1. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

Xử lý vi phạm hành chính cũng giống như các hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý khác, đều phải tuân theo những nguyên tắc nhất định để xử phạt đúng đắn, chính xác, vừa bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, của xã hội đồng thời bảo vệ hữu hiệu quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị xử phạt. Vậy pháp luật quy định như thế nào về các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính? Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ trình bày những quy định của pháp luật hiện hành mà cụ thể là Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 về nội dung nói trên

1. Giải thích từ ngữ

 Vi phạm hành chính hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính, theo khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

 Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, theo khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

2. Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

2.1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

Theo khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

– Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

– Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

– Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

– Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Lưu ý:

+ Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

+ Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

+ Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;

2.2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính

Theo khoản 2 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính bao gồm:

Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng sau:

+ Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

+ Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;

+ Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;

+ Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

– Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

– Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính.

Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.

Kết luận: Trên đây là những quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 về các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:

Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

Thủ tục Nội dung