56. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính

Tiêu đề: Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính

Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được xem xét thực hiện đối với chủ thể và hành vi cụ thể nhưng phải thực hiện theo trình tự, thủ tục của quy định. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó qua Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

1. Khái niệm

Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, theo khoản 3 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

2. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính

 Theo quy định tại Điều 119 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:

Tạm giữ người;

Áp giải người vi phạm;

– Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

Khám người;

– Khám phương tiện vận tải, đồ vật;

– Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;

Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

Truy tìm đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn

3. Nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính

Theo Điều 120 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính là:

– Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt được quy định nếu vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

– Chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp cần thiết theo quy định.

– Người ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình.

– Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.

4. Huỷ bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính

Theo quy định tại Điều 121 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được quy định như sau:

– Trường hợp việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính không còn phù hợp với mục đích và điều kiện áp dụng theo quy định của Luật này thì quyết định áp dụng biện pháp đó phải được huỷ bỏ.

Người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính quyết định huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc thay thế bằng một biện pháp ngăn chặn khác.

Kết luận: Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được xem xét thực hiện đối với chủ thể và hành vi cụ thể nhưng phải thực hiện theo trình tự, thủ tục của quy định Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

Trình tự, thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:

Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính

 

 

Thủ tục Nội dung