45. Công bố danh mục sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường; tiêu chí lựa chọn, thẩm định công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

Chủ đề: Công bố danh mục sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường; Tiêu chí lựa chọn, thẩm định công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Dựa vào quy định tại Thông tư 25/2019/TT-BTNMT, Dữ Liệu Pháp Lý cung cấp các thông tin cần thiết về “Tiêu chí lựa chọn, thẩm định công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt

1. Công bố danh mục sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường

Theo Điều 18 Thông tư 25/2019/TT-BTNMT, Tổng cục Môi trường công bố Danh mục sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường được chứng nhận nhãn sinh thái “Nhãn xanh Việt Nam” trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Môi trường.

2. Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Theo khoản 1 Điều 20 Thông tư 25/2019/TT-BTNMT, tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt cụ thể như sau.

2.1 Tiêu chí công nghệ

Theo điểm a khoản 1 Điều 20 Thông tư 25/2019/TT-BTNMT, tiêu chí về công nghệ bao gồm:

– Nguồn gốc, xuất xứ của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ;

Sơ đồ công nghệ;

Ưu tiên công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường và phù hợp với điều kiện Việt Nam;

– Mức độ cơ khí hóa, tự động hóa;

– Khả năng mở rộng, nâng công suất;

– Mức độ tiên tiến, ưu việt của công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt: Công nghệ thuộc Danh mục công nghệ (khuyến khích chuyển giao, hạn chế chuyển giao hoặc cấm chuyển giao) theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

– Mức độ phù hợp của các tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ so với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) hoặc tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường;

Khả năng xử lý chất thải rắn sinh hoạt có đặc tính khác nhau;

Tính đồng bộ của thiết bị trong dây chuyền công nghệ trong xử lý các chất thải thành phần, khả năng sử dụng, thay thế các loại linh kiện, phụ tùng trong nước, tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống công nghệ, thiết bị;

Mức độ đơn giản trong việc vận hành hoạt động của công nghệ xử lý, tuổi thọ, độ bền của công nghệ, thiết bị;

– Khả năng, mức độ kết hợp các công nghệ cùng xử lý chất thải rắn sinh hoạt: đốt, ủ, chôn lấp;

2.2 Tiêu chí môi trường và xã hội

Theo điểm b khoản 1 Điều 20 Thông tư 25/2019/TT-BTNMT, tiêu chí về môi trường và xã hội được quy định như sau:

– Bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với khí thải, nước thải phát sinh trong quá trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

Tiết kiệm diện tích đất sử dụng, mức độ mỹ học và cảm quan của hệ thống công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

– Khả năng sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu tại địa phương, trong nước và ít gây ô nhiễm môi trường;

Mức độ sơ chế chất thải rắn sinh hoạt trước khi xử lý;

Mức độ thu hồi các thành phần có giá trị từ chất thải rắn sinh hoạt;

– Mức độ thu hồi năng lượng trong quá trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

– Khả năng tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt hoặc tạo ra các sản phẩm có ích sau xử lý;

– Mức độ ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái, con người trong quá trình vận hành hoạt động của công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt và sản phẩm sau khi xử lý;

Mức độ rủi ro đối với môi trường và khả năng phòng ngừa, khắc phục khi xảy ra sự cố kỹ thuật;

– Khả năng thích ứng, phù hợp và nhân rộng của công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng, miền, địa phương;

– Khả năng và mức độ đào tạo, tham gia của lao động địa phương trong giai đoạn xây dựng và vận hành công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

2.3 Tiêu chí kinh tế

Theo điểm b khoản 1 Điều 20 Thông tư 25/2019/TT-BTNMT, tiêu chí về kinh tế được quy định như sau:

Chi phí xử lý phù hợp với khả năng chi trả của địa phương hoặc không vượt quá mức chi phí xử lý được cơ quan có thẩm quyền công bố;

– Khả năng tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động tái chế chất thải rắn sinh hoạt;

Tiềm năng và giá trị kinh tế mang lại từ việc tái sử dụng chất thải, năng lượng và các sản phẩm có ích được tạo ra sau xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

Nhu cầu thị trường; tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sau khi xử lý được áp dụng;

Tính phù hợp với mục tiêu và yêu cầu, đối tượng xử lý chất thải rắn sinh hoạt của dự án đầu tư;

– Tính phù hợp trong chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị; chi phí vận hành (tính theo đơn vị xử lý chất thải m3/ tấn); chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.

3. Thm định, đánh giá công nghệ xử lý chất thải rn sinh hoạt

Theo điểm a khoản 2 Điều 20 Thông tư 25/2019/TT-BTNMT, Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền thẩm định, đánh giá công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt khuyến khích áp dụng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật

Theo điểm b khoản 2 Điều 20 Thông tư 25/2019/TT-BTNMT, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường có thẩm quyền thẩm định, đánh giá công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt hoặc dự án có hạng mục xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo pháp luật liên quan.

Kết luận:

Tiêu chí lựa chọn, thẩm định công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt được quy định tại Thông tư 25/2019/TT-BTNMT.

Trình tự thủ tục và biểu mẫu xem tại đây

Tiêu chí lựa chọn, thẩm định công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Thủ tục Nội dung