QUYẾT ĐỊNH 5343/QĐ-UBND NĂM 2020 VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT GIỐNG BƯỞI ĐỎ TÂN LẠC VÀ MỘT SỐ GIỐNG BƯỞI ĐẶC SẢN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025 DO THÀNH PHỐ HÀ NỘI BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 30/11/2020

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 5343/QĐ-UBND

Hà Nội ngày 30 tháng 11 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT GIỐNG BƯỞI ĐỎ TÂN LẠC VÀ MỘT SỐ GIỐNG BƯỞI ĐẶC SẢN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021 – 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND ngày 05/12/2018 của HĐND Thành phố về một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội;

Căn cứ Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐND ngày 07/07/2020 của HĐND Thành phố quy định một số nội dung và mức chi thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố;

Căn cứ Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 09/7/2012 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 439/QĐ-UBND ngày 21/01/2019 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển sản xuất bưởi đỏ Tân Lạc và một số giống bưởi đặc sản Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 3215/QĐ-UBND ngày 14/6/2019 của UBND Thành phố về việc ban hành danh mục các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội và tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của thành phố Hà Nội.

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 447/TTr-SNN ngày 19/11/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển sản xuất giống bưởi đỏ Tân Lạc và một số giống bưởi đặc sản Hà Nội giai đoạn 2021-2025.

Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Khoa học và Công nghệ; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố; Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh thành phố Hà Nội, Kho bạc Nhà nước Hà Nội; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Bộ Nông nghiệp và PTNT; (để báo cáo)
– Thường trực Thành ủy; (để báo cáo)
– Thường trực HĐND TP; (để báo cáo)
– Chủ tịch UBND Thành phố; (để báo cáo)
– Các PCT UBND Thành phố;
– VPUB: CVP, PCVP V.T.Anh, KT, TKBT;
– Lưu: VT, KT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Văn Sửu

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT GIỐNG BƯỞI ĐỎ TÂN LẠC VÀ MỘT SỐ GIỐNG BƯỞI ĐẶC SẢN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021 – 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5343/QĐ-UBND ngày 30/11/2020 của UBND thành phố Hà Nội)

Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch phát triển sản xuất giống bưởi đỏ Tân Lạc và một số giống bưởi đặc sản Hà Nội giai đoạn 2021- 2025, như sau:

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

Hình thành và phát triển các vùng phát triển các vùng sản xuất bưởi hàng hóa theo hướng an toàn, VietGAP, GlobalGAP đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn Thành phố và xuất khẩu, góp phần tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp Hà Nội theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

– Phát triển trồng mới một số giống bưởi đến năm 2025 là 200 ha (bưởi đỏ Tân Lạc, bưởi Diễn, bưởi Tam Vân, bưởi Thồ Bạch Hạ,…).

– Phấn đấu 100% diện tích sản xuất bưởi an toàn, trong đó: 30 – 40% diện tích sản xuất bưởi đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ.

– Áp dụng quy trình sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm để nâng cao năng suất, chất lượng mẫu mã quả.

– Xây dựng 02 – 03 cơ sở phát triển sản xuất bưởi gắn với tiêu thụ sản phẩm.

– Xây dựng và duy trì được từ 03 nhãn hiệu chuối tập thể.

– Đào tạo, tập huấn cho 6.390 người trong đó: Đào tạo 390 cán bộ, nông dân tiêu biểu, 5.500 nông dân tham gia về quản lý, kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi.

– Đến năm 2025 cấp 02 – 03 mã OTAS (mã số toàn cầu truy xuất nguồn gốc) cho các vùng sản xuất bưởi tập trung.

II. Nội dung Kế hoạch

1. Tập huấn, đào tạo kỹ thuật, học tập trao đổi kinh nghiệm

a) Đào tạo chuyên sâu cho cán bộ xã, HTX và nông dân tiêu biểu:

Tổ chức đào tạo cho 390 học viên, bao gồm các nông dân sản xuất tiêu biểu, thành viên đại diện của các hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh, cơ sở chế biến tiêu thụ về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản bưởi; sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

Quy mô: 13 lớp, 30 học viên/lớp; thời gian học 7 ngày tại các cơ sở đào tạo, Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu về cây ăn quả trong nước.

b) Tập huấn kỹ thuật:

– Tổ chức tập huấn cho 5.500 nông dân, chủ trang trại về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân, nhận biết và phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản bưởi.

Quy mô: 110 lớp, 50 học viên/lớp; thời gian học 3 buổi/lớp.

c) Học tập trao đổi kinh nghiệm:

Hàng năm tổ chức 01 đoàn cán bộ, công chức, viên chức đi công tác, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các địa phương điển hình về sản xuất, tiêu thụ bưởi ở trong nước.

2. Hỗ trợ sản xuất

– Hỗ trợ trồng mới 200 ha một số giống bưởi, trong đó: Năm 2021 (23ha), năm 2022 (52ha), năm 2023 (45ha), năm 2024 (40ha), năm 2025 (40ha) tại các vùng trồng bưởi tập trung tại Hà Nội của các huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Chương Mỹ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Ứng Hòa, Phú Xuyên.

– Hỗ trợ chăm sóc 250 ha bưởi năm thứ 2 cụ thể: Năm 2021 (90ha), năm 2022 (28ha), năm 2023 (52ha), năm 2024 (40ha), năm 2025 (40ha).

– Ứng dụng đồng bộ giải pháp kỹ thuật sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn GlobalGAP với quy mô 15 ha.

– Ứng dụng đồng bộ kỹ thuật sản xuất bưởi theo VietGAP với quy mô 150 ha.

– Thâm canh bưởi hữu cơ với diện tích 15ha.

– Cấp mã 02 – 03 vùng trồng trên hệ thống/tiêu chuẩn OTAS.

– Mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm (Hỗ trợ tư vấn xây dựng liên kết; Hỗ trợ cơ sở sản xuất tham gia vào chuỗi liên kết (bao gồm: chi phí giám sát và cấp giấy chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam; chi phí quản lý giám sát, truy xuất nguồn gốc: E-GAP; thiết bị,…); hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại; hỗ trợ hội nghị; đào tạo, tập huấn cho các tác nhân tham gia theo quy định của pháp luật.

– Đánh giá hiệu quả của Kế hoạch phát triển bưởi đỏ Tân Lạc và một số giống bưởi đặc sản Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025.

3. Thông tin tuyên truyền, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu

– Viết 10 bài báo, đăng trên các báo của Trung ương và Hà Nội về kết quả sản xuất, tiêu thụ bưởi.

– Xây dựng 05 phóng sự, phát trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội về kết quả sản xuất, tiêu thụ bưởi.

– Tổ chức hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết về Kế hoạch phát triển sản xuất bưởi đỏ Tân Lạc và một số giống bưởi đặc sản Hà Nội.

– Xây dựng và duy trì phát triển 02 – 03 nhãn hiệu tập thể bưởi cho các huyện.

– Ứng dụng đồng bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao thâm canh bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP.

– Tổ chức 02 hội thi tìm hiểu về sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo quản, tiêu thụ bưởi.

– Tổ chức 02 hội nghị xúc tiến thương mại và kết nối tiêu thụ sản phẩm bưởi.

– Hỗ trợ tham gia 05 hội chợ, Festival, triển lãm nông sản ở trong nước.

III. Thời gian thực hiện: Từ năm 2021-2025.

V. Dự kiến kinh phí

Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch: 245.993.288.000 đồng (Bằng chữ: Hai trăm bốn mươi lăm tỷ, chín trăm chín mươi ba triệu, hai trăm tám mươi tám nghìn đồng chẵn). Trong đó:

– Ngân sách Thành phố: 84.485.270.000 đồng (Bằng chữ: Tám mươi tư tỷ, bốn trăm tám mươi lăm triệu, hai trăm bảy mươi nghìn đồng), chiếm 34,3%.

– Kinh phí của các tổ chức, cá nhân đối ứng: 161.508.018.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm sáu mươi mốt tỷ, năm trăm linh tám triệu, không trăm mười tám nghìn đồng), chiếm 65,7%.

(Chi tiết tại Phụ lục I kèm theo)

VI. Trách nhiệm của các đơn vị

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý, tính chính xác số liệu, nội dung trình duyệt Kế hoạch này.

– Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành, đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, không trùng lắp với các nội dung, nhiệm vụ được giao và thực hiện hỗ trợ đảm bảo đúng chế độ, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức theo đúng quy định của pháp luật.

– Tổng hợp kết quả thực hiện, tham mưu báo cáo UBND Thành phố theo quy định.

2. Sở Tài chính

Căn cứ khả năng cân đối ngân sách của Thành phố, chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan thống nhất tham mưu, báo cáo UBND Thành phố cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn sự nghiệp triển khai thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định của pháp luật.

3. Các sở, ngành liên quan

Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố và các đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, đơn vị liên quan trình tổ chức thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.

5. Yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã và các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức, triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, theo đúng quy định của pháp luật./.

 

PHỤ LỤC I

TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT GIỐNG BƯỞI ĐỎ TÂN LẠC VÀ MỘT SỐ GIỐNG BƯỞI ĐẶC SẢN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 5343/QĐ-UBND ngày 30/11/2020 của UBND thành phố Hà Nội)

TT

Nội dung

Lp

Số lượng

Kinh phí thực hiện

Kinh phí đối ứng

Kinh phí đề nghị hỗ trợ

Phân kỳ

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

I

Hỗ trợ đào tạo, tập huấn kỹ thuật; học tập trao đổi kinh nghiệm

 

 

6.067.200

6.067.200

966.350

1.383.450

1.383.450

1.233.850

1.100.100

1

Đào tạo chuyên sâu cho cán bộ HTX, chủ trang trại, nông dân tiêu biểu

Lớp

12

1.795.200

1.795.200

299.200

448.800

448.800

299.200

299.200

2

Tập huấn kỹ thuật

Lớp

110

2.942.500

2.942.500

401.250

668.750

668.750

668.750

535.000

3

Học tập, trao đổi kinh nghiệm

Đoàn

5

1.329.500

1.329.500

265.900

265.900

265.900

265.900

265.900

II

Ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản

 

 

212.904.505

153.418.018

59.486.488

5.608.653

17.246.887

13.973.409

14.683.070

7.974.470

1

Hỗ trợ phát triển sản xuất

119.442.480

95.967.980

23.474.500

3.565.520

5.580.264

5.221.676

4.553.520

4.553.520

a

Trồng mi bưởi

Ha

200

73.418.400

53.478.400

19.940.000

2.293.100

5.184.400

4.486.500

3.988.000

3.988.000

b

Chăm sóc năm thứ 2

ha

250

46.024.080

42.489.580

3.534.500

1.272.420

395.864

735.176

565.520

565.520

2

Ứng dụng đồng bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao thâm canh bưởi theo tiêu chuẩn GlobalGAP

Ha

15

6.729.930

4.282.350

2.447.580

815.860

815.860

815.860

3

Ứng dụng đồng bộ kỹ thuật sản xuất theo VietGAP

Ha

150

62.949.300

42.823.500

20.125.800

6.708.600

6.708.600

6.708.600

4

Thâm canh bưởi hữu cơ

ha

15

3.801.075

1.637.438

2.163.638

721.213

721.213

721.213

5

Mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm

MH

3

18.969.600

8.706.750

10.262.850

3.420.950

3.420.950

3.420.950

6

Cấp mã vùng trồng trên hệ thống/tiêu chuẩn OTAS phục vụ nội tiêu và xuất khẩu

Vùng

2

1.012.120

1.012.120

506.060

506.060

III

Hỗ trợ dây chuyền sơ chế, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm

DC

 

16.000.000

8.000.000

8.000.000

 

4.000.000

4.000.000

 

 

III

Thông tin tuyên truyền, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng nhãn hiệu, học tập trao đổi kinh nghiệm…

 

 

9.097.406

90.000

9.007.406

753.280

1.392.980

2.669.702

1.719.722

2.471.722

IV

Kinh phí triển khai

 

 

1.924.176

1.924.176

171.717

297.896

378.375

328.378

747.810

1

Đánh giá hiệu quả của kế hoạch phát triển bưởi đỏ Tân Lạc và một số giống bưởi đặc sản Hà Nội giai đoạn 2021-2025

215.000

215.000

215.000

3

Chi khác (đấu thầu, kiểm tra nghiệm thu, thuê chuyên gia, VPP,…)

1.709.176

1.709.176

171.717

297.896

378.375

328.378

532.810

 

Tổng cộng

 

 

245.993.288

161.508.018

84.485.270

7.500.000

24.321.213

22.404.936

17.965.020

12.294.102

 

PHỤ LỤC II

TỔNG HỢP HIỆN TRẠNG DIỆN TÍCH BƯỞI ĐỎ TÂN LẠC VÀ MỘT SỐ GIỐNG BƯỞI ĐẶC SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI NĂM 2015 – 2019
(Kèm theo Quyết định số 5343/QĐ-UBND ngày 30/11/2020 của UBND thành phố Hà Nội)

1. Hiện trạng diện tích, sản lượng bưởi

TT

Hạng mục

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

1

Diện tích hiện có (ha)

3.112,0

3.806,0

4.848,0

5.744,65

6.743,87

Trồng mới (ha)

738,8

989,5

1.025,3

973,57

935,91

Diện tích cho sản phẩm (ha)

2.523,0

2.852,0

3.430,7

3.967,61

5.341,33

2

Năng suất (tạ/ha)

150,5

150,3

150,6

157,30

168,22

3

Sản lượng thu hoạch (tấn)

37.984,0

42.823,0

51.667,8

62.412,00

89.853,31

2. Hiện trạng diện tích bưởi đỏ Tân Lạc và một số giống bưởi đặc sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2015 – 2019

ĐVT: ha

TT

Giống bưi

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Giống bưởi Diễn

4.120,0

4.652,0

5.360,0

5.700,0

2

Giống bưởi đỏ Tân Lạc

242,5

344,6

459,5

608,0

3

Bưởi Tam Vân

102,5

230,9

300,3

360,0

4

Bưởi đường Cát Quế

42,6

43,5

44,6

44,8

5

Bưởi Thồ,….

12,0

16,8

23,2

35,0

QUYẾT ĐỊNH 5343/QĐ-UBND NĂM 2020 VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT GIỐNG BƯỞI ĐỎ TÂN LẠC VÀ MỘT SỐ GIỐNG BƯỞI ĐẶC SẢN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025 DO THÀNH PHỐ HÀ NỘI BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 5343/QĐ-UBND Ngày hiệu lực 30/11/2020
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Thương mại
Ngày ban hành 30/11/2020
Cơ quan ban hành Hà Nội
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản