QUYẾT ĐỊNH 1997/QĐ-BTNMT VỀ BỘ ĐƠN GIÁ SẢN PHẨM DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG LĨNH VỰC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN DO BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẶT HÀNG, GIAO KẾ HOẠCH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2019

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 31/07/2019

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 1997/QĐ-BTNMT

Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH BỘ ĐƠN GIÁ SẢN PHẨM DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG LĨNH VỰC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN DO BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẶT HÀNG, GIAO KẾ HOẠCH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2019 (THEO MỨC LƯƠNG CƠ SỞ 1.490.000 ĐỒNG/THÁNG)

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn c Nghị định s 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính ph quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và  ctổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 149/2016/NĐCP ngày 11 tháng 11 năm 2016 ca Chính phủ sửa đi, b sung một số điều ca Ngh định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 ca Chính ph quy định chi tiết và hướng dẫn thi nh một số điều của Lut giá;

Căn cứ Nghị định s 38/2019/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ đã ban hành quy định mức lương cơ sở đối vi cán bộ công chc, viên ch lực lượng vũ trang;

Căn c Quyết định s 1990/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2017 ca Thủ tưng Chính phủ v việc ban hành Danh mục dch vụ sự nghiệp công sử dng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực qun lý nhà nước ca Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn c Thông tư số 11/2010/TT-BTNMT ngày 05 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trưng ban hành Định mức kinh tế  kỹ thut các công trình địa chất;

Căn c Thông tư s 07/2013/TT-BTNMT ngày 07 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Định mức kinh tế – kỹ thuật các công trình địa chất (b sung);

Căn cứ Thông tư s 47/2015/TT-BTNMT ngày 05 tháng 11 năm 2015 cBộ trưng Bộ Tài nguyên và Môtrường ban hành Định mức kinh tế – kỹ thuật của 12 dng công việc trong điều tra cơ bn địa chất v khoáng sn và thăm dò khoáng sn;

Căn cứ Thông tư s 79/2015/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 ca Bộ trưng B Tài nguyên và Môi trường ban nh Định mức kinh tế – kỹ thuật công tác đo địa chấn phản xạ 2D trên đất liền cho các trạm địa chấn từ 180 kênh đến 750 kênh;

Căn cứ Thông tư số 11/2016/TT-BTNMT ngày 16 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Định mức kinh tế-kỹ thuật công tác điều tra và thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá các vùng núi Việt Nam tỷ lệ 1/50.000;

Căn cứ Thông tư số 04/2017/TT-BTNMT ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường;

Căn cứ Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 136/2017/TTLT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định lập, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường;

Căn cứ Công văn số 8381/BTC-QLG ngày 22 tháng 7 năm 2019 của Bộ Tài chính về việc tham gia ý kiến về giá sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN lĩnh vực tài nguyên môi trường năm 2019;

Xét đề nghị của Cục Công nghệ Thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường tại Công văn số 251/CNTT-KHTC ngày 29 tháng 5 năm 2019 đề xuất ban hành đơn giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước của các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ năm 2019;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ đơn giá sản phẩm dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực địa chất và khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt hàng, giao kế hoạch sử dụng ngân sách nhà nước năm 2019 (theo mức tiền lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng) cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện.

Điều 2. Điều kiện áp dụng Bộ đơn giá:

1. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: sử dụng đơn giá không có khấu hao tài sản cố định.

2. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư hoặc thực hiện theo phương thức đấu thầu, kí hợp đồng cho các tổ chức, doanh nghiệp bên ngoài thực hiện: sử dụng đơn giá có khấu hao tài sản cố định (đã loại trừ phần thuế giá trị gia tăng đối với các yếu tố đầu vào: chi phí vật liệu; chi phí công cụ, dụng cụ; chi phí năng lượng; chi phí nhiên liệu…).

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và áp dụng đối với khối lượng sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.

Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch – Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tổ chức cán bộ; Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Bộ trưởng Trần Hồng Hà (để báo cáo);
– Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá);
– Kho bạc nhà nước Trung ương;
– Lưu VT, KHTC, Nh.30.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỦ TRƯỞNG

Trần Quý Kiên

 

THUYẾT MINH

BỘ ĐƠN GIÁ SẢN PHẨM DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG LĨNH VỰC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN DO BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẶT HÀNG, GIAO KẾ HOẠCH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2019 (THEO MỨC LƯƠNG CƠ SỞ 1.490.000 ĐỒNG/THÁNG)
(Kèm theo Quyết định số: 1997/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

I. Danh mục đơn giá sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực địa chất và khoáng sản, gồm:

1. Công tác địa chất:

– Giải đoán tư liệu viễn thám địa chất;

– Lập bản đồ địa chất – điều tra khoáng sản;

– Đánh giá khoáng sản;

– Trọng sa – địa hóa;

– Lấy mẫu công trình;

– Lấy mẫu cơ lý đá;

– Điều tra địa chất – Khoáng sản biển;

– Xây dựng bản đồ tổng hợp dạng số;

– Khảo sát chuyên đề;

– Điều tra và thành lập bản đồ trượt lở đất đá các vùng núi Việt Nam tỷ lệ 1/50.000.

2. Công tác khoan:

– Khoan máy;

– Khoan tay;

– Tháo lắp và vận chuyển thiết bị khoan.

3. Công tác khai đào:

– Thi công hố;

– Thi công vỉa lộ;

– Thi công hào;

– Thi công giếng;

– Sửa lò cũ;

– Thi công cửa lò;

– Thi công đường lò;

– Lấp công trình hào, hố và giếng.

4. Công tác gia công mẫu và phân tích mẫu:

– Gia công mẫu;

– Phân tích thí nghiệm;

5. Công tác địa chất thủy văn – địa chất công trình:

– Đo vẽ địa chất thủy văn – địa chất công trình;

– Thí nghiệm địa chất thủy văn;

– Thí nghiệm địa chất công trình;

– Quan trắc địa chất thủy văn.

6. Công tác địa vật lý:

– Các phương pháp địa vật lý điện;

– Đo từ tính mặt đất;

– Đo EMAN bằng máy Pπ-01;

– Đo hơi thủy ngân bằng máy XG-5;

– Đo và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm;

– Địa vật lý lỗ khoan;

– Đo địa chấn 2D bằng máy 48 kênh;

– Đo Georada;

– Đo sâu trường chuyển;

– Đo sâu ảnh điện phân cực kích thích dòng 1 chiều;

– Địa vật lý biển tỷ lệ 1:500 000, 1: 100 000, 1: 50 000;

– Bay đo từ phổ gamma;

– Đo địa chấn dọc thành lỗ khoan;

– Đo khí phóng xạ;

– Đo địa chấn phản xạ 2D trên đất liền cho các trạm địa chấn từ 180 kênh đến 750 kênh;

– Phân tích các đồng vị phóng xạ trên hệ phổ kế gamma phân giải cao ORTEC-GEM 30.

7. Công tác trắc địa:

– Trắc địa công trình lộ thiên;

– Lập lưới khống chế mặt phẳng bằng phương pháp tam giác;

– Lập lưới khống chế mặt phẳng bằng phương pháp đa giác, đường sườn;

– Lập lưới khống chế độ cao;

– Đo vẽ bản đồ địa hình bằng phương pháp kinh vĩ;

– Đo GPS;

– Trắc địa phục vụ địa chất biển;

– Trắc địa phục vụ địa vật lý biển.

8. Công tác thông tin – tin học.

– Chuyển vẽ phục chế thủ công các bản vẽ trong báo cáo địa chất;

– Số hóa bản đồ chuyên ngành địa chất;

– Bảo quản kho lưu trữ địa chất;

– Bảo quản kho thư viện địa chất;

– Tin học hóa báo cáo;

– Bảo trì cơ sở dữ liệu;

– Bảo quản kho ấn phẩm địa chất;

– Bảo quản kho lưu trữ sản phẩm công nghệ thông tin.

