QUYẾT ĐỊNH 17/QĐ-TCGDNN VỀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2021 CỦA TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 08/01/2021

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỔNG CỤC GIÁO DỤC
NGHỀ NGHIỆP

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 17/-TCGDNN

Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2021 CỦA TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Căn cứ Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về việc tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021;

Căn cứ Quyết định số 29/2017/QĐ-TTg ngày 03/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 1372/QĐ-LĐTBXH ngày 11/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2021 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Thanh tra.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2021 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Thanh tra, Thủ trưởng các Vụ, đơn vị có liên quan thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Thứ trưởng Lê Tấn Dũng (để báo cáo);
– Thanh tra Bộ (để báo cáo);
– Các Phó Tổng cục trưởng (để chỉ đạo TH);
– Đảng ủy TCGDNN;
– Công đoàn cơ sở TCGDNN (để PHTH);
– Đoàn TNCSHCM TCGDNN (để PHTH);
– Công khai trên trang TTĐT của TCGDNN;
– Lưu: VT, PCTT.

TỔNG CỤC TRƯỞNG

Trương Anh Dũng

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2021 CỦA TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 17/QĐ-TCGDNN ngày 08/01/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp)

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

I. Mục đích

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng cục đối với các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trong việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng gắn với công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Tổng cục để từ đó có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời các dấu hiệu, hành vi tham nhũng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp được giao quản lý.

2. Nâng cao ý thức trách nhiệm của người đứng đầu các Vụ, đơn vị trong việc chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tạo sự chuyển biến về nhận thức và thúc đẩy sự tham gia của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các tổ chức đoàn thể (công đoàn, thanh niên) trong công tác phòng, chống tham nhũng.

3. Phòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Tổng cục trung thực, công tâm, liêm khiết và chuyên nghiệp. Hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

II. Yêu cầu

1. Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, triển khai kịp thời, đầy đủ các chỉ thị, nghị quyết, văn bản chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng tới các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

2. Xây dựng đầy đủ, kịp thời các chương trình, kế hoạch phòng, chống tham nhũng theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nhằm phòng ngừa, phát hiện việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao để vụ lợi; chấn chỉnh, xử lý kịp thời các dấu hiệu, hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật (nếu có).

B. NỘI DUNG

I. Các nhiệm vụ cụ thể

1. Quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng

a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước vê phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, tập trung tuyên truyền, quán triệt Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; các chỉ thị, quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội[1].

b) Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành của cấp trên về phòng, chống tham nhũng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

b) Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục chủ động tổ chức tuyên truyền, quán triệt các nội dung nêu tại điểm a khoản này cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý của mình và báo cáo kết quả thực hiện (qua Vụ Pháp chế – Thanh tra) trước ngày 31/01/2021 để tổng hợp, báo cáo Bộ.

2. Tổ chức bộ máy, phân công trách nhiệm thực hiện trong công tác phòng, chống tham nhũng

a) Giao Phó Tổng cục trưởng phụ trách công tác thanh tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp giúp Tổng cục trưởng chỉ đạo, đôn đốc, triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng thuộc trách nhiệm của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

b) Giao Vụ Pháp chế – Thanh tra làm bộ phận tham mưu giúp Tổng cục trưởng triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng thuộc trách nhiệm của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Thanh tra chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng về nhiệm vụ được phân công.

c) Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm rà soát, phân công nhiệm vụ cụ thể cho 01 cán bộ, công chức lãnh đạo theo dõi, chỉ đạo về công tác phòng, chống tham nhũng của đơn vị mình và gửi danh sách cán bộ, công chức được phân công theo dõi, chỉ đạo về công tác phòng, chống tham nhũng về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (qua Vụ Pháp chế – Thanh tra) trước ngày 31/01/2021.

3. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

a) Nhận diện các vị trí việc làm có nguy cơ xảy ra tham nhũng

Các Vụ, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, vị trí việc làm (quản lý tài chính, tài sản; tổ chức, cán bộ; quản lý chương trình, dự án; thanh tra, kiểm tra;…) của từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo Phụ lục 02 ban hành kèm theo Kế hoạch này để nhận định về nguy cơ xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị theo quy định. Từ đó, thường xuyên kiểm tra, giám sát và có giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời nguy cơ tham nhũng có thể xảy ra, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

b) Công khai, minh bạch các hoạt động của cơ quan, đơn vị trong mua sắm, xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất; quản lý dự án đầu tư xây dựng; quản lý sử dụng tài chính, tài sản; huy động và sử dụng các khoản đóng góp, ủng hộ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; quản lý, sử dụng các khoản hỗ trợ, viện trợ; công tác tổ chức, cán bộ; thực hiện nghiêm trách nhiệm giải trình theo quy định tại Nghị định số 59/2019/NĐ-CP. Nội dung, hình thức công khai thực hiện theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Điều 7 Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập[2].

c) Rà soát và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị

– Rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản, quy chế làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ của Văn phòng Tổng cục và các đơn vị trực thuộc, trong đó cụ thể hóa các tiêu chuẩn, định mức và quy định mua sắm, quản lý sử dụng vật tư, trang thiết bị, phương tiện, sử dụng xe ô tô,…. bảo đảm đúng chế độ quy định của Thủ tướng Chính phủ[3] đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác tại các Vụ, đơn vị.

– Xây dựng, ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 để triển khai thực hiện bảo đảm các mục tiêu, chỉ tiêu về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

– Rà soát các văn bản hướng dẫn về quản lý, sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu, đề án, dự án, các dự án đầu tư từ nguồn vốn ODA; hoạt động đấu thầu từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn viện trợ, tài trợ và các hoạt động tài chính khác bảo đảm đúng mục tiêu, nhiệm vụ và hiệu quả.

– Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy trình, thủ tục, phân cấp trong tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; điều động, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo theo hướng công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ, khách quan theo quy định của Đảng và Nhà nước có sự phối hợp chặt chẽ trách nhiệm của các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục.

– Chủ động tham mưu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, thời gian, thẩm quyền, nội dung theo luật định. Đồng thời, rà soát đề xuất loại bỏ những nội dung, quy định, thủ tục chồng chéo, không phù hợp với chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp. Hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và văn bản khác năm 2021 theo kế hoạch được Bộ phê duyệt.

d) Xây dựng và kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, người lao động, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy định về những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm

– Thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức ngành Lao động – Thương binh và Xã hội theo Quyết định số 697/QĐ-LĐTBXH ngày 01/6/2009 và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong giải quyết công việc theo Quy chế làm việc của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 486/QĐ-LĐTBXH ngày 29/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Thực hiện nghiêm quy định về những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm theo quy định của Luật Công chức, Luật Viên chức, Quy định của Ban Chấp hành Trung ương và việc tặng quà, nhận quà tặng theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ[4].

đ) Thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức

Xây dựng kế hoạch và triển khai, thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định số 59/2019/NĐ-CP , Quyết định số 1615/QĐ- LĐTBXH ngày 29/12/2020 và Quyết định số 1616/QĐ-LĐTBXH ngày 29/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội[5].

e) Về kê khai, công khai tài sản, thu nhập; xác minh tài sản; xử lý người kê khai lài sản không trung thực theo quy định

100% cán bộ, công chức, viên chức của Tổng cục Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc đối tượng kê khai tài sản, thu nhập phải kê khai tài sản, thu nhập và chịu sự kiểm tra, giám sát, công bố công khai theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định 130/2020/NĐ-CP và hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ.

g) Thực hiện nghiêm chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật[6]

h) Tiếp tục rà soát, đánh giá thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản lý công việc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về cải cách thủ tục hành chính theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổng cục Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp năm 2021.

4. Công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện tham nhũng

a) Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về thanh tra chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm đúng quy trình, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không gây sách nhiễu, phiền hà, không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra.

b) Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục chủ động tổ chức tự kiểm tra nội bộ về việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, việc chấp hành các biện pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí của đơn vị mình nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng theo quy định của pháp luật; báo cáo kết quả tự kiểm tra với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trước ngày 30/11/2021 (qua Vụ Pháp chế – Thanh tra) để tổng hợp, báo cáo Bộ.

