21. Phân định, áp mã, phân loại và lưu giữ chất thải nguy hại
Việc phân định, áp mã, phân loại và lưu giữ chất thải nguy hại phải được thực hiện một cách nghiêm túc, tuân thủ pháp luật để tránh nguy hại đến môi trường. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể các quy định này thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2014, Nghị định 38/2015/NĐ-CP, Thông tư 36/2015/TT-BTNMT.
1. Khái niệm
Khoản 13 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
2. Quy định về phân định, áp mã, phân loại và lưu giữ chất thải nguy hại
Điều 5 Nghị định 38/2015/NĐ-CP quy định về phân định, áp mã, phân loại và lưu giữ chất thải nguy hại như sau:
– Việc phân định chất thải nguy hại được thực hiện theo mã, danh mục và ngưỡng chất thải nguy hại.
– Các chất thải nguy hại phải được phân loại theo mã chất thải nguy hại để lưu giữ trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp. Được sử dụng chung bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đối với các mã chất thải nguy hại có cùng tính chất, không có khả năng gây phản ứng, tương tác lẫn nhau và có khả năng xử lý bằng cùng một phương pháp.
– Nước thải nguy hại được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong hệ thống xử lý nước thải tại cơ sở phát sinh thì được quản lý theo quy định về quản lý nước thải tại Chương V Nghị định này.
– Chất thải nguy hại phải được phân loại bắt đầu từ thời điểm đưa vào lưu giữ hoặc chuyển đi xử lý.
CTNH phải được chủ nguồn thải phân loại bắt đầu từ các thời điểm:
+ Khi đưa vào khu vực lưu giữ CTNH tại cơ sở phát sinh CTNH;
+ Khi chuyển giao CTNH đi xử lý bên ngoài cơ sở mà không đưa vào khu vực lưu giữ CTNH tại cơ sở phát sinh CTNH.
+ Trường hợp CTNH được đưa vào tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng tại cơ sở sau khi phát sinh thì dựa vào công nghệ, kỹ thuật hiện có, chủ nguồn thải CTNH được lựa chọn phân loại hoặc không phân loại.
3. Phân định, phân loại CTNH
Điều 6 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT quy định cụ thể việc phân định phân loại CTNH như sau:
– Việc phân định CTNH thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này và Quy chuẩn kỹ thuật môi trường (sau đây viết tắt là QCKTMT) về ngưỡng CTNH.
– CTNH phải được chủ nguồn thải phân loại bắt đầu từ các thời điểm:
+ Khi đưa vào khu vực lưu giữ CTNH tại cơ sở phát sinh CTNH;
+ Khi chuyển giao CTNH đi xử lý bên ngoài cơ sở mà không đưa vào khu vực lưu giữ CTNH tại cơ sở phát sinh CTNH.
– Trường hợp CTNH được đưa vào tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng tại cơ sở sau khi phát sinh thì dựa vào công nghệ, kỹ thuật hiện có, chủ nguồn thải CTNH được lựa chọn phân loại hoặc không phân loại.
Kết luận: Các tổ chức, cá nhân có liên quan cần phân định, áp mã, phân loại và lưu giữ chất thải nguy hại theo đúng quy định của pháp luật để không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Phân định, áp mã, phân loại và lưu giữ chất thải nguy hại
Thủ tục | Nội dung |
---|