18. Phòng cháy đối với trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ
Trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ là những địa điểm tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao. Do đó, công tác phòng cháy là vô cùng quan trọng. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó qua Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001, Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi 2013
1. Khái niệm:
– Cháy là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường. (khoản 1 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001)
– Chất nguy hiểm về cháy, nổ là chất lỏng, chất khí, chất rắn hoặc hàng hoá, vật tư dễ xảy ra cháy, nổ. (khoản 2 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001)
– Chữa cháy bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy. (khoản 8 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001)
2. Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy
– Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
– Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.
– Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
– Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ. (Điều 4 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001)
3. Phòng cháy đối với trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ
Tại trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ phải sắp xếp các thiết bị văn phòng, hồ sơ, tài liệu bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; có biện pháp quản lý chặt chẽ chất cháy, nguồn lửa, nguồn điện, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt và các biện pháp khác về phòng cháy khi rời nơi làm việc. (Điều 28 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001)
4. Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy
Theo Điều 5 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001, khoản 2 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy được quy định như sau:
– Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.
– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy; thành lập, duy trì hoạt động đội phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;
+ Ban hành theo thẩm quyền nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữa cháy;
+ Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về phòng cháy và chữa cháy;
+ Bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, sử dụng kinh phí phòng cháy và chữa cháy đúng mục đích; trang bị và duy trì hoạt động của dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy; xây dựng, tổ chức thực tập phương án chữa cháy; bảo đảm các điều kiện phục vụ công tác huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả do cháy gây ra;
+ Thực hiện nhiệm vụ khác về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
– Cá nhân có trách nhiệm:
+ Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;
+ Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về phòng cháy và chữa cháy; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng;
+ Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy;
+ Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
+ Thực hiện quy định khác có liên quan đến trách nhiệm cá nhân trong Luật này.
– Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy.
Kết luận: Phòng cháy đối với trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ được quy định rõ nhằm tránh xảy ra cháy nổ ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân và người thực hiện công tác chữa cháy qua Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001, Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi 2013
Trình tự, thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Phòng cháy đối với trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ
Thủ tục | Nội dung |
---|