5. Công tác triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021”

a) Căn cứ nhiệm vụ được giao, Thủ trưởng các Vụ, đơn vị chủ trì, phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về Kế hoạch triển khai “Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021” cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động[7].

b) Tổ chức cập nhật và bổ sung nội dung về phòng, chống tham nhũng, đạo đức liêm chính vào chương trình, tài liệu giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư số 13/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học pháp luật thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng

III. Tổ chức thực hiện

1. Giao Vụ Pháp chế – Thanh tra

a) Làm đầu mối giúp Tổng cục trưởng theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

b) Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ Kế hoạch – Tài chính kiểm tra việc chấp hành các quy định, biện pháp về phòng chống tham nhũng, lãng phí tại các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật theo chỉ đạo của Tổng cục trưởng; kiểm tra, xác minh, kết luận, xử lý vi phạm về minh bạch tài sản, thu nhập khi có phát sinh.

c) Tiến hành thanh tra chuyên ngành, kiểm tra về giáo dục nghề nghiệp theo Kế hoạch được Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng cục trưởng phê duyệt; chủ động phát hiện hành vi tham nhũng trong hoạt động thanh tra chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật. Giúp Tổng cục trưởng theo dõi việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo quy định của pháp luật thanh tra và pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

d) Chủ trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị giúp Tổng cục trưởng thực hiện tốt công tác tiếp công dân định kỳ hàng tháng và đột xuất; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan giải quyết kịp thời, dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp được Tổng cục trưởng giao.

đ) Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng của các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp theo quy định và hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác trong việc phòng, chống tham nhũng theo sự phân công.

2. Giao Vụ Tổ chức cán bộ

a) Tham mưu trình Tổng cục trưởng ban hành kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác trong các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp theo Quyết định số 1615/QĐ-LĐTBXH ngày 29/12/2020 và Quyết định số 1616/QĐ-LĐTBXH ngày 29/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

b) Rà soát cán bộ, công chức thuộc Tổng cục có chức vụ quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi giữ chức vụ theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP .

c) Chủ trì thực hiện việc công khai, minh bạch trong công tác tổ chức cán bộ và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định tại Nghị định số 130/2020/NĐ-CP .

d) Hướng dẫn, đôn đốc các Vụ, đơn vị thực hiện việc kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.

đ) Phối hợp Vụ Pháp chế – Thanh tra kiểm tra việc chấp hành các quy định, biện pháp về phòng chống tham nhũng, lãng phí tại các đơn vị trực thuộc. Kiểm tra xác minh, kết luận, xử lý vi phạm về minh bạch tài sản, thu nhập khi có phát sinh.

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác về phòng, chống tham nhũng theo sự phân công.

3. Giao Vụ Kế hoạch – Tài chính

a) Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung (nếu cần thiết) các văn bản quy định về công tác kế hoạch – tài chính, phân bổ các nguồn kinh phí; các văn bản hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí chương trình, dự án.

b) Xây dựng, trình Tổng cục trưởng ban hành kế hoạch thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp theo quy định.

c) Chủ trì, phối hợp Vụ Pháp chế – Thanh tra tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; công khai, minh bạch trong lập dự toán, cấp phát kinh phí và niêm yết công khai quyết toán ngân sách nhà nước được giao theo quy định.

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác trong việc phòng, chống tham nhũng theo sự phân công.

4. Giao Văn phòng

a) Công khai, minh bạch dự toán, quyết toán kinh phí hoạt động tự chủ hằng năm; công khai việc mua sắm, sửa chữa tài sản, trang thiết bị của cơ quan, hồ sơ thanh quyết toán kinh phí thuộc phạm vi quản lý và niêm yết công khai quyết toán ngân sách theo quy định.

b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế quản lý tài sản, sử dụng tài sản công đối với các Vụ, đơn vị sử dụng ngân sách qua tài khoản của Văn phòng theo quy định hiện hành cho phù hợp với điều kiện làm việc mới của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, công khai quy chế ban hành để cán bộ, công chức, người lao động biết thực hiện, có sự giám sát của các tổ chức đoàn thể – xã hội.

c) Rà soát, đánh giá, đề xuất giải pháp cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản lý công việc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác về phòng, chống tham nhũng theo sự phân công.

5. Giao Vụ Đào tạo chính quy

Chủ trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1724/QĐ-TCGDNN ngày 31/12/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021” của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp bảo đảm chất lượng, hiệu quả (cập nhật và bổ sung nội dung về chính sách, pháp luật phòng, chống tham nhũng, đạo đức liêm chính vào chương trình, giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tổ chức hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, đối thoại, nói chuyện chuyên đề về trách nhiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong giáo dục đạo đức liêm chính, liêm chính trong thi cử và học thuật; hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai xây dựng nội dung giảng dạy về phòng, chống tham nhũng trong môn học Pháp luật dùng trong đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo quy định tại Thông tư số 13/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).

b) Thực hiện các nhiệm vụ khác trong việc phòng, chống tham nhũng theo sự phân công.

6. Giao Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục

a) Chủ động tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng và Kế hoạch phòng, chống tham nhũng của Tổng cục Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp năm 2021 cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý.

b) Thực hiện nghiêm quy định về những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm theo quy định của Luật Công chức, Luật Viên chức, việc tặng quà, nhận quà tặng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ.

c) Thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng Vụ, đơn vị theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.

d) Nghiêm túc thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập và niêm yết công khai bản kê khai thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Chính phủ và hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ.

đ) Thực hiện nghiêm chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật.

e) Tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế quản lý tài sản, sử dụng tài sản công theo quy định hiện hành. Đồng thời, công khai quy chế để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động biết thực hiện, có sự giám sát của các tổ chức đoàn thể – xã hội (đối với Cục Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp; Ban Quản lý các Dự án giáo dục nghề nghiệp vốn ODA):

e) Tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và việc thực hiện các giải pháp phòng, ngừa tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức. Đề xuất các biện pháp để triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo Kế hoạch này. Khi phát hiện những biểu hiện, dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng, Thủ trưởng các Vụ, đơn vị phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời và báo cáo kết quả xử lý với Tổng cục trưởng.

7. Đề nghị Công đoàn, Đoàn thanh niên

a) Công đoàn và Đoàn thanh niên chủ động phối hợp với Thủ trưởng các Vụ, đơn vị phát động phong trào thi đua hoàn thành nhiệm vụ công tác năm 2021 của Vụ, đơn vị gắn với nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và đoàn viên trung thực, chuyên nghiệp, đạt chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc, phục vụ nhân dân và xã hội.

b) Đề nghị Công đoàn Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp chỉ đạo Ban thanh tra nhân dân tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan theo Nghị định số 04/2015/NĐ-CP .

8. Thời gian gửi báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng của các Vụ, đơn vị

a) Để kịp thời tổng hợp, báo cáo định kỳ về công tác phòng, chống tham nhũng với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo Quyết định số 1372/QĐ-LĐTBXH ngày 11/11/2020, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp yêu cầu các Vụ, đơn vị thực hiện thời gian gửi báo cáo định kỳ như sau:

– Báo cáo công tác quý (I, III) gửi trước ngày 05 của tháng cuối quý.

– Báo cáo công tác 6 tháng đầu năm gửi trước ngày 05/6.

– Báo cáo công tác năm gửi trước ngày 10/11.

b) Trường hợp cần thiết, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp yêu cầu Thủ trưởng các Vụ, đơn vị báo cáo đột xuất.

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp yêu cầu Thủ trưởng các Vụ, đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2021 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ được phân công và báo cáo kết quả thực hiện của Vụ, đơn vị mình (qua Vụ Pháp chế – Thanh tra) để tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội./.

 

PHỤ LỤC 1

MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2021 CỦA TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định số: 17/QĐ-TCGDNN ngày 08/01/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp)

Nội dung

Đơn vị chủ trì/phối hợp thực hiện

Thời gian

1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Các Vụ, đơn vị

Cả năm

2. Rà soát, kiểm soát thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính hết hiệu lực thi hành; thủ tục hành chính bị bãi bỏ một phần – Văn phòng chủ trì

– Các Vụ, đơn vị

Cả năm

3. Công khai, minh bạch các hoạt động của cơ quan, đơn vị. – Văn phòng; Cục Kiểm định chất lượng Giáo dục nghề nghiệp; Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp

Theo quy định tại Điều 10, 11 NĐ 59/2019/NĐ-CP ; Điều 7 NĐ 04/2015/NĐ- CP

4. Sửa đổi quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công; Quy chế làm việc (xét thấy cần thiết). – Văn phòng; Cục Kiểm định chất lượng Giáo dục nghề nghiệp; Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp; Ban Quản lý các Dự án giáo dục nghề nghiệp vốn ODA

Quý I/2021

5. Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy trình, thủ tục, phân cấp trong tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; điều động, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo.

Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì

Cả năm

6. Tham mưu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật phòng, chống tham nhũng. Các Vụ, đơn vị theo nhiệm vụ được phân công.

C năm

7. Xây dựng kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì

Cả năm

8. Kê khai, công khai tài sản, thu nhập; xác minh tài sản, thu nhập. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì

Tháng 12/2021

9. Thực hiện nghiêm chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thủ trưởng các Vụ, đơn vị

Cả năm

10. Tiếp tục rà soát, đánh giá thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản lý công việc. – Văn phòng chủ trì

– Các Vụ, đơn vị phối hợp

Cả năm

11. Hướng dẫn xây dựng nội dung giảng dạy về phòng, chống tham nhũng trong môn học Pháp luật dùng trong đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho phù hợp với quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Vụ Đào tạo chính quy chủ trì

Cả năm

12. Triển khai Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021” Vụ Pháp chế – Thanh tra chủ trì

Cả năm

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÁC VỊ TRÍ, ĐỐI TƯỢNG TIỀM ẨN NGUY CƠ XẢY RA THAM NHŨNG
(Kèm theo Quyết định s: 17/QĐ-TCGDNN ngày 08/01/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp)

I. Vị trí, đối tượng lãnh đạo

a) Lãnh đạo Tổng cục, lãnh đạo các Vụ, đơn vị trực thuộc Tổng cục.

b) Lãnh đạo từ cấp Phó trưởng phòng trở lên (đối với các đơn vị có phòng).

II. Vị trí, đối tượng thuộc các Vụ, đơn vị

1. Vụ Đào tạo chính quy

a) Cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

b) Cán bộ, công chức quản lý Dự án chuyển giao bộ Chương trình đào tạo thí điểm trình độ cao đẳng, trung cấp.

c) Cán bộ, công chức liên quan đến việc xây dựng chuẩn đầu ra trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

d) Cán bộ, công chức tiếp nhận và thẩm định hồ sơ công nhận văn bằng chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp do cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài cấp và công nhận tương đương đối với người tốt nghiệp các trình độ đào tạo nghề nghiệp ở nước ngoài.

2. Vụ Đào tạo thường xuyên

Cán bộ, công chức liên quan đến việc xây dựng chuẩn đầu ra trình độ sơ cấp; triển khai các mô hình đào tạo.

3. Vụ Nhà giáo

a) Cán bộ, công chức làm công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cấp Chứng chỉ kỹ năng thực hành giáo dục nghề nghiệp.

b) Cán bộ, công chức có liên quan đến việc xây dựng, trình ban hành quyết định giao nhiệm vụ, thành lập Khoa Sư phạm giáo dục nghề nghiệp cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

4. Vụ Cơ sở vật chất và thiết bị

Cán bộ, công chức làm công tác tổ chức xây dựng danh mục thiết bị đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp; xây dựng định mức kinh tế-kỹ thuật ngành, nghề trọng điểm.

5. Vụ Kỹ năng nghề

a) Cán bộ, công chức làm công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, thi, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; hội thi tay nghề quốc gia, khu vực ASEAN và thế giới.

b) Cán bộ, công chức làm công tác cấp, thay đổi, bổ sung, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; cấp, hủy bỏ, thu hồi thẻ đánh, giá viên kỹ năng nghề quốc gia,

6. Vụ Tổ chức cán bộ

a) Cán bộ, công chức làm công tác tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm cán bộ; đào tạo, thi tuyển, thi nâng ngạch công chức, viên chức, quản lý tổ chức bộ máy và biên chế, cán bộ.

b) Cán bộ, công chức làm công tác tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trường cao đẳng; chia tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên trường cao đẳng; thành lập hội đồng quản trị, công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng tư thục.