II. Căn cứ tính đơn giá:

1. Định mức kinh tế kỹ thuật:

– Thông tư số 11/2010/TT-BTNMT ngày 05 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Định mức kinh tế – kỹ thuật các công trình địa chất;

– Thông tư số 07/2013/TT-BTNMT ngày 07 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Định mức kinh tế – kỹ thuật các công trình địa chất (bổ sung);

– Thông tư số 47/2015/TT-BTNMT ngày 05 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Định mức kinh tế – kỹ thuật của 12 dạng công việc trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và thăm dò khoáng sản;

– Thông tư số 79/2015/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Định mức kinh tế – kỹ thuật công tác đo địa chấn phản xạ 2D trên đất liền cho các trạm địa chấn từ 180 kênh đến 750 kênh;

– Thông tư số 11/2016/TT-BTNMT ngày 16 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Định mức kinh tế – kỹ thuật công tác điều tra và thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá các vùng núi Việt Nam tỷ lệ 1/50.000;

– Thông tư số 04/2017/TT-BTNMT ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường;

– Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

2. Cơ cấu tính giá sản phẩm:

– Căn cứ Thông tư số 136/2017/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường;

– Đối với đơn giá không có khấu hao tài sản cố định, chi phí chung được xác định tỷ lệ trên chi phí trực tiếp (bao gồm: chi phí nhân công; chi phí vật liệu; chi phí công cụ dụng cụ; chi phí năng lượng; chi phí nhiên liệu);

– Đối với đơn giá có khấu hao tài sản cố định (áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đầu tư) chi phí chung được xác định tỷ lệ trên chi phí trực tiếp (bao gồm: chi phí nhân công; chi phí vật liệu; chi phí công cụ dụng cụ; chi phí năng lượng; chi phí nhiên liệu; chi phí khấu hao tài sản cố định); đồng thời giá đầu vào của vật liệu, công cụ dụng cụ, năng lượng, nhiên liệu đã loại trừ thuế giá trị gia tăng.

3. Chế độ tiền lương và các khoản phụ cấp lương:

– Nghị định số 204/2004/NĐ – CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

– Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang (mức tiền lương cơ sở từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 là 1.490.000 đồng/tháng);

– Thông tư số 04/2019/TT-BNV ngày 24 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội;

– Thông tư số 05/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức (Phụ cấp trách nhiệm tổ trưởng áp dụng mức 3 hệ số 0,2 tiền lương cơ sở áp dụng cho tổ 05 người trở lên);

– Thông tư số 06/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức (áp dụng 2 mức 0,4 và 0,6), cụ thể như sau:

+ Mức 0,4 lương cơ sở đối với: Tổ, đội khoan thăm dò thuộc Liên đoàn địa chất; và Tổ, đội khảo sát, tìm kiếm thuộc Liên đoàn địa chất khu vực;

+ Mức 0,6 lương cơ sở đối với: Tổ, đội khảo sát, tìm kiếm thuộc Liên đoàn địa chất chuyên đề (Đo vẽ lập bản đồ địa chất; ĐCTV-ĐCCT; Địa vật lý; Địa chất biển; Lấy mẫu trọng sa các tỷ lệ), và Tổ đội khảo sát đo đạc địa hình, trắc địa phục vụ địa chất biển.

– Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể như sau:

+ Mức 0,1 lương cơ sở cho lộ trình địa chất, trắc địa, địa vật lý, ĐCTV-ĐCCT, kho lưu trữ;

+ Mức 0,2 lương cơ sở cho khoan tay, hố, vỉa lộ, lấp công trình, phân tích, công tác trên biển, lộ trình có xạ;

+ Mức 0,3 lương cơ sở cho khoan máy, hào, lò, giếng, gia công phân tích phóng xạ, microzon, hiển vi điện tử, plasma, bay hàng không.

– Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2005 của liên Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ công chức, viên chức; cụ thể với một số công việc phải đảm bảo tính liên tục và làm việc trên 24 giờ như sau:

+ Đối với công tác khoan máy (Khoan địa chất chiều sâu từ 0-300 m; từ 301-700 m; từ 701-1.200 m);

+ Khoan địa chất thủy văn (Chiều sâu 0-300m và 301-500m);

+ Khoan tay có tháp lấy mẫu địa chất và ĐCTV – ĐCCT (Khoan tay có tháp; Khoan tay không tháp);

+ Công tác địa chất thủy văn: Bơm dâng bằng 2 máy nén khí; Máy bơm ly tâm; bơm điện chìm thẳng đứng; Đo hồi phục sau khi bơm; Xả nước thí nghiệm ở các lỗ khoan tự chảy; Tiến hành xả nước thí nghiệm ở các lỗ khoan tự chảy; Tiến hành đổ nước thí nghiệm; Tiến hành múc nước thí nghiệm; Tiến hành thí nghiệm cắt; Tiến hành xả nước thí nghiệm ở các lỗ khoan tự chảy; Quan trắc tổng hợp, trên biển, bãi triều.

– Thông tư liên tịch số 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2005 của liên Bộ Nội vụ, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thu hút; Công văn số 2957/BNV-TL ngày 05 tháng 10 năm 2005 của Bộ Nội vụ.

– Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-UBDT ngày 05 tháng 01 năm 2005 của liên Bộ Nội vụ, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Ủy ban dân tộc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực.

4. Chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn:

– Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn;

– Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;

– Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;

– Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc; Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các Thông tư hướng dẫn;

– Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

5. Chế độ Thuế:

Căn cứ Luật Thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008, Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế Giá trị gia tăng, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế Giá trị gia tăng, Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế Giá trị gia tăng, và các Thông tư hướng dẫn. Công văn số 14573/BTC-TCT ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài chính ý kiến về thuế GTGT đối với hoạt động điều tra cơ bản; Công văn số 4160/BTNMT-TC ngày 05 tháng 11 năm 2009 thực hiện Luật thuế GTGT đối với các hoạt động điều tra cơ bản thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

III. Phương pháp tính chi tiết các khoản mục chi phí trực tiếp

1. Chi phí nhân công:

– Đơn giá tiền lương lao động kỹ thuật, bao gồm: lương cơ bản; phụ cấp lưu động (áp dụng 2 mức hệ số 0,4 và 0,6 tiền lương cơ sở cho các công việc ngoại nghiệp); phụ cấp trách nhiệm tổ trưởng (áp dụng mức 3 hệ số 0,2 tiền lương cơ sở); phụ cấp độc hại (áp dụng 3 mức hệ số 0,1; 02 và 0,3 tiền lương cơ sở cho các công việc độc hại nguy hiểm); các khoản đóng góp theo lương (BHXH: 17,5%, BHYT: 3%, BHTN: 1%, KPCĐ: 2% = 23,5% tiền lương cơ bản).

– Chi phí nhân công bằng số công lao động theo định mức nhân đơn giá ngày công lao động.

* Đơn giá ngày công lao động bao gồm:

+ Tiền lương cấp bậc;

+ Các phụ cấp lương (phụ cấp lưu động; phụ cấp trách nhiệm tổ trưởng; phụ cấp độc hại);

+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn.

– Ngày công lao động tháng là 26 ngày;

– Đơn giá tiền lương lao động kỹ thuật theo từng nội dung công việc, từng loại sản phẩm trong các bảng chi phí nhân công, đã tính theo số lượng định biên và cấp bậc kỹ thuật quy định trong định mức KT-KT;

– Đối với phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút: không tính vào đơn giá tiền lương lao động kỹ thuật, được tính cột đơn giá riêng;

– Định mức công lao động là số lượng công nhóm hoặc công đơn theo quy định tại các định mức KT-KT.

2. Chi phí vật liệu:

– Đơn giá vật liệu: lấy theo đơn giá đã tính trong bộ đơn giá sản phẩm đã ban trong năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

– Định mức vật liệu là số lượng từng loại vật liệu theo quy định tại các định mức KT-KT;

– Chi phí vật liệu của từng nội dung công việc hay từng loại sản phẩm, đã bao gồm hao hụt và vật liệu nhỏ là 5%-8% theo quy định tại các định mức Kinh tế kỹ thuật.

3. Chi phí công cụ, dụng cụ:

– Đơn giá công cụ dụng cụ: cách tính theo nguyên tắc như mục vật liệu nêu trên;

– Đơn giá sử dụng công cụ, dụng cụ phân bổ một ca

=

Đơn giá công cụ, dụng cụ

Niên hạn sử dụng công cụ, dụng cụ x 26 ngày theo định mức (tháng)

– Định mức công cụ, dụng cụ là số lượng ca cần sử dụng, của từng nội dung công việc hay từng loại sản phẩm theo quy định tại các định mức KT-KT;

– Chi phí công cụ, dụng cụ của từng nội dung công việc hay từng loại sản phẩm, đã bao gồm công cụ nhỏ là 5% theo quy định.

4. Chi phí năng lượng:

– Là chi phí sử dụng năng lượng dùng cho máy móc thiết bị vận hành trong thời gian tham gia sản xuất sản phẩm;

– Đơn giá điện năng tính theo giá bán thực tế quy định tại Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về giá bán điện (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên, tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thực hiện là 2.092 đồng/kwh; áp dụng cho doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư thực hiện là 2.011 đồng/kwh;

– Định mức tiêu hao điện năng của từng nội dung công việc hay từng loại sản phẩm theo quy định tại các định mức KT-KT.

5. Chi phí nhiên liệu:

– Là chi phí nhiên liệu dùng cho máy móc thiết bị vận hành trong thời gian tham gia sản xuất sản phẩm;

– Đơn giá xăng, dầu: tính theo giá bán thực tế bình quân gia quyền từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 đến hết tháng 5 năm 2019, cụ thể: mức giá xăng là 18.674 đồng/lít, dầu diezen là 16.945 đồng/lít, dầu mazut là 14.671 đồng/lít.

+ Giá xăng là 18.674 đồng/lít;

+ Giá dầu diezen là 16.945 đồng/lít;

+ Giá dầu mazut là 14.671 đồng/lít.

6. Chi phí khấu hao tài sản cố định:

– Nguyên giá thiết bị: cách tính theo nguyên tắc như mục vật liệu nêu trên;

– Số ca máy sử dụng một năm: Máy ngoại nghiệp là 250 ca (riêng thiết bị đo biển là 200 ca); máy nội nghiệp là 500 ca (theo quy định tại Thông tư số 136/2017/TT-BTC);

– Số năm sử dụng: theo quy định tại Thông tư 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

– Định mức sử dụng thiết bị là số lượng ca cần sử dụng, của từng nội dung công việc hay từng loại sản phẩm theo quy định tại các định mức KT-KT;

– Chi phí sử dụng thiết bị của từng nội dung công việc hay từng loại sản phẩm, đã bao gồm chi phí sử dụng tất cả các thiết bị theo quy định tại các định mức KT-KT (trừ tiêu hao điện năng).

IV. Phần hướng dẫn áp dụng bộ đơn giá sản phẩm

1. Phần tổng hợp Đơn giá sản phẩm, bao gồm: các khoản mục chi phí trực tiếp (như cách tính nêu trên) và chi phí chung.

Chi phí chung được tính được xác định theo tỷ lệ % trên chi phí trực tiếp theo quy định tại Thông tư số 136/2017/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường.

2. Hướng dẫn áp dụng bộ đơn giá sản phẩm:

– Bộ đơn giá sản phẩm dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực địa chất và khoáng sản áp dụng đối với khối lượng sản phẩm thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 với mức tiền lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng;

– Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: sử dụng đơn giá không có khấu hao tài sản cố định;

– Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư hoặc thực hiện theo phương thức đấu thầu, kí hợp đồng cho các tổ chức bên ngoài: sử dụng đơn giá có khấu hao tài sản cố định (đã loại trừ phần thuế giá trị gia tăng đối với các yếu tố đầu vào: chi phí vật liệu; chi phí công cụ, dụng cụ; chi phí năng lượng; chi phí nhiên liệu…);

– Đối với các đơn vị thi công là đơn vị sự nghiệp được Nhà nước cấp tiền lương, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo chế độ, chi thường xuyên thì không được tính chi phí công lao động kỹ thuật cho số biên chế, cán bộ, viên chức của cơ quan, đơn vị trong thời gian tham gia nhiệm vụ, dự án và chi phí quản lý chung phải trừ kinh phí chi thường xuyên của số biên chế, cán bộ, viên chức trong thời gian tham gia nhiệm vụ, dự án; trường hợp cán bộ, viên chức của cơ quan, đơn vị tham gia thực hiện nhiệm vụ đã được ngân sách nhà nước cấp kinh phí mua sắm trang thiết bị làm việc theo chế độ quy định, đã có trong thiết bị làm việc (như bàn ghế, máy tính…) thì không tính các chi phí thiết bị công cụ trên trong đơn giá; không tính chi phí khấu hao tài sản cố định;

– Các khoản phụ cấp thu hút, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp lưu động, phụ cấp khu vực, tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ xác định theo đúng quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với từng đối tượng cụ thể;

– Đơn giá phụ cấp khu vực (PCKV) 1%: áp dụng đối với khu vực thi công có PCKV 0,1 thì đơn giá sản phẩm bằng cột đơn giá (+) cộng thêm cột PCKV 0,1 tương ứng với cột đơn giá; khu vực thi công có PCKV 0,2 thì đơn giá sản phẩm bằng cột đơn giá (+) cộng thêm cột PCKV 0,1 nhân 2 tương ứng với cột đơn giá. Đối với các khu vực có hệ PCKV khác thì cách tính tương tự. Trường hợp địa bàn thi công trên phạm vi rộng có nhiều mức PCKV, thì tính bình quân chung trong toàn khu vực thi công theo phương pháp bình quân gia quyền.

– Đơn giá phụ cấp thu hút: được tính bằng 20% mức lương cấp bậc, chức vụ (+) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng chung cho các khu vực thi công đảm bảo điều kiện như sau: ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn như xa xôi, hẻo lánh, xa khu dân cư; chưa có mạng lưới giao thông, đ i lại khó khăn; chưa có hệ thống cung cấp điện, nước sinh hoạt; nhà ở thiếu thốn; chưa có trường học, nhà trẻ, bệnh viện; đơn giá sản phẩm bằng cột đơn giá (+) cộng thêm cột phụ cấp thu hút tương ứng với cột đơn giá.

– Đơn giá sản phẩm dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực địa chất và khoáng sản theo mức tiền lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng là đơn giá thực hiện trong điều kiện chuẩn. Trong trường hợp thi công khác với điều kiện chuẩn thì được áp dụng hệ số điều chỉnh đã quy định trong định mức kinh tế – kỹ thuật. Đơn giá áp dụng = (Đơn giá chuẩn x hệ số kỹ thuật); đối với công trình địa chất có hai hệ số kỹ thuật trở lên thì cộng các hệ số với nhau sau đó nhân với đơn giá chuẩn.

– Đối với sản phẩm, dịch vụ có sử dụng các dữ liệu đã được tính chi phí trong sản phẩm khác thì không tính trong đơn giá sản phẩm chi phí để tạo ra dữ liệu.

– Khi đơn vị thực hiện quyết toán, thanh tra, kiểm toán với cơ quan có thẩm quyền, trường hợp có những khoản chi phí không được coi là hợp lý, hợp lệ để tính vào trong chi phí theo kết luận của các cơ quan này thì phải giảm trừ phần chi phí đó và xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật về kế toán, kiểm toán, thuế và pháp luật có liên quan./.

QUYẾT ĐỊNH 1997/QĐ-BTNMT VỀ BỘ ĐƠN GIÁ SẢN PHẨM DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG LĨNH VỰC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN DO BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẶT HÀNG, GIAO KẾ HOẠCH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2019
Số, ký hiệu văn bản 1997/QĐ-BTNMT Ngày hiệu lực 31/07/2019
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Tài nguyên - môi trường
Ngày ban hành 31/07/2019
Cơ quan ban hành Bộ tài nguyên và môi trường
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản