CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN KỸ THUẬT TÀU CÁ

Posted on

Tổ chức, cá nhân cần đăng ký với cơ sở đăng kiểm tàu cá để được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cáSau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Luật Thủy sản 2017, Nghị định 103/2013/NĐ-CP, Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT.

1. Một số khái niệm cơ bản

Đăng kiểm viên tàu cá là người có chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng các tiêu chuẩn và được cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá để thực hiện đăng kiểm tàu cá theo quy định của pháp luật (khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT)

Đăng kiểm tàu cá là hoạt động quản lý kỹ thuật tàu cá thẩm định hồ sơ thiết kế và thực hiện giám sát an toàn kỹ thuật trong đóng mới, cải hoán, hàng năm, trên đà, định kỳ, bất thường, sửa chữa phục hồi tàu cá, tàu kiểm ngư, nhằm bảo đảm an toàn kỹ thuật cho tàu hoạt động trong điều kiện nhất định (khoản 2 Điều 3 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT)

2. Các hình thức kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá

Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT các hình thức kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá được ghi nhận cụ thể như sau:

Kiểm tra lần đầu đối với các loại tàu:

– Tàu cá đóng mới;

– Tàu cá chưa được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật.

Kiểm tra bất thường đối với tàu cá bị tai nạn, sửa chữa sau tai nạn; theo yêu cầu của chủ tàu hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Kiểm tra chu kỳ:

– Các đợt kiểm tra chu kỳ, gồm: Kiểm tra hàng năm; kiểm tra trên đà; kiểm tra định kỳ;

– Thời hạn kiểm tra chu kỳ được thực hiện theo quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến tàu cá.

3. Cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá

 Cơ sở đăng kiểm tàu cá là nơi có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (khoản 1 Điều 17 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT).

– Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đăng kiểm, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (điểm đ khoản 1 Điều 70 Luật Thủy sản 2017)

4. Phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 103/2013/NĐ-CP cá nhân sẽ bị xử phạt khi vi phạm các quy định, cụ thể như sau:

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng đối với hành vi không mang theo tàu cá bản chính hoặc bản sao giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá khi tàu cá đang hoạt động

– Mức phạt đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đã quá hạn hoặc không đăng kiểm lại tàu cá có thể lên đến 5.000.000 đồng tùy trường hợp

– Mức phạt đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá tẩy xóa, sửa chữa nội dung hoặc làm giả có thể lên đến 10.000.000 đồng

– Ngoài ra còn có các hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tịch thu giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu cá đã cải hoán nhưng không đăng kiểm lại đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đã quá hạn quy định tại Khoản 2 Điều này;

+ Tịch thu giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá tẩy xóa, sửa chữa nội dung hoặc làm giả đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá tẩy xóa, sửa chữa nội dung hoặc làm giả quy định tại Khoản 3 Điều này”.

Kết luận: Người thực hiện đăng ký cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá cần tuân thủ quy định của Luật Thủy sản 2017, Nghị định 103/2013/NĐ-CP, Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mẫu, thực hiện tại đây:

Cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá