4. Biện pháp cơ bản trong phòng cháy
Biện pháp cơ bản trong phòng cháy cần được thực hiện nghiêm túc và luôn sẵn sàng khi có cháy nổ xảy ra. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó qua Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001, Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
1. Khái niệm
– Cháy là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường. (khoản 1 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001)
– Chất nguy hiểm về cháy, nổ là chất lỏng, chất khí, chất rắn hoặc hàng hoá, vật tư dễ xảy ra cháy, nổ. ( khoản 2 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001)
– Chữa cháy bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy. ( khoản 8 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001)
2. Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy
– Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
– Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.
– Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
– Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ. (Điều 4 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001)
3. Biện pháp cơ bản trong phòng cháy
– Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy.
– Thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và có biện pháp khắc phục kịp thời. (Điều 14 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001)
Lưu ý: Kiểm tra an toàn về phòng cháy được hướng dẫn tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:
Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo hình thức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất, cụ thể:
– Người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, chủ hộ gia đình, chủ rừng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình;
– Người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy thường xuyên; định kỳ 06 tháng gửi báo cáo kết quả kiểm tra về cơ quan Công an quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ một năm một lần; kiểm tra đột xuất khi phát hiện các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định, khu dân cư thuộc phạm vi quản lý;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra đột xuất phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với các đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP trong phạm vi quản lý của mình;
– Cơ quan Công an có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy
+ Định kỳ 06 tháng một lần đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
+ Định kỳ một năm một lần đối với hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy và các cơ sở còn lại thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
+ Kiểm tra đột xuất khi phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý; kiểm tra một năm một lần trong quá trình thi công đối với công trình xây dựng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định.
4. Các biện pháp phòng cháy tham khảo
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mục tiêu các biện pháp phòng cháy được sử dụng chủ yếu là:
– Tạo môi trường không cháy và khó cháy bằng cách thay thế các khâu sản xuất kinh doanh, môi trường, thiết bị vật liệu…từ dễ cháy, có nguy hiểm cháy, trở thành không cháy và khó cháy.
– Ngăn chặn triệt tiêu nguồn nhiệt gây cháy, quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt sử dụng trong sản xuất hoạt động kinh doanh, trong sinh hoạt.
– Cách ly chất cháy với nguồn lửa, nguồn nhiệt với máy móc htiết bị với các khâu hoạt động sản xuất có khả năng sinh nhiệt, gây cháy.
– Hạn chế diện tích sản xuất, diện tích bảo quản chất cháy với máy móc thiết bị tới mức cần thiết.
– Ngăn chặn đường phát triển của lửa như xây tường ngăn cháy, cửa ngăn cháy đê bao vành đai trống, lắp đặt thiết bị chống cháy lan.
– Lắp đặt hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động, bán tự động.
Kết luận: Biện pháp cơ bản trong phòng cháy cần được thực hiện nghiêm túc và luôn sẵn sàng khi có cháy nổ xảy ra qua Luật phòng cháy và chữa cháy 2001, Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Việc không thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng cháy cơ bản này có nguy cơ rất lớn sẽ dẫn tới cháy, nổ. Bên cạnh đó là trách nhiệm pháp lý của các cơ quan, tổ chức liên quan.
Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Biện pháp cơ bản trong phòng cháy
Thủ tục | Nội dung |
---|