QUYẾT ĐỊNH 496/QĐ-LĐTBXH NĂM 2020 VỀ KẾ HOẠCH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2020-2025 DO BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 05/05/2020

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 496/QĐ-LĐTBXH

Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2020 -2025

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 49/2018/NĐ-CP ngày 30/3/2018 của Chính phủ quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2020 – 2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:

– Như Điều 3;
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBTWMTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội (để phối hợp chỉ đạo thực hiện);
– UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (để phối hợp chỉ đạo thực hiện);
– Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH;
– Lưu: VT, TCGDNN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 

Lê Quân

 

KẾ HOẠCH

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2020 – 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 496/QĐ-LĐTBXH ngày 05 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

+ Đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đối với các cơ sở GDNN nhằm nâng cao chất lượng GDNN theo hướng tiếp cận khu vực và quốc tế, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của hoạt động kiểm định chất lượng GDNN những năm tiếp theo.

+ Tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng GDNN, các tổ chức kiểm định chất lượng GDNN, các cơ sở GDNN, đội ngũ kiểm định viên chất lượng GDNN.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Năm 2020

a) Kiểm định chất lượng cơ sở GDNN

* Có 60% trường cao đẳng, 50% trường trung cấp và 30% trung tâm GDNN thực hiện tự đánh giá chất lượng cơ sở và báo cáo kết quả thực hiện.

* Có 15% trường cao đẳng được đánh giá ngoài.

b) Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo

* Có 50% trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm thực hiện tự đánh giá chất lượng các chương trình nghề trọng điểm của trường.

* Có 3% tổng số lượt chương trình đào tạo ngành, nghề trọng điểm được đánh giá ngoài.

c) Đào tạo, bồi dưỡng về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng; đánh giá cấp thẻ kiểm định viên

+ Số lượng được đào tạo, bồi dưỡng về bảo đảm chất lượng: 1.000 người.

+ Số lượng được đào tạo bồi dưỡng kiểm định viên: 420 người.

+ Số lượng kiểm định viên được đánh giá cấp thẻ: 500 người.

d) Có 04 tổ chức kiểm định chất lượng GDNN.

2.2. Đến năm 2025

a) Kiểm định chất lượng cơ sở GDNN

+ Có 90% trường cao đẳng, 80% trường trung cấp và 60% trung tâm GDNN thực hiện tự đánh giá chất lượng cơ sở và báo cáo kết quả thực hiện.

+ Đến hết năm 2025:

* Có 100% trường cao đẳng được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm được đánh giá ngoài.

* Có 100% trường trung cấp được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm được đánh giá ngoài.

* Có 10% tổng số trung tâm GDNN được đánh giá ngoài.

* Có 10 trường cao đẳng được đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế do tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, GDNN khu vực hoặc quốc tế thực hiện.

b) Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo

+ Hằng năm có 100% trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm thực hiện tự đánh giá chất lượng các chương trình ngành, nghề trọng điểm của trường.

+ Đến hết năm 2025:

* 100% trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm được đánh giá ngoài ít nhất một ngành, nghề trọng điểm.

* 50% tổng số chương trình ngành, nghề trọng điểm được đánh giá ngoài ít nhất ở một trình độ đào tạo;

* Có 100 chương trình đào tạo ngành, nghề phục vụ yêu cầu công tác quản lý nhà nước được đánh giá ngoài.

* Có 30 chương trình đào tạo được đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế do tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, GDNN khu vực hoặc quốc tế thực hiện.

c) Đào tạo, bồi dưỡng về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng; đánh giá cấp thẻ kiểm định viên

+ Số lượng được đào tạo, bồi dưỡng về bảo đảm chất lượng: 7.000 người.

+ Số lượng được đào tạo bồi dưỡng kiểm định viên: 2.270 người. Trong đó có 50 kiểm định viên được chuyên gia quốc tế đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ đánh giá ngoài.

+ Số lượng kiểm định viên được đánh giá cấp thẻ: 2.000 người.

d) Đến năm 2025 có 20 tổ chức kiểm định chất lượng GDNN.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn về kiểm định chất lượng GDNN

2. Nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về GDNN các cấp

2.1. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được phân công phụ trách công tác kiểm định chất lượng GDNN về bảo đảm chất lượng, tự đánh giá chất lượng, kiểm định chất lượng GDNN.

2.2. Nghiên cứu, thiết lập vận hành hệ thống số hóa hoạt động tự đánh giá chất lượng GDNN, kiểm định chất lượng GDNN; bảo đảm kết nối giữa cơ quan quản lý nhà nước về GDNN các cấp và các cơ sở GDNN.

2.3. Nghiên cứu, xây dựng bộ chỉ số đánh giá chất lượng GDNN của các địa phương; tổ chức đánh giá chất lượng GDNN của các địa phương theo bộ chỉ số.

3. Tăng cường năng lực của các tổ chức kiểm định chất lượng GDNN, phát triển đội ngũ kiểm định viên chất lượng GDNN

3.1. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng GDNN.

3.2. Xây dựng bộ chỉ số đánh giá chất lượng hoạt động của các tổ chức kiểm định chất lượng GDNN; tổ chức đánh giá các tổ chức kiểm định chất lượng.

3.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức kiểm định chất lượng GDNN nhằm đảm bảo các tổ chức kiểm định tuân thủ đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn về chuyên môn.

3.4. Tăng cường công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kiểm định viên chất lượng GDNN. Phối hợp với các tổ chức quốc tế đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên về nghiệp vụ đánh giá ngoài.

3.5. Xây dựng ngân hàng đề thi, triển khai đánh giá cấp thẻ kiểm định viên chất lượng GDNN.

4. Tăng cường năng lực về công tác kiểm định chất lượng, bảo đảm chất lượng của cơ sở GDNN

4.1. Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cơ sở GDNN, cán bộ, nhà giáo của cơ sở GDNN về bảo đảm chất lượng, tự đánh giá chất lượng, kiểm định chất lượng GDNN.

4.2. Cơ sở GDNN kiện toàn đơn vị chuyên trách về kiểm định chất lượng GDNN, cử cán bộ, nhà giáo tham gia đầy đủ các hội thảo, khóa tập huấn do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức.

5. Đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng

5.1. Đẩy mạnh công tác tự đánh giá chất lượng GDNN

a) Bộ, ngành, các địa phương chỉ đạo các cơ sở GDNN trực thuộc triển khai công tác tự đánh giá chất lượng;

b) Bộ, ngành, các địa phương ưu tiên nguồn lực để tăng cường cho đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tự đánh giá chất lượng, đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở GDNN;

c) Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra và có biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở GDNN có hành vi chậm báo cáo hoặc không báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng GDNN (tự kiểm định chất lượng GDNN).

5.2. Đẩy mạnh công tác đánh giá ngoài

a) Bộ, ngành, các địa phương chỉ đạo các cơ sở GDNN trực thuộc triển khai công tác đánh giá ngoài, công khai kết quả đánh giá ngoài theo quy định. Trong giai đoạn 2021 đến 2025, hằng năm có 20% số cơ sở GDNN trực thuộc được đánh giá ngoài (kiểm định chất lượng cơ sở GDNN); có 20% tổng số trường trực thuộc được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm có một chương trình đào tạo ngành, nghề trọng điểm được đánh giá ngoài (kiểm định chất lượng chương trình đào tạo);

b) Hỗ trợ nguồn lực để các cơ sở GDNN triển khai công tác đánh giá ngoài; ưu tiên đầu tư, đấu thầu, đặt hàng và giao nhiệm vụ đào tạo đối với các cơ sở GDNN đã thực hiện đánh giá ngoài. Đối với các cơ sở GDNN mà bộ, ngành, địa phương đã có kế hoạch kiểm định, thực hiện cắt giảm nguồn kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước đối với các cơ sở GDNN không thực hiện kiểm định chất lượng theo kế hoạch;

c) Đối với các cơ sở GDNN hoặc chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng GDNN: Được hưởng chính sách hỗ trợ đầu tư để nâng cao chất lượng GDNN và được tham gia đấu thầu thực hiện chỉ tiêu GDNN theo đơn đặt hàng của Nhà nước;

d) Triển khai đánh giá và công nhận cơ sở GDNN và chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế đối với những cơ sở GDNN có đủ điều kiện. Khuyến khích các cơ sở GDNN đăng ký đánh giá ngoài với các tổ chức kiểm định chất lượng khu vực và quốc tế uy tín.

