Chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại
Thủ tục | Chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại | |
Trình tự thực hiện | – Văn phòng Thừa phát lại có nhu cầu chuyển nhượng gửi hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động;
– Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do; – Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do. |
|
Cách thức thực hiện | -Trực tiếp
-Dịch vụ bưu chính |
|
Thành phần số lượng hồ sơ | – Giấy đề nghị chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
– Hợp đồng chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại có công chứng theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; – Biên bản kiểm kê hồ sơ nghiệp vụ của Văn phòng được chuyển nhượng; – Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại của các Thừa phát lại nhận chuyển nhượng để đối chiếu; – Bản chính Quyết định cho phép thành lập và Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại được chuyển nhượng; – Bản kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 02 năm gần nhất đã được kiểm toán của Văn phòng được chuyển nhượng; – Văn bản cam kết của Thừa phát lại nhận chuyển nhượng với nội dung quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 28 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
|
Thời hạn giải quyết | – Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại;
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng. |
|
Đối tượng thực hiện | Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX) | |
Cơ quan thực hiện | Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh | |
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại. | |
Lệ phí | Không | |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | – Giấy đề nghị chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
– Hợp đồng chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại có công chứng theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; |
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | – Văn phòng Thừa phát lại chỉ được chuyển nhượng khi đã hoạt động được ít nhất 02 năm, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động;
– Thừa phát lại nhận chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại phải đáp ứng các điều kiện sau đây: + Cam kết hành nghề ít nhất 02 năm tại Văn phòng Thừa phát lại mà mình nhận chuyển nhượng, kế thừa quyền và nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại mà mình nhận chuyển nhượng; + Cam kết tiếp tục thực hiện đầy đủ các công việc theo hợp đồng, thỏa thuận giữa Văn phòng Thừa phát lại mà mình nhận chuyển nhượng với người yêu cầu, các cơ quan theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP; + Không thuộc trường hợp đang bị tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP tại thời điểm nhận chuyển nhượng. |
|
Cơ sở pháp lý | – Nghị định 08/2020/NĐ-CP |
Số hồ sơ | 1.008936 | Lĩnh vực | Thừa phát lại |
Cơ quan ban hành | Cần Thơ | Cấp thực hiện | Tỉnh |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |