34. Cải tạo, phục hồi môi trường khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

Dựa theo quy định của Nghị định 38/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 40/2019/NĐ-CP, Thông tư 25/2019/TT-BTNMT, Dữ liệu pháp lý cung cấp các thông tin cần thiết về “Cải tạo, phục hồi môi trường khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

1. Khái niệm

Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt là khu vực được thiết kế, xây dựng để chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan. (khoản 1 Điều 2 Thông tư 25/2019/TT-BTNMT)

Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt là việc chấm dứt hoạt động chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt (khoản 8 Điều 2 Thông tư 25/2019/TT-BTNMT)

2. Cải tạo, phục hồi môi trường khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

Theo khoản 1 Điều 23 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, việc phục hồi, tái sử dụng diện tích sau khi đóng bãi chôn lấp phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Trước khi tái sử dụng mặt bằng phải tiến hành khảo sát, đánh giá các yếu tố môi trường liên quan;

– Trong thời gian chờ sử dụng lại mặt bằng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, việc xử lý nước rỉ rác, khí gas vẫn phải tiếp tục hoạt động bình thường;

Theo dõi sự biến động của môi trường tại các trạm quan trắc sau khi chấm dứt hoạt động của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.

3. Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Theo khoản 2 Điều 23 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, điểm a, b khoản 10 Điều 3 của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt khi đóng bãi chôn lấp là:

Ngay sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phải tiến hành cải tạo cảnh quan khu vực đồng thời có các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.

– Tổ chức giám sát môi trường định kỳ, theo dõi diễn biến môi trường tại bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đã đóng ít nhất 05 (năm) năm kể từ ngày đóng bãi chôn lấp. Kết quả giám sát môi trường định kỳ phải được báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của địa phương;

Lập bản đồ địa hình của khu vực sau khi đóng bãi chôn lấp, chấm dứt hoạt động của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;

Đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm trong những năm tiếp theo;

Lập hồ sơ bàn giao mặt bằng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

4. Quy trình đóng bãi chôn lập chất thải rắn sinh hoạt

Theo điểm c khoản 10 Điều 3 của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn quy trình đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi kết thúc hoạt động. Cụ thể, theo khoản 3 Điều 21 Thông tư 25/2019/TT-BTNMT, trình tự đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt được quy định như sau:

– Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cần có lớp đất phủ trên cùng có hàm lượng sét hoặc lớp vải nhựa HDPE hoặc chất liệu tương đương lớn hơn 30%, đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn và được đầm nén cẩn thận, chiều dày lớn hơn hoặc bằng 60 cm. Độ dốc từ chân đến đỉnh bãi tăng dần từ 3% đến 5%, luôn đảm bảo thoát nước tốt và không trượt lở, sụt lún, sau đó cần tiến hành các hoạt động sau:

+ Phủ lớp đệm bằng đất có thành phần phổ biến là cát dày từ 50 cm đến 60 cm;

+ Phủ lớp đất trồng (lớp đất thổ nhưỡng) dày từ 20 cm đến 30 cm;

+ Trồng cỏ và cây xanh;

Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt có nhiều ô chôn lấp phải tiến hành đóng từng ô chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo trình tự trên.

– Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, chủ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phải báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về hiện trạng của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt. Báo cáo bao gồm các nội dung sau:

+ Tình trạng hoạt động, hiệu quả và khả năng vận hành của tất cả các công trình trong bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:

++ Hệ thống chống thấm của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt,

++ Hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác,

++ Hệ thống quản lý nước mặt, nước ngầm,

++ Hệ thống thu gom khí thải,

++ Hệ thống giám sát chất lượng nước ngầm và các công trình bảo vệ môi trường khác theo quy định của pháp luật hiện hành (nếu có);

+ Kết quả quan trắc chất lượng nước thải, chất lượng nước ngầm và khí thải từ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ra môi trường;

+ Báo cáo việc phục hồi môi trường, cải thiện cảnh quan khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và biện pháp kiểm soát ô nhiễm trong những năm tiếp theo;

+ Lập bản đồ địa hình của khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;

+ Việc đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt được xác nhận là hoàn thành khi các thành phần môi trường do hoạt động chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho phép;

Sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, tiếp tục không cho phép người và súc vật ra, vào tự do, đặc biệt trên đỉnh bãi nơi tập trung khí gas. Phải có các biển báo, chỉ dẫn an toàn trong bãi chôn lấp.

Kết luận:

Cải tạo, phục hồi môi trường khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt được quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 40/2019/NĐ-CP, Thông tư 25/2019/TT-BTNMT.

Trình tự thủ tục và biểu mẫu xem tại đây

Cải tạo, phục hồi môi trường khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

Thủ tục Nội dung