VĂN BẢN HỢP NHẤT 06/VBHN-BNNPTNT NĂM 2016 HỢP NHẤT NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN, BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH

Hiệu lực: Hết hiệu lực Ngày có hiệu lực: 25/04/2016

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 06/VBHN-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2016

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ RỪNG, PHÁT TRIỂN RỪNG, BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN

Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 12 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2015.

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Xử  vphạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản[1],

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh[2]

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Nghị định này không điều chỉnh đối với động vật rừng, thực vật rừng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của Chính phủ.

Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính

Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Điều 3. Giải thích thuật ngữ

Trong Nghị định này một số thuật ngữ được hiểu như sau:

1. Kiểm lâm viên là công chức thuộc các ngạch kiểm lâm biên chế trong lực lượng kiểm lâm.

2.[3] Lâm sản là sản phẩm thực vật, động vật và các bộ phận, dẫn xuất của chúng có nguồn gốc khai thác từ rừng (kể cả động vật thủy sinh có nguồn gốc bản địa hoặc không có nguồn gốc bản địa nhưng được cơ quan có thẩm quyền cho phép nuôi, thả tại các ao, hồ, sông, suối trong rừng).

3. Gỗ tròn: Bao gồm gỗ nguyên khai, gỗ đẽo tròn, gỗ lóc lõi có đường kính đầu nhỏ từ 10 cm đến dưới 20 cm, chiều dài từ 1 m trở lên hoặc có đường kính đầu nhỏ từ 20 cm trở lên, chiều dài từ 30 cm trở lên. Riêng đối với gỗ rừng trồng, rừng tràm, rừng đước, rừng ngập mặn có đường kính đầu nhỏ từ 6 cm trở lên, chiều dài từ 1 m trở lên. Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm không phân biệt kích thước.

4. Củi được khai thác từ thực vật rừng thân gỗ, là bộ phận của chúng có kích thước nhỏ hơn đối với quy cách gỗ tròn quy định tại Khoản 3 Điều này hoặc các phế liệu của chúng sau chế biến.

5. Thực vật rừng nhóm IA, IIA; động vật rừng nhóm IB, IIB là những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Chính phủ.

6. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm:

a) Lâm sản khai thác, mua, bán, vận chuyển, cất giữ, chế biến, kinh doanh trái quy định của pháp luật.

b) Công cụ, đồ vật sử dụng thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

c) Phương tiện gồm: Các loại xe cơ gii đường bộ, xe mô tô, xe đạp, xe thô sơ, súc vật, tàu thủy, ca-nô, thuyn, các phương tiện khác được sử dụng vận chuyển lâm sản trái pháp luật.

7. Phương tiện bị người vi phạm hành chính chiếm đoạt trái phép là trường hợp phương tiện của chủ sở hữu hợp pháp bị người có hành vi vi phạm hành chính trộm cắp, cướp, cưỡng đoạt, lợi dụng chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản để công khai chiếm đoạt (công nhiên chiếm đoạt) hoặc các hành vi trái pháp luật khác tước đoạt quyền chiếm hữu, quản lý, sử dụng của chủ sở hữu hp pháp phương tiện đó.

8. Phương tiện bị người vi phạm sử dụng trái phép thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chủ sở hữu hp pháp của phương tiện cho người khác thuê, mượn hoặc thuê người khác điều khiển phương tiện đó để sử dụng vào mục đích chính đáng, nhưng người được thuê, được mượn phương tiện hoặc người được thuê điều khiển phương tiện đó đã tự ý sử dụng phương tiện để vi phạm hành chính.

b) Chủ sở hữu hp pháp đối với phương tiện của mình hoặc người quản lý hp pháp đối với phương tiện thuê của chủ sở hữu hp pháp giao cho người lao động của mình quản lý, điều khiển, sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh hợp pháp, nhưng người lao động đã tự ý sử dụng các phương tiện đó để vi phạm hành chính.

Việc cho thuê, cho mượn hoặc thuê người điều khiển phương tiện phải được giao kết bằng văn bản giữa chủ sở hữu hợp pháp và người được thuê, được mượn theo quy định của pháp luật trước khi hành vi vi phạm xảy ra. Bản giao kết phải ghi rõ mục đích, nội dung sử dụng phương tiện cho thuê, cho mượn hoặc thuê người điều khiển. Đối với cá nhân cho thuê, cho mượn hoặc thuê người điều khiển phương tiện thì Bản giao kết phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; trong thời hạn 48 giờ kể từ khi phương tiện bị tạm giữ, người có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật phải xuất trình văn bản giao kết đó cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc.

9.[4] Dịch vụ môi trường rừng quy định tại Điều 9a của Nghị định này bao gồm:

a) Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối;

b) Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội;

c) Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứnnhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững;

d) Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch;

đ) Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.

Điều 4. Các biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, b, c, đ, i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định này quy định các biện pháp khắc phục hậu quả sau:

1. Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính.

2. Buộc trả lại diện tích rừng bị lấn, chiếm.

3. Buộc thực hiện ngay việc hoàn thổ.

4.[5] Buộc ký hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng.

5.[6] Buộc kê khai số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng.

6.[7] Buộc chi trả đy đủ tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng và tiền lãi phát sinh từ việc chậm chi trả (nếu có) tương ứng với số tiền và thời gian chậm chi trả.

7.[8] Buộc chi trả đầy đủ tiền dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng đã ký kết.

Điều 5. Đơn vị tính để xác định thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra

1. Diện tích rừng tính bằng mét vuông (m2).

2. Khối lượng gỗ tính bằng mét khối (m3); thực hiện xác định khối lượng gỗ theo quy định về quản lý và đóng búa bài cây, búa kiểm lâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Khi xử phạt vi phạm hành chính phải quy thành gỗ tròn. Quy đổi gỗ xẻ, gỗ đẽo thành gỗ tròn bằng cách nhân với hệ số 1,6.

Đối với gỗ gốc, rễ, gỗ có hình thù phức tạp; gỗ dạng cây cành, cây bóng mát, cây cổ thụ bao gồm cả rễ, thân, cành, lá, đối với hành vi không thể đo được đường kính, chiều dài để xác định khi lượng, thì cân trọng lượng theo đơn vị là ki-lô-gam (kg) và quy đổi cứ 1.000 kg bng 1 m3 gỗ tròn hoặc đo, tính theo đơn vị ster và quy đi cứ 1 ster bằng 0,7 m3 gỗ tròn.

3. Xác định số lượng đối với động vật rừng là số cá thể và cân trọng lượng theo đơn vị là kg; trường hợp không thể xác định được số cá thể thì cân trọng lượng theo đơn vị là kg.

Đối với bộ phận, dẫn xuất của động vật, thực vật rừng xác định khối lượng bằng cân trọng lượng theo đơn vị là kg hoặc bằng dung tích theo đơn vị là mi-li-lít (ml) đối với hành vi bộ phận, dẫn xuất của động vật rừng ở dạng thể lỏng.

4. Xác định số lượng đối với lâm sản từ thực vật rừng ngoài gỗ bằng cân trọng lượng theo đơn vị là kg.

Điều 6. Xử lý tang vật vi phạm hành chính

1. Tang vật vi phạm hành chính bị tạm giữ

a) Đối vi tang vật là vật phẩm tươi sống, động vật rừng bị yếu, bị thương không thuộc nhóm IB hoặc lâm sản khác còn tươi không thuộc nhóm IA thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành lập biên bản và tổ chức bán ngay theo giá thị trường địa phương tại thời điểm bán. Tiền thu được gửi vào tài khoản tạm giữ của cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử phạt mở tại Kho bạc Nhà nước. Đối với hành vi sau đó tang vật tịch thu theo quyết định của người có thẩm quyền, thì sau khi trừ chi phí theo quy định của pháp luật, số tiền còn lại nộp ngân sách nhà nước; trường hợp tang vật đó không tịch thu, thì tiền bán thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc sử dụng hợp pháp.

Trường hp động vật rừng chết hoặc nhiễm dịch, bệnh gây ô nhiễm môi trường mà không thực hiện được biện pháp xử lý khác ngoài biện pháp tiêu hủy và người vi phạm không tự nguyện thực hiện tiêu hủy hoặc không xác định được người vi phạm thì thành lập Hội đồng tiêu hủy. Thành phần Hội đồng tiêu hủy gồm: Thủ trưởng cơ quan ra quyết định tạm giữ, đại diện cơ quan Tài chính cùng cấp, cơ quan thú y. Chi phí tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính vô chủ, vắng chủ do ngân sách nhà nước chi trả.

b) Đối với lâm sản, phương tiện không có người nhận sau thời hạn tìm chủ sở hữu hợp pháp theo quy định của pháp luật, thì tịch thu sung công quỹ Nhà nước.

2. Tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu

a) Tang vật vi phạm hành chính là động vật rừng bị tịch thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định biện pháp xử lý.

b) Tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu ngoài quy định tại Điểm a Khoản này, xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Điều 7. Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính

1.[9] Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này áp dụng đối với cá nhân (trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 9a của Nghị định này); tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm.

2.[10] (được bãi bỏ)

3. Hành vvi phạm hành chính đối với thực vật rừng, động vật rừng thuộc Phụ lục I, II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) nhưng không quy định trong Danh mục thực vt rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, xử lý như sau:

a) Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài thuộc Phụ lục I, xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB.

b) Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài trong Phụ lục II, xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA, IIB.

4. Hành vi vi phạm pháp luật đã khởi tố vụ án hình sự, nhưng sau đó đình chỉ hoạt động tố tụng và cơ quan có thẩm quyền đề nghị chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính, thì áp dụng xử phạt theo quy định đối với hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Nghị định này.

5. Trường hợp một hành vi vi phạm hành chính mà tang vật gồm nhiều loại lâm sản khác nhau cả gỗ thông thường và gỗ quý, hiếm (không thuộc quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này); động vật rừng thông thường và động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; gỗ và động vật rừng (chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự), thì xác định tiền phạt theo từng loại lâm sản, sau đó tổng hợp (cộng lại) thành tổng số tiền phạt chung đối vi hành vi vi phạm đó.

6. Hành vi vi phạm đối với rừng đã quy hoạch cho mục đích khác, nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng, thì áp dụng xử lý theo quy định đối với loại rừng tương ứng trước khi quy hoạch cho mục đích khác.

7. Hành vi vi phạm đối với lâm sản của chủ rừng do chủ rừng phát hiện thì chủ rừng tiến hành thu thập tài liệu, tang vật và báo cáo kịp thi cho người, cơ quan có thẩm quyền lập biên bản xử lý vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Nghị định này.

Lâm sản tịch thu trả lại chủ rừng thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chủ rừng phát hiện bắt quả tang người vi phạm tại lâm phận của mình.

b) Chủ rừng không bắt quả tang người vi phạm, nhưng có đủ căn cứ chứng minh lâm sản thuộc rừng trồng do chủ rừng tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng.

Chương II

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Mục 1. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ RỪNG, SỬ DỤNG RỪNG

Điều 8. Lấn, chiếm rừng

Người có hành vi dịch chuyển mốc ranh giới rừng để chiếm giữ, sử dụng rừng trái pháp luật của chủ rừng khác, của Nhà nước bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c, diện tích bị lấn, chiếm dưới 20.000 m2.

b) Rừng sản xuất dưới 6.000 m2.

c) Rừng phòng hộ dưới 5.000 m2.

d) Rừng đặc dụng dưới 4.000 m2.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ 20.000 m2 đến 30.000 m2.

b) Rừng sản xuất từ 6.000 m2 đến 10.000 m2.

c) Rừng phòng hộ từ 5.000 m2 đến 7.000 m2.

d) Rừng đặc dụng từ 4.000 m2 đến 5.000 m2.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ trên 30.000 m2 đến 50.000 m2.

b) Rừng sản xuất từ trên 10.000 m2 đến 20.000 m2.

c) Rừng phòng hộ từ trên 7.000 m2 đến 15.000 m2.

d) Rừng đặc dụng từ trên 5.000 m2 đến 10.000 m2.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ trên 50.000 m2.

b) Rừng sản xuất từ trên 20.000 m2.

c) Rừng phòng hộ từ trên 15.000 m2.

d) Rừng đặc dụng từ trên 10.000 m2.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

6. Người có hành vi lấn, chiếm đất lâm nghiệp xử lý theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 9. Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp

Người có hành vi khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp bị xử phạt như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi tổ chức tham quan phong cảnh trái phép trong rừng.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng nghĩa địa, làm mộ trái phép trong rừng.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức sản xuất, làm dịch vụ, kinh doanh trái phép trong rừng.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 2 Điều 4 Nghị định này đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.

b) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.

Điều 9a. Vi phạm quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng[11]

1. Người sử dụng dịch vụ môi trường rừng không ký hợp đồng chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng sau 03 (ba) tháng, kể từ khi sử dụng dịch vụ môi trường rừng, bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu không ký hợp đồng đối với chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp chi trả trực tiếp;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi không ký hợp đồng với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh trong trường hợp chi trả gián tiếp;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi không ký hợp đồng với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam trong trường hợp chi trả gián tiếp;

d) Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 01 (một) tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điểm a, bc Khoản này.

2. Người sử dụng dịch vụ môi trường rừng không kê khai tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp chi trả gián tiếp, bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu số tiền phải chi trả đến 50.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả trên 500.000.000 đồng;

e) Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người vi phạm quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản này.

3. Người sử dụng dịch vụ môi trường rừng không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ, bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền đến 20.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 200.000.000 đồng 500.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền trên 500.000.000 đồng;

h) Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e và g Khoản này.

Tiền lãi được tính trên cơ sở số tiền chậm chi trả, thời gian chậm chi trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm gần nhất với thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

4. Xử phạt chủ rừng là tổ chức được Nhà nước giao rừng không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ, đúng hạn tiền thu từ dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng ký kết giữa chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng, như sau:

a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu số tiền phải chi trả đến 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả trên 50.000.000 đồng;

đ) Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người có hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, b, c và d của Khoản này.

Điều 10. Vi phạm quy định về thiết kế khai thác gỗ

Người vi phạm các quy định về thiết kế khai thác gỗ bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thiết kế khối lượng khai thác gỗ sai với thực tế (khối lượng khai thác đúng thiết kế được nghiệm thu so với khối lượng trong hồ sơ thiết kế khai thác) trong một lô rừng lớn hơn từ trên 15% đến 20%.

b) Đóng búa bài cây không đúng đối tượng, ngoài phạm vi thiết kế khai thác.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thiết kế diện tích khai thác gỗ tại thực địa sai vi bản đồ thiết kế.

b) Thiết kế khối lượng khai thác gỗ sai với thực tế (khối lượng khai thác đúng thiết kế được nghiệm thu so với khối lượng trong hồ sơ thiết kế khai thác) trong một lô rừng lớn hơn 20%.

Điều 11. Vi phạm các quy định khai thác gỗ

Người có hành vi khai thác gỗ không đúng trình tự, thủ tục và các yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế được cơ quan có thm quyền phê duyệt bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không thực hiện thủ tục giao, nhận hồ sơ, hiện trường khai thác theo quy định hiện hành của Nhà nước.

b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thiết kế về phát luỗng dây leo trước khi khai thác, vệ sinh rừng sau khi khai thác và các biện pháp kỹ thuật khác bảo đảm tái sinh rừng.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối vi một trong các hành vi sau:

a) Không chặt những cây cong queo, sâu bệnh đã có dấu bài chặt; không tận thu hết gỗ cành ngọn, cây đ gãy trong quá trình khai thác rừng tự nhiên theo thiết kế được duyệt.

b) Mở đường vận xuất, làm bãi tập trung gỗ sai vị trí so với thiết kế. Trường hợp mở đường vận xuất, làm bãi tập trung gỗ mà gây thiệt hại rừng thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.

3. Khai thác gỗ không đúng lô thiết kế hoặc chặt cây không có dấu bài chặt thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

4. Hình thức xử phạt bổ sung

Đình chỉ hoạt động về khai thác gỗ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này từ 06 tháng đến 12 tháng.

Điều 12. Khai thác rừng trái phép

Người có hành vi lấy lâm sản trong rừng không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép nhưng đã thực hiện không đúng quy định cho phép bị xử phạt như sau:

1. Khai thác trái phép rừng sản xuất

a) Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm:

– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,3 m3.

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,3 m3 đến 0,5 m3.

– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,5 m3 đến 1,5 m3.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1,5 m3 đến 2 m3.

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 2 m3 đến 4 m3.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 4 m3 đến 6 m3.

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 6 m3 đến 10 m3.

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 10 m3 đến 20 m3.

b) Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA:

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,3 m3.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,3 m3 đến 0,5 m3.

– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,5 m3 đến 0,7 m3.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,7 m3 đến 1,5 m3.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1,5 m3 đến 2 m3.

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 2 m3 đến 3 m3.

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 3 m3 đến 7 m3.

– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối vi hành vi khai thác trái phép từ trên 7 m3 đến 12,5 m3.

c) Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA:

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,5 m3.

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,5 m3 đến 0,7 m3.

– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,7 m3 đến 1 m3.

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối vi hành vi khai thác trái phép từ trên 1 m3 đến 1,5 m3.

– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1,5 m3 đến 2 m3.

2. Khai thác rừng phòng hộ trái phép

a) Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm:

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,5 m3.

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,5 m3 đến 1 m3.

– Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1 m3 đến 1,5 m3.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1,5 m3 đến 3 m3.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 3 m3 đến 5 m3.

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 5 m3 đến 8 m3.

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 8 m3 đến 15 m3.

b) Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA:

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,3 m3.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,3 m3 đến 0,5 m3.

– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,5 m3 đến 0,7 m3.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối vi hành vi khai thác trái phép từ trên 0,7 m3 đến 1 m3.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1 m3 đến 1,5 m3.

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1,5 m3 đến 2,5 m3.

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 2,5 m3 đến 5 m3.

– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối vi hành vi khai thác trái phép từ trên 5 m3 đến 10 m3.

c) Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA:

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,5 m3.

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,5 m3 đến 0,7 m3.

– Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,7 m3 đến 1 m3.

– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1 m3 đến 1,5 m3.

3. Khai thác rừng đặc dụng trái phép

a) Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm:

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,5 m3.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,5 m3 đến 0,7 m3.

– Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,7 m3 đến 1 m3.

– Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1 m3 đến 2 m3.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 2 m3 đến 3 m3.

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 3 m3 đến 5 m3.

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 5 m3 đến 10 m3.

b) Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,3 m3.

– Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,3 m3 đến 0,5 m3.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,5 m3 đến 0,7 m3.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,7 m3 đến 1 m3.

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1 m3 đến 1,5 m3.

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1,5 m3 đến 2,5 m3.

– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 2,5 m3 đến 5 m3.

c) Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA:

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,5 m3.

– Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,5 m3 đến 0,7 m3.

– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,7 m3 đến 1 m3.

4. Đối với thực vật rừng, dẫn xuất, bộ phận của chúng; than hầm, than hoa

a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng.

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ trên 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ trên 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ trên 12.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.

e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ trên 18.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

g) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng.

h) Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ trên 45.000.000 đồng.

5. Trường hợp khai thác rừng trái phép đối với cây còn non không xác định được khối lượng, thì đo diện tích bị chặt phá để xử phạt theo quy định tại Điều 20 Nghị định này; đối với hành vi khai thác phân tán không tính được diện tích thì đếm số cây bị khai thác để xử phạt người vi phạm cứ mỗi cây 50.000 đồng.

6. Trường hợp khai thác trái phép gỗ còn lại rải rác trên nương rẫy, cây trồng phân tán, khai thác tận thu trái phép gỗ trên đất nông nghiệp, tận thu trái phép gỗ nằm, trục, vớt trái phép gỗ dưới sông, suối, ao, hồ thì xử phạt theo quy định tại Khoản 1 của Điu này.

7. Hình thức xử phạt bổ sung

Áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều này.

b) Tịch thu công cụ, phương tiện thô sơ và các loại cưa xăng đối với các hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều này.

c) Tịch thu công cụ, phương tiện cơ giới đối vi một trong các hành vi quy định tại Điều này gây thiệt hại như sau: Khai thác rừng trái phép đối với gỗ quy định tại Điểm a Khoản 1 từ trên 6 m3 hoặc tại Điểm a Khoản 2 từ trên 5 m3 hoặc tại Điểm a Khoản 3 từ trên 3 m3; khai thác rừng trái phép đối với gỗ quy định tại Điểm b Khoản 1 từ trên 2 m3 hoặc tại Điểm b Khoản 2 từ trên 1,5 m3 hoặc tại Điểm b Khoản 3 từ trên 1 m3; khai thác rừng trái phép đối với gỗ quy định tại Điểm c Khoản 1 từ 0,7 m3 trở lên hoặc tại Điểm c Khoản 2 từ 0,5 m3 trở lên hoặc tại Điểm c Khoản 3 từ 0,3 m3 trở lên.

d) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác rừng từ 06 đến 12 tháng do không thực hiện đúng nội dung giấy phép khai thác, gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều này như sau: Khai thác rừng trái phép đối với gỗ quy định tại Điểm a Khoản 1 từ trên 6 m3 hoặc tại Điểm a Khoản 2 từ trên 5 m3 hoặc tại Điểm a Khoản 3 từ trên 3 m3; khai thác rừng trái phép đối với gỗ quy định tại Điểm b Khoản 1 từ trên 2 m3 hoặc tại Điểm b Khoản 2 từ trên 1,5 m3 hoặc tại Điểm b Khoản 3 từ trên 1 m3; khai thác rừng trái phép đối với gỗ quy định tại Điểm c Khoản 1 từ 0,5 m3 trở lên hoặc tại Điểm c Khoản 2 từ 0,3 m3 trở lên hoặc tại Điểm c Khoản 3 từ 0,1 m3 trở lên; khai thác gỗ trái phép từ hai loại rừng trở lên (rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng) gây thiệt hại đối với một loại gỗ hoặc hai loại gỗ trở lên (gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm) tuy khối lượng của một loại gỗ bị khai thác trái phép tại một loại rừng hoặc hai loại rừng trở lên hoặc khối lượng của các loại gỗ (từ hai loại gỗ trở lên) bị khai thác trái phép tại một loại rừng chưa đến mức bị tước quyền sử dụng giấy phép khai thác rừng nhưng tổng khối lượng gỗ khai thác trái phép tại các loại rừng bị thiệt hại đối với: Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm t 5 m3 trở lên; gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ 3 m3 trở lên; gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA từ 0,5 m3 trở lên hoặc tổng khối lượng gỗ khai thác trái phép tại mỗi loại rừng đối với: Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ 3 m3 trở lên; gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và gỗ nhóm IA từ 1,5 m3 trở lên; gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA và gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA từ 1,5 m3 trở lên; gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA và gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA từ 01 m3 trở lên.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính; Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.

b) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này.

Mục 2. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHÁT TRIỂN RỪNG, BẢO VỆ RỪNG

Điều 13. Vi phạm quy định về trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác

Người có hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về trồng lại rừng mới thay thế diện tích rừng được Nhà nước cho phép chuyển sang mục đích khác bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chậm trồng rừng mới thay thế trên 01 năm với diện tích từ 01 ha đến 05 ha.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chậm trồng rừng mới thay thế trên 01 năm với diện tích từ trên 05 ha đến 10 ha.

b) Chậm trồng rừng mới thay thế trên 02 năm với diện tích từ 01 ha đến 05 ha.

c) Không hoàn thổ đúng thời hạn để trồng lại rừng trên diện tích sau khai thác khoáng sản dưới 01 ha.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chậm trồng rừng mới thay thế trên 01 năm vi diện tích từ trên 10 ha đến 20 ha.

b) Chậm trồng rừng mi thay thế trên 02 năm với diện tích từ trên 05 ha đến 10 ha.

c) Chậm trồng rừng mới thay thế trên 03 năm với diện tích từ trên 01 ha đến 05 ha.

d) Không hoàn thổ đúng thời hạn để trồng lại rừng trên diện tích sau khai thác khoáng sản từ 01 ha đến 05 ha.

4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chậm trồng rừng mới thay thế trên 01 năm với diện tích từ trên 20 ha đến 30 ha.

b) Chậm trồng rừng mới thay thế trên 02 năm vi diện tích từ trên 10 ha đến 20 ha.

c) Chậm trồng rừng mới thay thế trên 03 năm với diện tích từ trên 05 ha đến 10 ha.

d) Không hoàn thổ đúng thời hạn để trồng lại rừng trên diện tích sau khai thác khoáng sản từ trên 05 ha đến 10 ha.

5. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chậm trồng rừng mới thay thế trên 01 năm với diện tích từ trên 30 ha đến 40 ha.

b) Chậm trồng rừng mới thay thế trên 02 năm với diện tích từ trên 20 ha đến 30 ha.

c) Chậm trồng rừng mới thay thế trên 03 năm với diện tích từ trên 10 ha đến 20 ha.

d) Không hoàn thổ đúng thời hạn để trồng lại rừng trên diện tích sau khai thác khoáng sản từ trên 10 ha đến 20 ha.

6. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng thuộc một trong các trường hp sau:

a) Chậm trồng rừng mới thay thế trên 01 năm với diện tích từ trên 40 ha đến 50 ha.

b) Chậm trồng rừng mới thay thế trên 02 năm với diện tích từ trên 30 ha đến 40 ha.

c) Chậm trồng rừng mới thay thế trên 03 năm với diện tích từ trên 20 ha đến 30 ha.

d) Không hoàn thổ đúng thời hạn để trồng lại rừng trên diện tích sau khai thác khoáng sản từ trên 20 ha đến 30 ha.

7. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chậm trồng rừng mới thay thế trên 01 năm với diện tích từ trên 50 ha.

b) Chậm trồng rừng mi thay thế trên 02 năm với diện tích từ trên 40 ha.

c) Chậm trồng rừng mới thay thế trên 03 năm với diện tích từ trên 30 ha.

d) Không hoàn thổ đúng thời hạn để trồng lại rừng trên diện tích sau khai thác khoáng sản từ trên 30 ha.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 4 Nghị định này đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều này.

Điều 14. Vi phạm quy định của Nhà nước về trồng rừng

Người được Nhà nước giao, cho thuê đất để trồng rừng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước đu tư 100% nhưng thực hiện trồng rừng không đúng quy định ca Nhà nước bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Trồng rừng không có thiết kế trên diện tích từ 0,5 ha đến 02 ha.

b) Thực hiện không đúng thiết kế trồng rừng được phê duyệt từ 01 ha đến 05 ha.

c) Không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng trồng trên diện tích từ 01 hđến 10 ha.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Trồng rừng không có thiết kế trên diện tích từ trên 02 ha đến 05 ha.

b) Thực hiện không đúng thiết kế trồng rừng được phê duyệt từ trên 05 ha đến 10 ha.

c) Không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng trồng trên diện tích từ trên 10 ha đến 20 ha.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Trồng rừng không có thiết kế trên diện tích từ trên 05 ha đến 10 ha.

b) Thực hiện không đúng thiết kế trồng rừng được phê duyệt từ trên 10 ha đến 20 ha.

c) Không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng trồng trên diện tích từ trên 20 ha đến 50 ha.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các trường hp sau:

a) Trồng rừng không có thiết kế trên diện tích từ trên 10 ha đến 20 ha.

b) Thực hiện không đúng thiết kế trồng rừng được phê duyệt từ trên 20 ha.

c) Không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng trồng trên diện tích từ trên 50 ha.

5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trồng rừng không có thiết kế trên diện tích từ trên 20 ha.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này đi với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.

Điều 15. Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng

Người có hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng bị xử phạt như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Mang dụng cụ thủ công, cơ giới vào rừng để săn bắt động vật rừng.

b) Đưa súc vật kéo, mang dụng cụ thủ công vào rừng để khai thác, chế biến lâm sản, khoáng sản trái phép.

c) Nuôi, trồng, thả trái phép vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật không có nguồn gốc bản địa.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tổ chức đưa người vào nghiên cứu khoa học, đi du lịch trái phép ở rừng đặc dụng; thu thập mẫu vật trái phép trong rừng.

b) Đưa ti phép vào rừng các phương tiện, công cụ cơ giới.

c) Quảng cáo kinh doanh về thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật.

d) Săn bắt động vật trong mùa sinh sản.

đ) Sử dụng phương pháp, công cụ săn bắt bị cấm.

e) Săn bắt động vật rừng ở những nơi có quy định cấm săn bắt.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đốt lửa, sử dụng lửa không đúng quy định của Nhà nước trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng.

b) Đốt lửa, sử dụng lửa ở các khu rừng dễ cháy, thảm thực vật khô nỏ vào mùa hanh khô.

c) Đốt lửa, sử dụng lửa gần kho, bãi gỗ khi có cấp dự báo cháy rừng từ cấp III đến cấp V.

d) Đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh.

đ) Đốt nương, rẫy, đồng ruộng trái phép ở trong rừng, ven rừng.

e) Không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng khi được phép sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và bảo quản, sử dụng chất cháy trong rừng và ven rừng.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các chủ rừng được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng thuộc một trong các hành vi sau:

a) Không có phương án phòng cháy, chữa cháy và công trình phòng cháy, chữa cháy rừng; không tổ chức thực hiện hoặc thực hiện không đúng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Tháo nước dự trữ phòng cháy trong mùa khô hanh.

c) Không tổ chức tuần tra, canh gác rừng để ngăn chặn cháy rừng tự nhiên, rừng trồng do mình quản lý.

5. Hình thức xử phạt bổ sung

a) Tịch thu tang vật, công cụ thủ công và các loại cưa xăng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này.

b) Tịch thu công cụ săn bắt động vật rừng bị cấm quy định tại Khoản 2 Điu này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm c Khoản 1 Điu 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đi với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này.

7. Người vi phạm quy định tại Điều này mà gây thiệt hại đến rừng hoặc lâm sản thì bị xử phạt theo Điều 12 hoặc Điều 16 hoặc Điều 20 hoặc Điều 21 hoặc Điều 22 của Nghị định này.

Điều 16. Vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng gây cháy rừng

Người có hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng gây cháy rừng bị xử phạt như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vgây hậu quả thuộc một trong các trường hp sau đây:

a) Cháy cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c, diện tích dưới 1.000 m2.

b) Cháy rừng sản xuất dưới 500 m2.

c) Cháy rừng phòng hộ dưới 300 m2.

d) Cháy rừng đặc dụng dưới 200 m2.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cháy cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ 1.000 m2 đến 2.000 m2.

b) Cháy rừng sản xuất từ 500 m2 đến 1.000 m2.

c) Cháy rừng phòng hộ từ 300 m2 đến 500 m2.

d) Cháy rừng đặc dụng từ 200 m2 đến 300 m2.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cháy cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ trên 2.000 m2 đến 5.000 m2.

b) Cháy rừng sản xuất từ trên 1.000 m2 đến 2.000 m2.

c) Cháy rừng phòng hộ từ trên 500 m2 đến 1.500 m2.

d) Cháy rừng đặc dụng từ trên 300 m2 đến 1.000 m2.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cháy cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ trên 5.000 m2 đến 10.000 m2.

b) Cháy rừng sản xuất từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2.

c) Cháy rừng phòng hộ từ trên 1.500 m2 đến 2.500 m2.

d) Cháy rừng đặc dụng từ trên 1.000 m2 đến 2.000 m2.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cháy cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ trên 10.000 m2 đến 20.000 m2.

b) Cháy rừng sản xuất từ trên 3.000 m2 đến 5.000 m2.

c) Cháy rừng phòng hộ từ trên 2.500 m2 đến 4.000 m2.

d) Cháy rừng đặc dụng từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2.

6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cháy cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ trên 20.000 m2 đến 30.000 m2.

b) Cháy rừng sản xuất từ trên 5.000 m2 đến 6.000 m2.

c) Cháy rừng phòng hộ từ trên 4.000 m2 đến 5.000 m2.

d) Cháy rừng đặc dụng từ trên 3.000 m2 đến 4.000 m2.

7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối vi hành vi gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cháy cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ trên 30.000 m2 đến 50.000 m2.

b) Cháy rừng sản xuất từ trên 6.000 m2 đến 10.000 m2.

c) Cháy rừng phòng hộ từ trên 5.000 m2 đến 7.500 m2.

d) Cháy rừng đặc dụng từ trên 4.000 m2 đến 5.000 m2.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính; Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 Điều này.

9. Người có hành vi cố ý gây cháy rừng, đốt rừng với bất kỳ mục đích nào phải bị xử phạt theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.

Điều 17. Chăn thả gia súc trong những khu rừng đã có quy định cấm

Người chăn thả gia súc trong những khu rừng đã có quy định cấm bị xử phạt như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc dụng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chăn thả gia súc trong rừng trồng dặm cây con, rừng trồng mới đến bốn năm tuổi, rừng khoanh nuôi tái sinh đã có quy định cấm chăn thả gia súc.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điu này.

Điều 18. Vi phạm quy định về phòng trừ sinh vật hại rừng

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ rừng cố ý không thực hiện một trong các biện pháp phòng trừ sinh vật hại rừng theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng thuốc trừ sinh vật hại rừng mà pháp luật cấm sử dụng.

3. Hình thức xử phạt bổ sung

Tịch thu thuốc trừ sinh vật hại rừng mà pháp luật cấm sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

Điều 19. Phá hủy các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng

Người có hành vi gây thiệt hại các công trình phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng như: Nhà trạm, chòi canh lửa rừng, biển báo, bảng quy ước tuyên truyền bảo vệ rừng; hàng rào, mốc ranh giới rừng; bể, hồ chứa nước chữa cháy rừng; các loại phương tiện, công cụ sử dụng trong việc bảo vệ và phát triển rừng; làm thay đổi hiện trạng hoặc hư hỏng các công trình đó, bị xử phạt như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi: Viết, vẽ lên bin báo, bảng quy ước tuyên truyn bảo vệ rừng; xóa các thông tin, hình ảnh trên các biển báo, bảng quy ước tuyên truyền bảo vệ rừng.

2. Phạt tiền từ 300.000 đng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tháo dỡ biển báo về bảo vệ rừng.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Đào phá đường lâm nghiệp.

b) Cản trở hoạt động tuần tra bảo vệ rừng, truy quét lâm tặc.

c) Phá đường ranh cản lửa.

d) Phá hàng rào, mốc ranh giới rừng.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Đập phá bảng quy ước tuyên truyền bảo vệ rừng, phá chòi canh, nhà làm việc, tài sản, phương tiện khác dùng trong việc tuần tra bảo vệ rừng.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều này.

Điều 20. Phá rừng trái pháp luật

Ngưi có hành vi chặt phá cây rừng; đào bới, san ủi, nổ mìn, đào, đắp ngăn nước, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 12 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nhưng không thực hiện đúng quy định cho phép bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c dưới 1.500 m2.

b) Rừng sản xuất dưới 800 m2.

c) Rừng phòng hộ dưới 500 m2.

d) Rừng đặc dụng dưới 200 m2.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ 1.500 m2 đến 5.000 m2.

b) Rừng sản xuất từ 800 m2 đến 1.000 m2.

c) Rừng phòng hộ từ 500 m2 đến 800 m2.

d) Rừng đặc dụng từ 200 m2 đến 300 m2.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đi với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ trên 5.000 m2 đến 10.000 m2.

b) Rừng sản xuất từ trên 1.000 m2 đến 2.000 m2.

c) Rừng phòng hộ từ trên 800 m2 đến 1.500 m2.

d) Rừng đặc dụng từ trên 300 m2 đến 500 m2.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ trên 10.000 m2 đến 20.000 m2.

b) Rừng sản xuất từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2.

c) Rừng phòng hộ từ trên 1.500 m2 đến 2.000 m2.

d) Rừng đặc dụng từ trên 500 m2 đến 700 m2.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ trên 20.000 m2 đến 30.000 m2.

b) Rừng sản xuất từ trên 3.000 m2 đến 5.000 m2.

c) Rừng phòng hộ từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2.

d) Rừng đặc dụng từ trên 700 m2 đến 1.000 m2.

6. Hình thức xử phạt bổ sung

Tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm b, c, i Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính; Khoản 1 Điều 4 của Nghị đnh này đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều này.

Mục 3. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ LÂM SẢN

Điều 21. Vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng

Người có hành vi săn, bắn, bẫy, bắt; nuôi, nhốt, lấy dẫn xuất từ động vật rừng; giết động vật rừng trái quy định của pháp luật (không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 7 của Nghị định này) bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị dưới 7.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị dưới 4.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 7.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 13.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.

c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị dưới 10.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

d) Nuôi trái phép 01 cá thể động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.

5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 35.000.000 đồng đến 65.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

d) Nuôi trái phép 02 cá thể động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.

6. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đi với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 65.000.000 đồng đến 135.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

d) Nuôi trái phép từ 03 đến 04 cá thể động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.

7. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 135.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.

c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

d) Nuôi trái phép từ 05 đến 06 cá thể động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.

8. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.

c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

d) Nuôi trái phép từ 07 đến 08 cá thể động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.

9. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 270.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 160.000.000 đồng.

c) Nuôi trái phép từ trên 08 cá thể động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.

10. Trường hợp được phép nuôi động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB hoặc các loại động vật hoang dã khác nhưng vi phạm quy đnh về tiêu chuẩn chuồng, trại nuôi bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

11. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9 Điều này.

b) Tịch thu công cụ, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9 Điều này.

c) Tước quyền sử dụng giấy phép sử dụng súng săn, giấy chứng nhận về nuôi động vật rừng từ 06 đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8 và Khoản 9 Điều này.

12. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm c, đ Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9 và Khoản 10 Điều này.

Điều 22. Vận chuyển lâm sản trái pháp luật

Người có hành vi vận chuyển lâm sản (bao gồm từ thời điểm tập kết lâm sản để xếp lên phương tiện vận chuyển hoặc đã xếp lên phương tiện vận chuyển) không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị dưới 5.000.000 đng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị dưới 3.000.000 đồng.

c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm dưới 1 m3.

d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA dưới 0,7 m3.

đ) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị dưới 7.000.000 đồng.

e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hp pháp có giá trị dưới 10.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 1 m3 đến 1,5 m3.

d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ 0,7 m3 đến 1 m3.

đ) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đng.

c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị dưới 7.000.000 đồng.

d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 1,5 m3 đến 3 m3.

đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 1 m3 đến 1,5 m3.

e) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA dưới 0,3 m3.

g) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hp pháp có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 13.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 7.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.

c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 3 m3 đến 6 m3.

đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 1,5 m3 đến 2 m3.

e) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA từ 0,3 m3 đến 0,5 m3.

g) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hp pháp có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 6 m3 đến 10 m3.

đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 2 m3 đến 3 m3.

e) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA từ trên 0,5 m3 đến 0,7 m3.

g) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 35.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 15.000.000 đến 30.000.000 đồng.

d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 10 m3 đến 20 m3.

đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 3 m3 đến 7 m3.

e) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA từ trên 0,7 m3 đến 1 m3.

g) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 135.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 7 m3 đến 10 m3.

đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA từ trên 1 m3 đến 1,5 m3.

e) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất ca chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 135.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.

c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

d) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.

đ) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 200.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.

c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

d) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hp pháp có giá trị từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.

10. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 270.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 160.000.000 đồng.

c) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 400.000.000 đồng.

d)[12] Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị trên 100 triệu đồng.

11. Hình thức xử phạt bổ sung

a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10 Điều này (trừ trường hợp gỗ có hồ sơ và nguồn gốc hợp pháp nhưng khối lượng gỗ thực tế vượt quá sai số cho phép theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

b) Tịch thu phương tiện đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10 Điều này (trừ trường hợp quy định tại Khoản 7, Khoản 8 Điều 3 Nghị định này), thuộc một trong các trường hp sau:

– Vi phạm có tổ chức.

– Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

– Sử dụng xe hai ngăn, hai đáy, hai mui, xe cải tạo không có đăng ký do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đối với loại xe theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu phương tiện; xe đeo biển số giả.

– Vận chuyển gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 1,5 m3 trở lên; gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 0,5 m3 trở lên.

– Vn chuyển thực vật rừng và bộ phận của chúng (ngoài gỗ) thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên; động vật rng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và bộ phận của chúng có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên; loài nguy cấp, quý, hiếm hoặc bộ phận của chúng có giá trị từ 3.000.000 đồng trở lên.

Trường hợp vận chuyển lâm sản trái pháp luật có 2 loại gỗ trở lên (gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và gỗ quý, hiếm) hoặc nhiều loại lâm sản khác nhau ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, tuy khối lượng của một loại gỗ hoặc giá trị của mỗi loại lâm sản chưa đến mức bị tịch thu phương tiện nhưng tổng khối lượng các loại gỗ vận chuyển trái pháp luật từ 1,5 m3 trở lên hoặc tổng giá trị các loại lâm sản khác ngoài gỗ vận chuyển trái pháp luật từ 15.000.000 đồng trở lên.

12. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm c, đ Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b các Khoản: 1, 2 và 10; Điểm a, Điểm b, Điểm c các Khoản: 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này.

b) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9 và Khoản 10 Điều này.

13. Trường hợp vận chuyển lâm sản đã được xác định có nguồn gốc hợp pháp nhưng hồ sơ lâm sản không thực hiện đúng quy định của pháp luật, bị xử phạt theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.

Trường hợp phát hiện vận chuyển từ trong rừng ra các loại than hầm, than hoa xác định là có nguồn gốc từ rừng tự nhiên thì bị xử phạt theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 của Nghị định này.

14. Chủ lâm sản bị xử phạt về hành vi mua, bán lâm sản theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này.

15. Chủ sở hữu phương tiện bị xử phạt như quy định đối với người có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật quy định tại Điều này (trừ trường hp phương tiện đó bị chiếm đoạt hoặc bị sử dụng trái phép quy định tại Khoản 7, Khoản 8 Điều 3 Nghị định này).

Điều 23. Mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước

Người có hành vi mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản không đúng với nội dung hồ sơ đó; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị dưới 5.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị dưới 3.000.000 đồng.

c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm dưới 1 m3.

d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA dưới 0,7 m3.

đ) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị dưới 7.000.000 đồng.

e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị dưới 10.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 1 m3 đến 1,5 m3.

d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ 0,7 m3 đến 1 m3.

đ) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đng.

c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị dưới 7.000.000 đồng.

d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 1,5 m3 đến 3 m3.

đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 1 m3 đến 1,5 m3.

e) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA dưới 0,3 m3.

g) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hp pháp có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 13.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 7.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.

c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 3 m3 đến 6 m3.

đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 1,5 m3 đến 2 m3.

e) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA từ 0,3 m3 đến 0,5 m3.

g) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 6 m3 đến 10 m3.

đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 2 m3 đến 3 m3.

e) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA từ trên 0,5 m3 đến 0,7 m3.

g) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 35.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 15.000.000 đến 30.000.000 đồng.

d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 10 m3 đến 20 m3.

đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 3 m3 đến 7 m3.

e) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA từ trên 0,7 m3 đến 1 m3.

g) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 135.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 7 m3 đến 10 m3.

đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA từ trên 1 m3 đến 1,5 m3.

e) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 135.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.

c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

d) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.

đ) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 200.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.

c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

d) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hp pháp có giá trị từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.

10. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 270.000.000 đồng.

b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 160.000.000 đồng.

c) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 400.000.000 đồng.

d)[13] Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị trên 100 triệu đồng.

11. Trường hợp mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản đã được xác định có nguồn gốc hợp pháp nhưng hồ sơ lâm sản không thực hiện đúng quy định của pháp luật, bị xử phạt theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.

12. Hình thức xử phạt bổ sung

a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10 Điều này.

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 06 đến 12 tháng đối vi hành vi quy định tại Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10 Điều này.

13. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm c, đ Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b các Khoản: 1, 2 và 10; Điểm a, Điểm b, Điểm c các Khoản: 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này.

b) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9 và Khoản 10 Điều này.

14. Trường hp cất giữ gỗ trái phép mà không có cơ sở để xác định gỗ là của chủ nhà hoặc chủ cơ sở chế biến thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định tịch thu theo quy định tại Khoản 2 Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Điều 24. Vi phạm thủ tục hành chính trong quản lý rừng, sử dụng rừng; mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chủ lâm sản chế biến, kinh doanh, vận chuyển, mua, bán, cất giữ thực vật rừng và bộ phận của chúng (ngoài gỗ), động vật rừng và bộ phận của chúng do gây nuôi có nguồn gốc hp pháp nhưng không chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành về hồ sơ lâm sản và trình tự, thủ tục quản lý.

b) Chủ lâm sản khai thác, vận chuyển, mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh gỗ rừng trồng, gỗ vườn nhà, cây trồng phân tán có nguồn gốc hp pháp nhưng không chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành về hồ sơ lâm sản và trình tự, thủ tục quản lý.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chủ rừng không lập hồ sơ quản lý rừng, sử dụng rừng theo quy định của pháp luật.

b) Chủ cơ sở chế biến, kinh doanh, mua, bán lâm sản không ghi chép vào sổ nhập, xuất lâm sản theo quy định của pháp luật.

c) Chủ cơ sở nuôi động vật hoang dã có nguồn gốc hợp pháp nhưng không thực hiện đăng ký trại nuôi theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ lâm sản mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản có nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp nhưng không chấp hành các quy định của pháp luật về hồ sơ lâm sản và trình tự, thủ tục quản lý.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với chủ lâm sản vận chuyển, mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh gỗ rừng tự nhiên có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành các quy định pháp luật về hồ sơ lâm sản và trình tự, thủ tục quản lý.

5.[14] (được bãi bỏ)

6.[15] (được bãi bỏ)

Chương III

THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 25. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Nghị định này.

2. Công chức, viên chức đang thi hành công vụ về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

3. Trường hợp người lập biên bản vi phạm hành chính là người có thẩm quyền thuộc lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của ngành mình thì trong thi hạn 5 ngày kể từ ngày lập biên bản phải chuyển giao hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Điều 26. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm

1. Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng.

3. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng (sau đây gọi chung là Hạt trưng Hạt Kiểm lâm); Đội trưởng Đội Kim lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính; Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Nghị định này.

4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm Cục Kiểm lâm có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn (kể cả hoạt động khai thác khoáng sản trên đất lâm nghiệp) quy định tại Nghị định này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính; Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

5. Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn (kể cả hoạt động khai thác khoáng sản trên đất lâm nghiệp) quy định tại Nghị định này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính; Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Điều 27. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c và đ Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn (kể cả hoạt động khai thác khoáng sản trên đất lâm nghiệp) quy định tại Nghị định này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính; Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn (kể cả hoạt động khai thác khoáng sản trên đất lâm nghiệp) quy định tại Nghị định này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính; Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

4. Cơ quan Kiểm lâm các cấp ở địa phương có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền quy định tại Điều này.

Điều 28. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

1. Thanh tra viên, người được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền không quá 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 500.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn quy định tại Nghị định này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính; Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

3. Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thi hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn quy định tại Nghị định này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính; Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 250.000.000 đồng;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn quy định tại Nghị định này.

5. Trưởng đoàn thanh tra Tổng cục Lâm nghiệp và cấp sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thi hạn quy định tại Nghị định này.

Điều 29. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Quản lý thị trường

1. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Công an nhân dân quy định tại Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Bộ đội biên phòng quy định tại Điều 40 Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.

3. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc cơ quan Quản lý thị trường quy định tại Điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính có quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Điều 30. Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thực hiện theo quy đnh tại Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Trường hợp một hành vi vi phạm hành chính mà tang vật gồm nhiều loại lâm sản khác nhau cả gỗ thông thường và gỗ quý, hiếm; động vật rừng thông thường và động vật rừng quý, hiếm; gỗ và động vật rừng, sau khi tổng hp tiền phạt (cộng lại) thành tổng số tiền phạt chung, nếu thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cấp nào thì cấp đó quyết định xử phạt.

3. Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính (kể cả lâm sản thuộc loài quý, hiếm nhóm IA, IB) để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thực hiện theo quy định tại Điu 60 Luật xử lý vi phạm hành chính.

4. Hành vi vi phạm hành chính gây hậu quả đối với rừng của nhiều địa phương liền kề thì thẩm quyền xử phạt thuộc về địa phương phát hiện vụ vi phạm đầu tiên.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[16]

Điều 31. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 12 năm 2013.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ v xử phạt vphạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Điều 32. Điều khoản chuyển tiếp

Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.

Điều 33. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết, tổ chức thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
– Trung tâm Tin học và Thống kê của Bộ (để đăng trên Trang thông tin điện tử của Bộ);
– Lưu: VT, PC, TCLN.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

BỘ TRƯỞNG

Cao Đức Phát


[1] Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

[2] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 40/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2015.

[3] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 40/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2015.

[4] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 40/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2015.

[5] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 40/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2015.

[6] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 40/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2015.

[7] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 40/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2015.

[8] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 40/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2015.

[9] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 40/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2015.

[10] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 40/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2015.

[11] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 40/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2015.

[12] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 40/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2015.

[13] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 40/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2015.

[14] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 40/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2015.

[15] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 40/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2015.

[16] Điều 2 và Điều 3 của Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2015 quy định như sau:

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2015.

Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.”

VĂN BẢN HỢP NHẤT 06/VBHN-BNNPTNT NĂM 2016 HỢP NHẤT NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN, BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 06/VBHN-BNNPTNT Ngày hiệu lực 25/04/2016
Loại văn bản Văn bản hợp nhất Ngày đăng công báo 10/05/2016
Lĩnh vực Vi phạm hành chính
Tài nguyên - môi trường
Ngày ban hành 25/04/2016
Cơ quan ban hành Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản