K0+00 – K1+500

1.500

5

Kè Tùng Châu Hữu Sông Lam Xã Tùng Châu K0+00 – K1+218

1.218

6

Kè Đức Châu Hữu sông Đào Xã Tùng Châu K0+00 – K1+00

1.000

7

Kè Đức Quang Hữu Sông Lam Xã Quang Vĩnh K0+00 – K4+036

4.036

8

Kè Thị trấn Đức Thọ Hữu Sông La Thị trấn Đức Thọ K0+00 – K0+800

800

II

Huyện Hương Sơn      

16.908

1

Kè Sơn Long (2 đoạn) Tả Ngàn Sâu Xã Sơn Long K0+00 – K0+168 và K0+00 – K0+165

333

2

Kè Sơn Tân Hữu Ngàn Phố Xã Tân Mỹ Hà K0+00 – K1+965

1.965

3

Kè Sơn Mỹ Hữu Ngàn Phố Xã Tân Mỹ Hà K0+00 – K0+420

420

4

Kè Sơn Thịnh (2 đoạn) Tả Ngàn Phố Xã An Hòa Thịnh K0+00 – K0+509 và K0+00 – K1+712

2.221

5

Kè Sơn Hà Hữu Ngàn Phố Xã Tân Mỹ Hà K0+00 – K0+420

420

6

Kè Sơn Ninh (2 đoạn) Tả Ngàn Phố Xã Sơn Ninh K0+00 – K0+934 và K0+00 – K0+750

1.684

7

Kè Sơn Bằng (2 đoạn) Hữu Ngàn Phố Xã Sơn Bằng K0+00 – K0+698 và K0+00 – K0+515

1.213

8

Kè Sơn Trung Hữu Ngàn Phố Xã Sơn Trung K0+00 – K0+987

987

9

Kè Phố Châu Hữu Ngàn Phố TT Phố Châu K0+00 – K1+036

1.036

10

Kè Sơn Giang (3 đoạn) Tả Ngàn Phố Xã Sơn Giang K0+00 – K1+297

K0+00 – K0+810 và K0+00 – K0+207

2.314

11

Kè Sơn Tây (2 đoạn) Tả, Hữu Ngàn Phố Xã Sơn Tây K0+00 – K0+922 và K0+00 – K0+744

1.666

12

Kè Tây Sơn (2 đoạn) Tả, Hữu Ngàn Phố TT Tây Sơn K0+00 – K0+709 và K0+00 – K0+740

1.449

13

Kè Kim An Tả Ngàn Phố Xã Sơn Kim 1 K0+00 – K0+500

500

14

Kè mỏ hàn Sơn Kim 1 Tả Ngàn Phố Xã Sơn Kim 1 K0+00 – K0+500

500

15

Kè mỏ hàn Sơn Kim 2 (2 đoạn) Tả, Hữu Ngàn Phố Xã Sơn Kim 2 K0+00 – K0+100 và K0+00 – K0+100

200

III

Huyện Vũ Quang

6.518

1

Kè Ân Phú (3 đoạn) Tả Ngàn Sâu Xã Ân Phú K0+00 – K0+256;

K0+00 – K0+883 và K0+00 – K0+503

1.642

2

Kè Đức Lĩnh Tả Ngàn Sâu Xã Đức Lĩnh K0+00 – K1+719

1.719

3

Kè Đức Hương Tả Ngàn Sâu Xã Đức Hương K0+00 – K0+442

442

4

Kè Đức Liên Tả Ngàn Sâu Xã Đức Liên K0+00 – K0+906

906

5

Kè Thị trấn Vũ Quang (2 đoạn) Tả, Hữu Ngàn Trươi Thị trấn Vũ Quang K0+00 – K0+516 và K0+00 – K1+293

1.809

IV

Huyện Nghi Xuân      

1.185

1

Kè Xuân Giang Hữu sông Lam Xã Xuân Giang K0+00 – K0+860

860

2

Kè Xuân Hải Hữu sông Lam Xã Xuân Hải K0+00 – K0+325

325

V

Huyện Can Lộc      

176

1

Kè Đập Đình Bờ sông Đập Đình Xã Trung Lộc K0+00 – K0+176

176

VI

Huyện Thạch Hà  

 

 

2.041

1

Kè sông Cày Tả sông Cày Thị trấn Thạch Hà K0+00 – K2+041

2.041

VII

Huyện Cẩm Xuyên  

 

 

13.414

1

Kè Sông Hội (2 đoạn) Tả, Hữu Sông Hội Thị trấn Cẩm Xuyên K0+00 – K1+686 và K0+00 – K1+378

3.064

2

Kè Sông Rác (2 đoạn) Tả, Hữu Sông Rác Xã Cẩm Lạc, Cẩm Trung K0+00 – K4+489 và K0+00 – K3+556

8.045

3

Kè Thiên cầm Kè biển Thị trấn Thiên Cầm K0+00 – K0+934

934

4

Kè Cẩm Mỹ Hạ lưu hồ chứa cước Kẻ Gỗ Xã Cẩm Mỹ K0+00 – K0+596

596

5

Kè sông Ngàn Mọ (04 đoạn) sông Ngàn Mọ Xã Cẩm Duệ, Cẩm Thành K0+00 – K0+116; K0+00 – K0+162; K0+00 – K0+112 và K0+00 – K0+85

475

6

Kè Thiên Cầm – Cẩm Nhượng Kè biển Xã Cẩm Nhượng K0+00 – K0+300

300

VIII

Huyện Kỳ Anh      

1.679

1

Kè Sông Trí Tả sông Trí Xã Kỳ Châu K0+00 – K1+679

1.679

IX

Thị xã Kỳ Anh  

5.184

1

Kè Sông Trí (2 đoạn) Tả, Hữu Sông Trí Phường Hưng Trí K0+00 – K2+00 và K0+00 – K3+00

5.000

2

Kè Sông Vịnh Tả Sông Vịnh Phường Kỳ Long K0+00 – K0+184

184

X

Huyện Hương Khê      

11.627

1

Kè Hương Trạch (3 đoạn) Tả, Hữu sông Ngàn Sâu Xã Hương Trạch K0+00 – K2+100;

K0 đến K1+830 và K0+00 – K2+160

6.090

2

Kè Phúc Trạch Tả Ngàn Sâu Xã Phúc Trạch K0+00 – K1+100

1.100

3

Kè Điền Mỹ Tả Ngàn Sâu Xã Điền Mỹ K0+00 – K0+645

645

4

Kè Hòa Hải Hữu Rào Nổ Xã Hòa Hải K0+00 – K0+298

298

5

Kè Hương Vĩnh Hữu Sông Tiêm Xã Hương Vĩnh K0+00 – K1+156

1.156

6

Kè Gia Phố Tả Ngàn Sâu Xã Gia Phố K0+00 – K0+440

440

7

Kè Lộc Yên (2 đoạn) Tả Ngàn Sâu Xã Lộc Yên K0+00 – K1+032 và K0+00 – K0+866

1.898

 

Tổng cộng

   

73.127

 

PHỤ LỤC V

LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ – ĐÊ NHÂN DÂN PHÂN BỔ CHO CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
(Kèm theo Quyết định số 29/2020/QĐ-UBND ngày 23/10/2020 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)

STT

HUYỆN, TP, THỊ XÃ

CHIỀU DÀI ĐÊ (Km)

SỐ LƯỢNG NHÂN VIÊN (Người)

1

Huyện Đức Thọ

19,9

11

2

Thị xã Hồng Lĩnh

3,6

2

3

Huyện Hương Sơn

12,20

6

4

Huyện Vũ Quang

0,3

1

5

Huyện Nghi Xuân

35,58

16

6

Huyện Can Lộc

28,00

12

7

Huyện Thạch Hà

38,30

17

8

Huyện Lộc Hà

44,90

20

9

Thành phố Hà Tĩnh

33,80

17

10

Huyện Cẩm Xuyên

40,54

18

11

Huyện Kỳ Anh

28,70

12

12

Thị xã Kỳ Anh

30,00

12

 

Tổng cộng

315,82

144

 

PHỤ LỤC VI

CHI TIẾT LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ ĐÊ NHÂN DÂN PHÂN BỔ DAO CÁC ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 29/2020/QĐ-UBND ngày 23/10/2020 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)

STT

HUYỆN, TP, THỊ XÃ

XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

CHIỀU DÀI ĐÊ (Km)

SỐ LƯỢNG NHÂN VIÊN (Người)

I

Huyện Đức Thọ  

19,9

11

1

Tùng Ảnh

2,5

1

2

Thị trấn Đức Thọ

3,8

2

3

Bùi La Nhân

5,2

2

4

Yên Hồ

4,1

2

5

Trường Sơn

3,0

2

6

Liên Minh

0,8

1

7

Đức Lạng

0,5

1

II

Thị xã Hồng Lĩnh  

3,6

2

1

Trung Lương

3,6

2

III

Huyện Hương Sơn  

12,20

6

1

Sơn Châu

3,00

2

2

Tân Mỹ Hà

7,25

3

3

Sơn Long

1,95

1

IV

Huyện Vũ Quang  

0,3

1

1

Đức Lĩnh

0,3

1

V

Huyện Nghi Xuân  

35,58

16

1

Thị trấn Xuân An

3,60

2

2

Xuân Giang

0,99

1

3

Thị Trấn Tiên Điền

2,55

1

4

Xuân Hải

1,83

1

5

Xuân Phổ

2,70

1

6

Đan Trường

6,62

3

7

Xuân Hội

7,31

3

8

Xuân Yên

2,20

1

9

Cương Gián

7,78

3

VI

Huyện Can Lộc  

28,00

12

1

Vượng Lộc

3,11

2

2

Thị trấn Nghèn

14,09

5

3

Thiên Lộc

2,50

1

4

Thuần Thiện

3,10

2

5

Tùng Lộc

5,20

2

VII

Huyện Thạch Hà  

38,30

17

1

Thị trấn Thạch Hà

5,14

2

2

Thạch Long

2,01

1

3(

Thạch Sơn

5,27

2

4

Thạch Kênh

6,58

3

5

Tượng Sơn

7,14

3

6

Thạch Lạc

1,26

1

7

Thạch Khê

3,58

2

8

Đình Bàn

7,32

3

VI

Huyện Lộc Hà  

44,90

20

1

Ích Hậu

9,80

4

2

Phù Lưu

3,00

2

3

Thạch Mỹ

2,70

3

4

Hộ Độ

8,30

2

5

Mai Phụ

4,50

2

6

Thạch Châu

3,50

2

7

TT. Lộc Hà

3,30

2

8

Thạch Kim

1,70

1

9

Thịnh Lộc

8,10

3

IX

Thành phố Hà Tĩnh  

33,80

17

1

Thạch Linh

3,70

2

2

Thạch Trung

5,64

2

3

Thạch Bình

3,50

2

4

Thạch Hạ

1,34

1

5

Đồng Môn

5,33

2

6

Thạch Hưng

4,00

2

7

Thạch Quý

0,43

1

8

Văn Yên

3,02

2

9

Đại Nài

6,85

3

X

Huyện Cẩm Xuyên  

40,54

18

1

Cẩm Lĩnh

6,80

3

2

Cẩm Lộc

6,58

3

3

Cẩm Trung

5,87

2

4

Cẩm Hà

3,92

2

5

Cẩm Thịnh

1,00

1

6

Nam Phúc Thăng

6,74

3

7

TT Thiên Cầm

7,03

3

8

Cẩm Nhượng

2,60

1

XI

Huyện Kỳ Anh  

28,70

12

1

Kỳ Khang

6,50

3

2

Kỳ Thọ

10,80

4

3

Kỳ Hải

6,70

3

4

Kỳ Thư

4,70

2

XII

Thị xã Kỳ Anh  

30,00

12

1

Kỳ Ninh

8,50

3

2

Kỳ Hà

6,00

2

3

Kỳ Trinh

10,10

4

4

Hưng Trí

2,20

1

5

Kỳ Nam

3,20

2

 

Tổng cộng

315,82

144

QUYẾT ĐỊNH 29/2020/QĐ-UBND QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU VÀ TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ ĐÊ NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
Số, ký hiệu văn bản 29/2020/QĐ-UBND Ngày hiệu lực 03/11/2020
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Lĩnh vực khác
Ngày ban hành 23/10/2020
Cơ quan ban hành Hà Tĩnh
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản