8. Tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Khi tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải đáp ứng những điều kiện cũng như phải thực hiện những thủ tục theo quy định của pháp luật. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ trình bày nội dung xoay quanh vấn đề này trên cơ sở Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 (còn hiệu lực)

1. Điều kiện đưa người lao động đi làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài

Theo quy định tại Điều 31 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2006, tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư ra nước ngoài được đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho phép;

Chỉ được đưa người lao động đi làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài;

Có phương án sử dụng và quản lý người lao động ở nước ngoài; có phương án tài chính đưa người lao động về nước trong trường hợp bất khả kháng;

Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật Việt Nam.

2. Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Theo Điều 32 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2006 thì:

– Thời gian: Chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

– Tổ chức thực hiện: Tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài

Báo cáo gồm các nội dung sau:

+ Phương án sử dụng và quản lý người lao động, trong đó nêu rõ số lượng người lao động đưa đi, ngành, nghề, thời hạn làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, điều kiện sinh hoạt, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các chế độ khác có liên quan đến người lao động;

+ Phương án tài chính đưa người lao động về nước trong trường hợp bất khả kháng.

Lưu ý: Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài kèm theo:

+ Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư và tóm tắt nội dung dự án đầu tư ra nước ngoài;

+ Danh sách người lao động ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

– Tổ chức tiếp nhận: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phải xem xét và trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài, nếu không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Theo Điều 33 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2006 , tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

– Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

Trực tiếp tổ chức đưa đi, quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài;

Ký kết và thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có nội dung phù hợp với quy định của Luật này;

Bảo đảm quyền lợi của người lao động, giải quyết các vấn đề phát sinh theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

– Bảo đảm điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt, bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật Việt Nam;

– Bảo đảm để người lao động được kiểm tra sức khỏe định kỳ và khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn. Trường hợp người lao động không còn khả năng tiếp tục làm việc ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải tổ chức và chịu chi phí đưa người lao động về nước;

– Tổ chức đưa di hài hoặc thi hài người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài về nước và chịu mọi chi phí liên quan; thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp khác theo pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc và quy định của pháp luật Việt Nam;

Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

Định kỳ hằng năm, đột xuất báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

4. Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu

Theo Điều 47 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006 thì người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

– Các quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Luật này;

Ký kết Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài;

– Được bổ túc nghề và có ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

– Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi lao động ở nước ngoài với tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài.

Kết luận: Trên đây là những quy định của pháp luật về vấn đề tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trên cơ sở Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 (còn hiệu lực)

Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:

Tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Thủ tục Nội dung