13. Bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài là gì? Khi bảo lãnh cần đáp ứng những điều kiện gì? Phạm vi, thời hạn bảo lãnh là bao lâu? Đây đều là những vấn đề pháp lý cần thiết khi thực hiện việc bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài mà không phải đối tượng người sử dụng lao động hay người lao động nào cũng biết. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý xin được trình bày những vấn đề này trên cơ sở những quy định của Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2006Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP.

1. Bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoàiviệc người thứ ba (sau đây gọi là người bảo lãnh) cam kết với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động trong trường hợp người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, theo khoản 6 Điều 3 Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2006.

2. Điều kiện của người bảo lãnh

Theo Điều 54 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2006 thì người bảo lãnh phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Có khả năng về kinh tế đáp ứng điều kiện trong Hợp đồng bảo lãnh

3. Phạm vi bảo lãnh

3.1 Các trường hợp bảo lãnh

Theo khoản 1 Điều 55 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2006, việc bảo lãnh được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

– Người lao động đi làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ không ký quỹ hoặc không đủ tiền ký quỹ theo quy định của Luật này;

– Người lao động đi làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức sự nghiệp khi tổ chức này yêu cầu thực hiện việc bảo lãnh.

3.2 Phạm vi bảo lãnh

Theo khoản 2, 3 Điều 55 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2006; theo Điều 2 Mục II Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP, phạm vi bảo lãnh được quy định như sau:

– Người bảo lãnh có quyền thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp về trách nhiệm bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ của người lao động đối với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp. Cụ thể các nghĩa vụ có thể bảo lãnh là:

+ Thanh toán tiền dịch vụ và tiền môi giới (nếu có) mà bên được bảo lãnh chưa thanh toán;

+ Thanh toán chi phí bồi thường thiệt hại do bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng gây ra;

+ Thanh toán tiền phạt vi phạm hợp đồng, nếu hợp đồng có thỏa thuận.

+ Thanh toán tiền lãi trong trường hợp chậm thanh toán các khoản tiền thuộc phạm vi bảo lãnh

– Trường hợp người lao động vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và gây thiệt hại cho doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp mà người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ bồi thường thì người bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để bù đắp thiệt hại phát sinh do người lao động gây ra cho doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp. Sau khi bù đắp thiệt hại, nếu tài sản của người bảo lãnh còn thừa thì sẽ được trả lại cho người bảo lãnh.

4. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Theo Điều 56 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2006, thời hạn thực hiện bảo lãnh được quy định như sau:

– Do người bảo lãnh và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp thoả thuận.

– Nếu không thỏa thuận được thì người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong một thời hạn hợp lý do doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp ấn định tính từ thời điểm người bảo lãnh nhận được thông báo của doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động.

5. Hợp đồng bảo lãnh

Theo khoản 1, 2 Điều 57 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2006, hợp đồng bảo lãnh được quy định như sau:

– Hợp đồng bảo lãnh phải được lập thành văn bản.

– Hợp đồng bảo lãnh phải có những nội dung chính sau đây:

+ Phạm vi bảo lãnh;

+ Quyền và nghĩa vụ các bên tham gia Hợp đồng bảo lãnh;

+ Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

+ Xử lý tài sản của người bảo lãnh.

6. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Theo Điều 58 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2006, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được quy định như sau:

– Doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp có thể thỏa thuận với người bảo lãnh về việc áp dụng biện pháp cầm cố, thế chấp hoặc ký quỹ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

– Việc cầm cố, thế chấp hoặc ký quỹ được lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong Hợp đồng bảo lãnh.

Việc xác lập, thực hiện biện pháp cầm cố, thế chấp hoặc ký quỹ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Kết luận: Trên đây là những quy định của pháp luật hiện hành mà cụ thể là Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2006 Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP về vấn đề bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:

Bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Thủ tục Nội dung