14. Phòng cháy trong sản xuất, cung ứng, sử dụng điện và thiết bị, dụng cụ điện
Phòng cháy trong sản xuất, cung ứng, sử dụng điện và thiết bị, dụng cụ điện được quy định rõ nhằm tránh xảy ra xảy ra cháy nổ ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân và người thực hiện công tác chữa cháy. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó qua Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001, Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013, Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
1. Khái niệm
– Cháy là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường. (khoản 1 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001)
– Chất nguy hiểm về cháy, nổ là chất lỏng, chất khí, chất rắn hoặc hàng hoá, vật tư dễ xảy ra cháy, nổ. (khoản 2 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001)
– Chữa cháy bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy. (khoản 8 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001)
2. Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy
– Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
– Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.
– Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
– Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ. (Điều 4 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001)
3. Biện pháp cơ bản trong phòng cháy
Điều 14 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 quy định về biện pháp cơ bản trong phòng cháy như sau
– Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy.
– Thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và có biện pháp khắc phục kịp thời.
4. Phòng cháy trong sản xuất, cung ứng, sử dụng điện và thiết bị, dụng cụ điện
– Tại nhà máy điện, lưới điện phải có biện pháp để chủ động xử lý sự cố gây cháy. (Khoản 15 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013)
Theo quy định Điều 24 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 quy định về phòng cháy trong sản xuất, cung ứng, sử dụng điện và thiết bị, dụng cụ điện như sau:
– Khi thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống điện và thiết bị điện phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
– Thiết bị, dụng cụ điện được sử dụng trong môi trường nguy hiểm về cháy, nổ phải là loại thiết bị, dụng cụ an toàn về cháy, nổ.
– Cơ quan, tổ chức và cá nhân cung ứng điện có trách nhiệm hướng dẫn biện pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy cho người sử dụng điện.
5. Xử lý vi phạm
Điều 34 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong thiết kế, lắp đặt, quản lý, sử dụng điện như sau
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không có quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong sử dụng điện tại cơ sở.
– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị điện không theo đúng chỉ dẫn của nhà chế tạo.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Không duy trì hoạt động thường xuyên của hệ thống chiếu sáng sự cố;
+ Thay đổi thiết kế hoặc thay đổi kết cấu, thông số chủ yếu của hệ thống điện, thiết bị điện mà không được người hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;
+ Lắp đặt, sử dụng dây dẫn điện, cáp dẫn điện hoặc thiết bị đóng ngắt, bảo vệ hoặc thiết bị tiêu thụ điện không đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy;
+ Sử dụng thiết bị điện quá tải so với thiết kế;
+ Sử dụng thiết bị điện ở những nơi đã có quy định cấm.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Sử dụng thiết bị điện không bảo đảm yêu cầu phòng cháy, nổ theo quy định trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ;
+ Không có nguồn điện dự phòng theo quy định.
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không thiết kế, lắp đặt các hệ thống điện phục vụ yêu cầu phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định.
Kết luận: Phòng cháy trong sản xuất, cung ứng, sử dụng điện và thiết bị, dụng cụ điện được quy định rõ nhằm tránh xảy ra xảy ra cháy nổ ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân và người thực hiện công tác chữa cháy qua Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001, Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013, Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Phòng cháy trong sản xuất, cung ứng, sử dụng điện và thiết bị, dụng cụ điện
Thủ tục | Nội dung |
---|