71. Quyền, trách nhiệm của các tổ chức trong công tác an toàn, vệ sinh lao động

Chủ đề: Quyền, trách nhiệm của các tổ chức trong công tác an toàn, vệ sinh lao động

Dựa trên quy định của Luật an toàn và vệ sinh lao động 2015, Dữ liệu pháp lý cung cấp các thông tin cần thiết về “Quyền, trách nhiệm của các tổ chức trong công tác an toàn, vệ sinh lao động

 1. Quyền, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác

Theo khoản 1 Điều 8 Luật an toàn và vệ sinh lao động 2015, quy định quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, cụ thể như sau:

Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, huấn luyện và phát triển các dịch vụ về an toàn, vệ sinh lao động;

– Tham gia ý kiến, giám sát, phản biện xã hội trong việc xây dựng chế độ chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

– Tham gia cùng với các cơ quan quản lý nhà nước đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng, chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, triển khai công tác nghiên cứu khoa học;

Vận động đoàn viên, hội viên thực hiện công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Phát hiện và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

2. Quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn

Theo Điều 9 Luật an toàn và vệ sinh lao động 2015 quy định quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn, cụ thể như sau:

Tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng, kiến nghị chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước thanh tra, kiểm tra, giám sát, xây dựng, hướng dẫn cũng như giám sát thực hiện việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tham gia điều tra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.

Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, thực hiện các biện pháp khắc phục, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động khi phát hiện nơi làm việc có yếu tố có hại hoặc yếu tố nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của con người trong quá trình lao động.

Vận động người lao động chấp hành quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Đại diện tập thể người lao động và người lao động ( tỏng trường hợp được ủy quyền) khởi kiện khi quyền của tập thể người lao động về an toàn, vệ sinh lao động bị xâm phạm;

Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; kiến nghị các giải pháp chăm lo cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức phong trào thi đua về an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức và hướng dẫn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

Khen thưởng công tác an toàn, vệ sinh lao động.

3. Quyền, trách nhiệm của công đoàn cơ sở

Quyền, trách nhiệm của công đoàn cơ sở được quy định tại Điều 10 Luật an toàn và vệ sinh lao động 2015, cụ thể như sau:

Tham gia với người sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động.

Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện điều khoản về an toàn, vệ sinh lao động trong thỏa ước lao động tập thể; có trách nhiệm giúp đỡ người lao động khiếu nại, khởi kiện khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng bị xâm phạm.

Đối thoại với người sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề;

Tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động, điều tra tai nạn lao động; giám sát và yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện đúng các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, giải quyết chế độ, đào tạo nghề và bố trí công việc cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Kiến nghị với người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, khắc phục hậu quả sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Tuyên truyền, vận động người lao động, người sử dụng lao động thực hiện tốt các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức tập huấn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ công đoàn và người lao động.

Yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động nếu cần thiết khi phát hiện nơi làm việc có nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người lao động.

Tham gia Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này;

Tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động để ứng cứu, khắc phục hậu quả sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động; trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện nghĩa vụ khai báo theo quy định tại Điều 34 của Luật này thì công đoàn cơ sở có trách nhiệm thông báo ngay với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 35 của Luật này để tiến hành điều tra.

– Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các phong trào thi đua, phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc; quản lý, hướng dẫn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

– Nếu không có công đoàn cơ sở thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm quy định tại Điều này khi được người lao động ở đó yêu cầu.

4. Quyền, trách nhiệm của Hội nông dân Việt Nam

Theo Điều 11 Luật an toàn và vệ sinh lao động 2015, Hội nông dân Việt Nam có quyền và trách nhiệm sau đây:

Tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng, kiến nghị chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho nông dân.

Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động là nông dân; tham gia điều tra tai nạn lao động khi người bị tai nạn lao động là nông dân.

Tham gia hoạt động tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho nông dân.

Phối hợp với cơ quan nhà nước trong việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho nông dân.

Vận động nông dân tham gia phong trào bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho nông dân theo quy định của pháp luật.

Kết luận:

Quyền, trách nhiệm của các tổ chức trong công tác an toàn, vệ sinh lao động được quy định từ Luật an toàn và vệ sinh lao động 2015.

Trình tự thủ tục xem tại đây

Quyền, trách nhiệm của các tổ chức trong công tác an toàn, vệ sinh lao động

 

Thủ tục Nội dung