7. Vụ Kế hoạch – Tài chính

Cán bộ, công chức làm công tác xây dựng kế hoạch, phân bổ ngân sách nhà nước, thẩm định, duyệt dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước.

8. Vụ Pháp chế – Thanh tra

a) Cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng.

b) Công chức được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng.

9. Vụ Công tác học sinh, sinh viên

Cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục Quốc phòng – An ninh; thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025 theo Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện nhiệm vụ tổ chức hội thao các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

10. Văn phòng

a) Cán bộ, công chức làm công tác kế toán, thủ quỹ, lập hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu, mua sắm, sửa chữa tài sản; quản lý, thực hiện đấu thầu các dự án đầu tư về giáo dục nghề nghiệp.

b) Cán bộ, công chức làm công tác thẩm định hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định các hình thức thi đua – khen thưởng.

c) Cán bộ giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng trở lên.

11. Cục Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

a) Cán bộ, công chức làm công tác kế toán, thủ quỹ, lập hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu, mua sắm, sửa chữa tài sản.

b) Cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

12. Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp

a) Cán bộ, viên chức làm công tác kế toán, thủ quỹ, lập hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu, mua sắm, sửa chữa tài sản.

b) Cán bộ, viên chức làm công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cấp Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp.

c) Cán bộ giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng trở lên.

13. Ban Quản lý các Dự án giáo dục nghề nghiệp vốn ODA

a) Cán bộ, công chức làm công tác kế toán, thủ quỹ, lập hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu mua sắm, sửa chữa tài sản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

b) Cán bộ, công chức, người lao động làm công tác tài chính, giải ngân, lập kế hoạch, hồ sơ thầu, tổ chức đấu thầu các chương trình, dự án từ nguồn vốn ODA, dự án đầu tư về giáo dục nghề nghiệp,

c) Cán bộ giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng trở lên.

14. Ban quản lý các Dự án giáo dục nghề nghiệp vốn CTMTQG, CTMT giai đoạn 2016 – 2020 (nếu tiếp tục được giao trong giai đoạn 2021-2026)

Cán bộ, công chức có liên quan đến việc quản lý các dự án đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ được giao./.


[1] Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”; Kết luận số 21-KL/TW của Hội nghị Trung ương 5 khóa XI và Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chốntham nhũng, lãng phí; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đu tranh chng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 11/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021”; Chỉ thị số 03/CT- LĐTBXH ngày 16/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc tăng cường thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng ngành Lao động – Thương binh và Xã hội; Quyết định số 1558/QĐ-LĐTBXH ngày 24/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham những giai đoạn 2019 2021”; Quyết định số 1372/QĐ-LĐTBXngày 11/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2021 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

[2] Các nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn tài chính khác; quyết toán kinh phí hàng năm của cơ quan, đơn vị; tài sản, trang thiết bị của cơ quan, đơn vị; quy trình, thủ tục tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện chính sách, chế độ nâng lương, nâng ngạch, khen thưỏng, kỹ luật; các đề án, dự án; việc xây dng các văn bn quy phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị; kê khai tài sản, thu nhập;…

[3] Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức, sử dụng máy móc, thiết bị; Quyết định số 152/2017/QĐ-TTg ngày 27/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.

[4] Quy định số 47-QĐ/TW ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

[5] Quyết định số 1615/QĐ-LĐTBXH ngày 29/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành danh mục các vị trí công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý định kỳ chuyn đi vị trí công tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội và danh mục người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhận, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hp danh, hợp tác xã sau khi thôi giữ chức vụ; Quyết định số 1616/QĐ-LĐTBXH ngày 29/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành Kế hoạch định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức các đơn vị thuộc Lao động – Tơng binh và Xã hội.

[6] Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

[7] Quyết định số 1724/QĐ-TCGDNN ngày 31 /12/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo đục nghề nghiệp ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021” của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

QUYẾT ĐỊNH 17/QĐ-TCGDNN VỀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2021 CỦA TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Số, ký hiệu văn bản 17/QĐ-TCGDNN Ngày hiệu lực 08/01/2021
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Bộ máy hành chính
Ngày ban hành 08/01/2021
Cơ quan ban hành Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản