19. Bừ trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán

Bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán là việc tiến hành các hoạt động bù trừ, thanh toán trong các giao dịch về chứng khoán. Đồng thời, Bù trừ và thanh toán  bước thực hiện cuối cùng để hoàn tất quá trình giao dịch chứng khoán. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung quy định về vấn đề này thông qua Luật Chứng khoán 2019 Thông tư 119/2020/TT-BTC

1. Quy định về Bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán

Theo Điều 63 Luật Chứng khoán 2019, Bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán được quy định như sau:

– Hoạt động bù trừ, xác định nghĩa vụ thanh toán tiền và chứng khoán được thực hiện thông qua Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

– Thanh toán chứng khoán được thực hiện trên hệ thống tài khoản lưu ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thanh toán tiền giao dịch chứng khoán được thực hiện qua ngân hàng thanh toán và phải tuân thủ nguyên tắc chuyển giao chứng khoán đồng thời với thanh toán tiền.

2. Nguyên tắc bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán hoạt động theo cơ chế đối tác bù trù trung tâm

Theo Điều 24 Thông tư 119/2020/TT-BTC, Nguyên tắc bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán được quy định như sau:

– Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện bù trừ đa phương để xác định nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán theo nguyên tắc sau:

+ Việc bù trừ chứng khoán được thực hiện theo từng chứng khoántách biệt theo loại tài khoản môi giới cho khách hàng trong nước, tài khoản môi giới cho khách hàng nước ngoài và tài khoản tự doanh của thành viên bù trừ;

+ Việc bù trừ tiền được thực hiện cho từng thành viên bù trừ trên cơ sở bù trừ chung giữa số tiền được nhận và số tiền phải trả cho các giao dịch có cùng thời gian, phương thức thanh toán trên hệ thống giao dịch chứng khoán và tách biệt theo loại tài khoản môi giới cho khách hàng trong nước, tài khoản môi giới cho khách hàng nước ngoài và tài khoản tự doanh của thành viên bù trừ.

– Việc thanh toán chuyển giao chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và thanh toán tiền tại ngân hàng thanh toán được thực hiện trên cơ sở nghĩa vụ thanh toán chứng khoántiền do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định.

– Thành viên bù trừ chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng đối với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam với tư cách là đại diện theo ủy quyền của khách hàng, bao gồm cả giao dịch của thành viên giao dịch không bù trừ, khách hàng của thành viên giao dịch không bù trừ.

– Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày chính thức triển khai hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm, thành viên lưu ký được phép tham gia hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán như thành viên bù trừ trực tiếp, thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên bù trừ đối với việc cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm theo quy định pháp luật và quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

– Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đảm bảo khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán thông qua các cơ chế đảm bảo thanh toán.

– Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành quy chế về hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán.

3. Xử lý trường hợp mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán.

Theo Điều 35 Thông tư 119/2020/TT-BTC, trường hợp mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán được xử lý như sau:

– Thành viên bù trừ, khách hàng của thành viên bù trừ bị mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán khi thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Không kịp thời thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ ký quỹ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;

+ Bị phá sản hoặc tuyên bố phá sản theo quy định pháp luật về phá sản doanh nghiệp;

+ Các trường hợp khác theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

Trường hợp thiếu tiền, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được sử dụng các nguồn hỗ trợ để đảm bảo thanh toán giao dịch chứng khoán khi thành viên bù trừ, khách hàng của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán.

Lưu ý: Thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán, khách hàng của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán phải hoàn trả các nguồn hỗ trợ đã sử dụng.

– Trường hợp thiếu chứng khoán do sửa lỗi sau giao dịch hoặc xử lý lỗi tự doanh, thành viên bù trừ áp dụng các biện pháp hỗ trợ.

– Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được thực hiện thanh toán bằng tiền đối với giao dịch thiếu chứng khoán trong các trường hợp luật định.

– Ngoài ra, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được thực hiện các biện pháp sau:

+ Yêu cầu thành viên bù trừ giải trình lý do, cung cấp toàn bộ thông tin liên quan đến việc mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán, cung cấp danh sách khách hàng, thông tin nhận biết khách hàng và thông tin trên tài khoản ký quỹ bù trừ của khách hàng và thành viên bù trừ;

+ Phối hợp với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam để đình chỉ giao dịch đối với thành viên bù trừ là thành viên giao dịch, thành viên giao dịch không bù trừ có hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán, ngoại trừ các giao dịch theo yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (nếu có) để làm giảm nghĩa vụ thanh toán hoặc nghĩa vụ ký quỹ bù trừ của nhà đầu tư, thành viên bù trừ;

+ Điều chỉnh mức ký quỹ bù trừ yêu cầu, mức đóng góp quỹ bù trừ đối với thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán.

Kết luận: Trên đây là những quy định về Bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán mà các chủ thể khi thực hiện cần lưu ý theo quy định của qua Luật Chứng khoán 2019 và Thông tư 119/2020/TT-BTC.

Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:

Bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán

Thủ tục Nội dung