57. Thu hồi giấy phép lao động, Trục xuất người lao động nước ngoài
Dựa vào quy định tại Bộ Luật lao động 2019 và Nghị định 152/2020/NĐ-CP, Dữ liệu pháp lý sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về “Thu hồi giấy phép lao độn, trục xuất người lao động nước ngoài”.
1. Trục xuất người lao động nước ngoài
1.1 Các trường hợp trục xuất người lao động nước ngoài
Theo khoản 5 Điều 34, khoản 2 Điều 153 Bộ luật Lao động 2019, các trường hợp trục xuất người lao động nước ngoài bao gồm:
– Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động;
– Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1.2 Thủ tục trục xuất
Theo khoản 2 Điều 153 Bộ luật lao động 2019, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
2. Thu hồi giấy phép lao động
2.1 Các trường hợp thu hồi giấy phép lao động
Theo Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, các trường hợp thu hồi giấy phép lao động bao gồm:
– Giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 156 của Bộ luật Lao động. Các trường hợp Giấy phép lao động hết hiệu lực cụ thể là:
+ Giấy phép lao động hết thời hạn.
+ Chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
+ Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
+ Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
+ Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
+ Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
– Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định này.
– Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
2.2 Quy trình thu hồi
Theo Điều 21 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, quy trình thu hồi giấy phép lao động được thực hiện như sau:
– Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định này thì trong 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực, người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài để nộp lại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó kèm theo văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được.
– Đối với trường hợp quy định tại khoản 2, 3 Điều 20 Nghị định này thì Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động ra quyết định thu hồi giấy phép lao động theo Mẫu số 13/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo cho người sử dụng lao động đã thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài và nộp lại cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động gửi người sử dụng lao động.
Kết luận: Để thu hồi giấy phép lao động, trục xuất người lao động nước ngoài cần tuân theo quy định tại Bộ Luật lao động 2019 và Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
Chi tiết trình tư, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:
Trục xuất người lao động nước ngoài
Thủ tục | Nội dung |
---|