5.3. Sử dụng kết quả đánh giá ngoài để nâng cao chất lượng đào tạo

a) Đối với cơ sở GDNN hoặc chương trình đào tạo đã được đánh giá ngoài, nhưng không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng GDNN: Tập trung phát huy những điểm mạnh, khắc phục các điểm cần cải thiện, các tiêu chuẩn chưa đạt;

b) Đối với cơ sở GDNN hoặc chương trình đào tạo đã được đánh giá ngoài và đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng GDNN: Tiếp tục cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện tự đánh giá chất lượng hằng năm theo quy định;

c) Ưu tiên lựa chọn các trường cao đẳng đã được đánh giá ngoài để hỗ trợ đầu tư, tăng cường năng lực đào tạo và được đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao;

d) Thực hiện điều chỉnh, bổ sung ngành, nghề trọng điểm và trường được lựa chọn để đầu tư ngành, nghề trọng điểm: Ưu tiên lựa chọn ngành, nghề trọng điểm đối với chương trình đào tạo đã được đánh giá ngoài; không lựa chọn những ngành, nghề chưa được đánh giá ngoài.

6. Đẩy mạnh công tác truyền thông về kiểm định chất lượng GDNN

6.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông trên cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức của cơ sở GDNN về lợi ích, quyền và nghĩa vụ thực hiện kiểm định chất lượng GDNN; nâng cao nhận thức của cơ quan quản lý các cấp về tầm quan trọng của kiểm định chất lượng GDNN đối với chất lượng đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế; nâng cao nhận thức của người học, gia đình và xã hội về vai trò của kiểm định chất lượng GDNN.

6.2. Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng GDNN.

6.3. Tổ chức hội nghị tổng kết triển khai công tác kiểm định chất lượng GDNN giai đoạn 2020 – 2025.

7. Tăng cường công tác hợp tác quốc tế

7.1. Tăng cường trao đổi kinh nghiệm quốc tế, thu hút nguồn vốn ODA cho hoạt động kiểm định chất lượng GDNN; tham gia là thành viên, mở rộng các hoạt động hợp tác có hiệu quả với các tổ chức kiểm định chất lượng GDNN, bảo đảm chất lượng khu vực và quốc tế.

7.2. Phối hợp với các tổ chức quốc tế thực hiện đánh giá công nhận theo tiêu chuẩn kiểm định quốc tế, nhân rộng các kết quả thu được từ các dự án hợp tác.

7.3. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác hợp tác quốc tế tại các cơ sở GDNN. Đào tạo, bồi dưỡng về kiểm định và bảo đảm chất lượng cho cán bộ làm công tác hợp tác quốc tế của các cơ sở GDNN.

III. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chính theo Phụ lục 1 kèm theo.

2. Tiến độ thực hiện kiểm định chất lượng GDNN (đánh giá ngoài) theo Phụ lục 2 kèm theo.

IV. KINH PHÍ

Nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ chủ yếu từ:

1. Nguồn thu hợp pháp của cơ sở GDNN.

2. Nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

3. Lồng ghép trong các chương trình, dự án đầu tư phát triển GDNN.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:

1.1. Hằng năm ban hành chương trình, kế hoạch của cơ quan để triển khai Kế hoạch kiểm định chất lượng GDNN giai đoạn 2020 – 2025, trong đó xác định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, tiến độ thực hiện, phân công thực hiện và bố trí kinh phí trong số kinh phí được giao để thực hiện.

1.2. Đề xuất cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ kinh phí để thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng GDNN (đánh giá ngoài) và các phương án điều chuyển, cắt giảm kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ từ các Chương trình, Dự án trong lĩnh vực GDNN thuộc chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia được Thủ tướng phê duyệt đối với các bộ, ngành, cơ sở GDNN không thực hiện đánh giá ngoài theo kế hoạch hằng năm.

1.3. Đề xuất với cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hình thức khen thưởng hoặc không khen thưởng đối với các bộ, ngành, cơ sở GDNN không thực hiện đánh giá ngoài theo kế hoạch hằng năm.

1.4. Kiểm tra, thanh tra và có biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở GDNN chậm báo cáo hoặc không báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng GDNN (tự kiểm định chất lượng GDNN).

1.5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra. Hằng năm báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về kết quả thực hiện kế hoạch.

2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương

2.1. Phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch.

2.2. Hằng năm tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh danh sách cơ sở GDNN và chương trình đào tạo ngành, nghề trọng điểm, chương trình đào tạo phục vụ yêu cầu công tác quản lý nhà nước cần được đánh giá ngoài; báo cáo, đề xuất với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

2.3. Kiểm tra, thanh tra và có biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở GDNN trên địa bàn chậm báo cáo hoặc không báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng GDNN (tự kiểm định chất lượng GDNN).

2.4. Tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra. Hằng năm báo cáo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về kết quả thực hiện.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị – xã hội có cơ sở GDNN trực thuộc; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

3.1. Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.

3.2. Chỉ đạo các cơ sở GDNN thuộc quyền quản lý thực hiện tự đánh giá chất lượng hằng năm. Hằng năm đề xuất với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về danh sách cơ sở GDNN và chương trình đào tạo ngành, nghề trọng điểm, chương trình đào tạo cần được đánh giá ngoài phục vụ yêu cầu công tác quản lý nhà nước.

3.3. Chỉ đạo các cơ sở GDNN thuộc quyền quản lý thực hiện đánh giá ngoài phục vụ yêu cầu công tác quản lý nhà nước đối với GDNN.

3.4. Huy động các nguồn lực tài chính từ các chương trình, dự án trong và ngoài nước hỗ trợ cho các cơ sở GDNN thực hiện tự đánh giá chất lượng, đánh giá ngoài.

3.5. Có chính sách ưu tiên cụ thể về vốn, đầu tư, đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học đối với các cơ sở GDNN đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng GDNN hoặc trường có chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định chất lượng GDNN. Hỗ trợ quảng bá, nâng cao hình ảnh các cơ sở GDNN đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.

3.6. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra và có biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở GDNN trực thuộc có hành vi chậm báo cáo hoặc không báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng GDNN (tự kiểm định chất lượng GDNN).

4. Cơ sở GDNN

4.1. Hằng năm, thực hiện tự đánh giá chất lượng cơ sở GDNN, tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ngành, nghề trọng điểm, chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng GDNN. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động để khắc phục những điểm cần cải thiện nhằm duy trì và nâng cao chất lượng GDNN theo kết quả tự đánh giá.

4.2. Kiện toàn đơn vị chuyên trách về bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng của cơ sở GDNN. Cử cán bộ, nhà giáo tham gia đầy đủ các hội thảo, khóa tập huấn do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức.

4.3. Tập huấn, hướng dẫn cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động, tại cơ sở GDNN về bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng GDNN.

4.4. Chủ động bố trí kinh phí từ nguồn thu hợp pháp của cơ sở GDNN, nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các chương trình, dự án và các nguồn vốn hợp pháp khác triển khai thực hiện tự đánh giá chất lượng và đánh giá ngoài. Báo cáo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan quản lý trực tiếp về kế hoạch đánh giá ngoài, về kết quả kiểm định chất lượng GDNN.

5. Tổ chức kiểm định chất lượng GDNN

5.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức, phát triển đội ngũ kiểm định viên đảm bảo đủ năng lực.

5.2. Tổ chức hoạt động, thực hiện đánh giá ngoài cơ sở GDNN và chương trình đào tạo GDNN đúng theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hướng dẫn của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

5.3. Xây dựng kế hoạch phát triển tổ chức kiểm định theo hướng chuyên nghiệp, tăng cường gắn kết với hoạt động của các tổ chức kiểm định chất lượng khu vực, quốc tế có uy tín.

5.4. Tăng cường hợp tác giữa các tổ chức kiểm định chất lượng GDNN trong nước với các tổ chức đánh giá, kiểm định chất lượng quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm, hợp tác chuyên gia trong lĩnh vực kiểm định chất lượng GDNN

5.5. Tham gia tư vấn các chính sách về kiểm định chất lượng GDNN, về hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn, quy trình và cơ chế giám sát chất lượng đối với kiểm định chất lượng GDNN./.

 

PHỤ LỤC 1

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CHÍNH GIAI ĐOẠN 2020 – 2025
(Kèm theo Quyết định số …../QĐ-LĐTBXH ngày….. tháng….. năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

TT

Nội dung

Thời gian thực hiện

Đơn vị chủ trì

Sản phẩm/Kết quả

Ghi chú

1

Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về kiểm định chất lượng GDNN

1.1

Rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về kiểm định chất lượng GDNN

2020-2021

Tổng cục GDNN Đề xuất nội dung các văn bản cần chỉnh sửa hoặc ban hành mới

1.2

Xây dựng Thông tư sửa đổi bổ sung hoặc thay thế Thông tư số 15/2017/TT- LĐTBXH quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng GDNN

2022

Tổng cục GDNN Thông tư ban hành thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2017/TT-LĐTBXH Sửa đổi bổ sung hoặc xây dựng thông tư thay thế Thông tư số 15/2017/TT- LĐTBXH quy định về tiêu chí kiểm định chất lượng GDNN để đảm bảo:

+ Phân tầng chất lượng cơ sở GDNN và chương trình đào tạo qua tự đánh giá và đánh giá ngoài.

+ Xây dựng được hệ thống đảm bảo chất lượng trong cơ sở GDNN.

1.3

Xây dựng hướng dẫn đánh giá tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trung tâm GDNN

2020-2025

Tổng cục GDNN Đề xuất nội dung cần chỉnh sửa hoặc ban hành mới

1.4

Xây dựng hướng dẫn đánh giá tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường trung cấp, trường cao đẳng

2020-2025

Tổng cục GDNN Đề xuất nội dung cần chỉnh sửa hoặc ban hành mới

1.5

Xây dựng hướng dẫn đánh giá tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo

2020-2025

Tổng cục GDNN Đề xuất nội dung cần chỉnh sửa hoặc ban hành mới

2

Nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về GDNN các cấp

2.1

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được phân công phụ trách công tác kiểm định chất lượng GDNN về bảo đảm chất lượng, tự đánh giá chất lượng, kiểm định chất lượng GDNN.

2020 – 2025

Tổng cục GDNN 200 người được đào tạo, bồi dưỡng

2.2

Nghiên cứu, thiết lập vận hành hệ thống số hóa hoạt động tự đánh giá chất lượng GDNN, kiểm định chất lượng GDNN

2021 -2025

Tổng cục GDNN Hệ thống số hóa hoạt động tự đánh giá chất lượng GDNN, kiểm định chất lượng GDNN được thiết lập vận hành Đề xuất đưa vào Dự án thuộc CTMTQG

2.3

Nghiên cứu, xây dựng bộ chỉ số đánh giá chất lượng GDNN của các địa phương; tổ chức đánh giá chất lượng GDNN của các địa phương

2021 – 2025

Tổng cục GDNN Bộ chỉ số đánh giá chất lượng GDNN của các địa phương và kết quả đánh giá Đề xuất đưa vào Dự án thuộc CTMTQG

3

Tăng cường năng lực của các tổ chức kiểm định chất lượng GDNN, phát triển đội ngũ kiểm định viên

3.1

Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng GDNN

2020 – 2025

Tổng cục GDNN Hệ thống các tổ chức kiểm định được hình thành, đi vào hoạt động

3.2

Xây dựng bộ chỉ số đánh giá chất lượng hoạt động của các tổ chức kiểm định chất lượng GDNN; tổ chức đánh giá các tổ chức kiểm định chất lượng

2021 -2025

Tổng cục GDNN Bộ chỉ số đánh giá chất lượng của các tổ chức kiểm định chất lượng GDNN; Báo cáo đánh giá các tổ chức kiểm định chất lượng. Đề xuất đưa vào Dự án thuộc CTMTQG

3.3

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức kiểm định chất lượng GDNN

2020 – 2025

Tổng cục GDNN Báo cáo kiểm tra, giám sát.

Đảm bảo các tổ chức kiểm định tuân thủ đúng quy định tại văn bản quy phạm pháp luật và các hướng dẫn về chuyên môn.

3.4

Đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên chất lượng GDNN

2020-2025

Tổng cục GDNN 2.220 kiểm định viên được đào tạo bồi dưỡng Đề xuất đưa vào Dự án thuộc CTMTQG

3.5

Phối hợp với các tổ chức quốc tế đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên về nghiệp vụ đánh giá ngoài (do chuyên gia quốc tế thực hiện)

2020-2025

Tổng cục GDNN 50 kiểm định viên được đào tạo, bồi dưỡng

3.6

Xây dựng ngân hàng đề thi để triển khai đánh giá cấp thẻ kiểm định viên chất lượng GDNN

2020-2025

Tổng cục GDNN Ngân hàng đề thi được ban hành, sử dụng đánh giá cấp thẻ kiểm định viên Đề xuất đưa vào Dự án thuộc CTMTQG

3.7

Đánh giá cấp thẻ kiểm định viên chất lượng GDNN

2020-2025

Tổng cục GDNN 2.000 kiểm định viên được đánh giá cấp thẻ Đề xuất đưa vào Dự án thuộc CTMTQG

4

Tăng cường năng lực về công tác kiểm định chất lượng, bảo đảm chất lượng của cơ sở GDNN

4.1

Tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cơ sở GDNN, cán bộ, nhà giáo của cơ sở GDNN về bảo đảm chất lượng, tự đánh giá chất lượng, kiểm định chất lượng GDNN

2020-2025

Tổng cục GDNN 7.000 người được đào tạo, bồi dưỡng Đẻ xuất đưa vào Dự án thuộc CTMTQG

4.2

Cơ sở GDNN kiện toàn đơn vị chuyên trách về kiểm định chất lượng GDNN, cử cán bộ, nhà giáo tham gia đầy đủ các hội thảo, khóa tập huấn do Tổng cục GDNN tổ chức.

2020-2025

Cơ sở GDNN

5

Đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng

5.1

Đẩy mạnh công tác tự đánh giá chất lượng

2020-2025

Các cơ sở GDNN

a

Đẩy mạnh công tác tự đánh giá chất lượng cơ sở GDNN

2020-2025

Các cơ sở GDNN Báo cáo tự đánh giá chất lượng cơ sở GDNN

b

Đẩy mạnh công tác tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo

2020-2025

Cơ sở GDNN Báo cáo tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo

5.2

Đẩy mạnh công tác đánh giá ngoài

2020-2025

Tổ chức kiểm định chất lượng GDNN

a

Đẩy mạnh công tác đánh giá ngoài cơ sở GDNN

2020-2025

Tổ chức kiểm định chất lượng GDNN Kết quả đánh giá ngoài được công bố theo quy định. Đề xuất đưa vào Dự án thuộc CTMTQG: Hỗ trợ đánh giá ngoài cơ sở GDNN

b

Đánh giá ngoài chương trình đào tạo GDNN

2020-2025

Tổ chức kiểm định chất lượng GDNN Kết quả đánh giá ngoài được công bố theo quy định. Đề xuất đưa vào Dự án thuộc CTMTQG: Hỗ trợ đánh giá ngoài chương trình đào tạo GDNN

5.3

Đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn quốc tế

2021-2025

Tổng cục GDNN

a

Đánh giá ngoài cơ sở GDNN theo tiêu chuẩn quốc tế

2021-2025

Tổng cục GDNN Có 10 trường cao đẳng được đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế do tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, GDNN khu vực hoặc quốc tế thực hiện. Đề xuất đưa vào Dự án thuộc CTMTQG

b

Đánh giá ngoài chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế

2020-2025

Tổng cục GDNN Có 30 chương trình đào tạo được đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế do tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, GDNN khu vực hoặc quốc tế thực hiện. Đề xuất đưa vào Dự án thuộc CTMTQG

5.4

Sử dụng kết quả đánh giá ngoài để nâng cao chất lượng đào tạo

Hằng năm

Cơ sở GDNN

a

Đối với cơ sở GDNN hoặc chương trình đào tạo đã được đánh giá ngoài, nhưng không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng GDNN

Hằng năm

Cơ sở GDNN Những điểm mạnh được phát huy. Các điểm cần cải thiện, các tiêu chuẩn chưa đạt được khắc phục.

b

Đối với cơ sở GDNN hoặc chương trình đào tạo đã được đánh giá ngoài và đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng GDNN

Hằng năm

Cơ sở GDNN Chất lượng đào tạo được cải tiến nâng cao

6

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về kiểm định chất lượng GDNN

6.1

Triển khai truyền thông về kiểm định chất lượng GDNN trên cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và các phương tiện thông tin đại chúng

2020-2025

Tổng cục GDNN Các bài, tin tuyên truyền về kiểm định chất lượng GDNN

Sự đồng thuận, nhận được sự ủng hộ của xã hội, các đơn vị, cá nhân liên quan đối với công tác kiểm định chất lượng GDNN

6.2

Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng GDNN

2020-2025

Tổng cục GDNN Phổ biến chủ trương, chính sách, quy định mới đối với bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng GDNN

Mỗi năm tổ chức 1-2 hội nghị, hội thảo

6.3

Các cơ sở GDNN đẩy mạnh công tác truyền thông về kiểm định chất lượng GDNN trong nội bộ đơn vị

2020-2025

Cơ sở GDNN Tạo sự đồng thuận trong nội bộ cơ sở GDNN, thực hiện hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

6.4

Hội nghị tổng kết về triển khai công tác kiểm định chất lượng GDNN giai đoạn 2020 – 2025

2025

Tổng cục GDNN Báo cáo tổng kết giai đoạn 2020-2025 và định hướng giai đoạn tiếp theo

 

PHỤ LỤC 2

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP (ĐÁNH GIÁ NGOÀI) GIAI ĐOẠN 2020 – 2025
(Kèm theo Quyết định số …../QĐ-LĐTBXH ngày….. tháng….. năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

TT

Đối tượng

Tổng số (tính đến 31/12/2019)

Kiểm định năm 2020

Kiểm định 2021 – 2025

Tổng số kiểm định 2020 – 2025

Tỷ lệ %

2021

2022

2023

2024

2025

I

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp

1

Trường cao đẳng

402

50

50

50

55

55

60

320

80%

2

Trường trung cấp

466

25

30

30

30

30

145

31%

3

Trung tâm GDNN

1,044

20

25

25

35

105

10%

 

Số lượng cơ sở GDNN được kiểm định chất lượng

 

50

75

100

110

110

125

570

 

II

Chương trình đào tạo

1

Ngành, nghề trọng điểm (lượt)

1,734

50

105

140

170

200

205

870

50%

2

Chương trình đào tạo phục vụ quản lý nhà nước (lượt)

20

20

20

20

20

100

 

Số lượng chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng (lượt)

 

50

125

160

190

220

225

970

 

II

Tổng số cơ sở GDNN, chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng

 

100

200

260

300

330

350

1,540

 

QUYẾT ĐỊNH 496/QĐ-LĐTBXH NĂM 2020 VỀ KẾ HOẠCH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2020-2025 DO BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 496/QĐ-LĐTBXH Ngày hiệu lực 05/05/2020
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Lao động - tiền lương
Giáo dục - đào tạo
Ngày ban hành 05/05/2020
Cơ quan ban hành Bộ lao động-thương binh và xã hội
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản