3. Nguyên tắc tổ chức giao thông trên cầu đường bộ
Hoat động tổ chức giao thông trên cầu đường bộ theo nguyên tắc nhằm giúp phương tiện lưu thông thuận lợi hơn. Sau đây, Dữ liệu pháp lý sẽ cụ thể nội dung này qua Thông tư 84/2014/TT-BGTVT
1. Khái niệm
Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT quy định
– Cầu đường bộ là một công trình vượt chướng ngại vật, có khẩu độ không dưới 6m tạo thành một phần của con đường
2. Nguyên tắc tổ chức giao thông trên cầu đường bộ
Theo Điều 4 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT quy định về nguyên tắc tổ chức giao thông trên cầu đường bộ như sau
Trên cầu đường bộ, việc tổ chức giao thông tuân theo quy tắc giao thông đường bộ được quy định tại Chương II của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và nguyên tắc sau đây:
– Phương tiện tham gia giao thông trên cầu đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định;
– Tuân thủ chỉ dẫn của người điều khiển giao thông và quy định của biển báo hiệu đường bộ đặt trước cầu
Lưu ý: Trường hợp không có biển báo hiệu, phải tuân theo quy định tại Thông tư này và các quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về hạn chế trọng lượng xe, khổ giới hạn được phép tham gia giao thông trên đường bộ, tốc độ và khoảng cách an toàn giữa các phương tiện
– Không được phép dừng, đỗ, quay đầu xe (trừ phương tiện, thiết bị của đơn vị quản lý, bảo trì cầu). Trường hợp phương tiện bị hư hỏng đột xuất, người điều khiển phải khẩn trương đưa phương tiện ra khỏi phạm vi cầu hoặc đưa vào vị trí được phép dừng, đỗ
– Xe thô sơ, người đi bộ, súc vật có người dắt phải đi trên phần đường quy định trên cầu
3. Tổ chức giao thông trên cầu đường bộ
Theo Điều 5 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT quy định về tỏ chức giao thông trên cầu đường bộ như sau
– Chế độ tổ chức giao thông trên cầu đường bộ
+ Chế độ không kiểm soát: các phương tiện tham gia giao thông đường bộ thỏa mãn điều kiện quy định tại các Điều 16, 17 và Điều 18 của Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT, được phép lưu thông bình thường qua cầu nếu không có biển báo hiệu đặt trước cầu (trừ biển thông tin cầu)
+ Chế độ kiểm soát: các phương tiện tham gia giao thông đường bộ thỏa mãn điều kiện quy định tại các Điều 16, 17 và Điều 18 của Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT, được phép lưu thông qua cầu nhưng phải tuân theo quy định của biển báo hiệu đặt trước cầu
+ Chế độ kiểm soát đặc biệt: các phương tiện tham gia giao thông đường bộ vượt quá điều kiện quy định tại các Điều 16, 17 và Điều 18 của Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT hoặc có tổng trọng lượng, khổ giới hạn vượt quá trị số quy định trên biển báo hiệu đặt trước cầu, khi tham gia giao thông trên đường bộ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Khi đó, việc lưu thông qua cầu phải tuân thủ quy định trong giấy phép (giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ), hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc phải có giải pháp gia cố (nếu cần thiết) nhằm đảm bảo an toàn công trình cầu
– Khi có sự cố gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình cầu, cơ quan trực tiếp quản lý cầu phải có biện pháp cấp bách để bảo đảm giao thông, an toàn giao thông, an toàn công trình. Trường hợp hạn chế hoặc cấm lưu thông qua cầu, cơ quan trực tiếp quản lý cầu phải có biện pháp hướng dẫn, phân luồng và điều tiết giao thông qua cầu cho phù hợp với tình trạng kỹ thuật của cầu nhằm đảm bảo an toàn giao thông, an toàn công trình, an toàn cho người và phương tiện lưu thông qua cầu
– Việc điều hành giao thông trên cầu do cơ quan trực tiếp quản lý cầu phối hợp với các cơ quan chức năng, lực lượng khác để thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao
4. Biển báo hiệu cầu
Theo Điều 6 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT quy định về báo hiệu cầu như sau
– Biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe qua cầu đường bộ theo quy định tại QCVN 41:2012/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (sau đây viết tắt là QCVN 41:2012/BGTVT), bao gồm:
+ Biển số 115 “Hạn chế trọng lượng xe”, cấm các loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ có tổng trọng lượng vượt quá trị số ghi trên biển;
+ Biển số 106a “Cấm ô tô tải” kèm theo Biển phụ 505b “Loại xe hạn chế qua cầu” (tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này), cấm các phương tiện tham gia giao thông có tổng trọng lượng vượt quá trị số ghi trên biển tương ứng với mỗi loại xe thân liền, xe đầu kéo kéo sơmi rơ moóc, xe thân liền kéo rơ moóc
+ Biển số 106a “Cấm ô tô tải” kèm theo Biển phụ 505c “Tải trọng trục hạn chế qua cầu”, cấm các loại phương tiện tham gia giao thông có tổng trọng lượng phân bổ trên trục xe vượt quá trị số ghi trên biển tương ứng với mỗi loại trục đơn, cụm trục kép, cụm trục ba
– Biển báo hướng dẫn, tổ chức giao thông qua cầu
Trong trường hợp cần thiết, để điều tiết, hướng dẫn giao thông qua cầu, cần lắp đặt bổ sung Biển số 121 “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”, Biển số 127 “Tốc độ tối đa cho phép” và các biển báo hiệu đường bộ khác theo QCVN 41:2012/BGTVT
– Biển thông tin cầu
+ Biển số 439 “Tên cầu” chỉ lắp đặt cho cầu có chiều dài từ 30 mét trở lên. Không lắp đặt biển tên cầu đối với cầu có biểu tượng riêng và cầu trong đô thị (nội thành phố, nội thị xã), trừ trường hợp cầu có tên gắn với địa danh văn hóa, lịch sử. Biển tên cầu đặt ở hai đầu cầu, cách đuôi mố 10 mét theo chiều xe chạy
+ Biển “Thông tin phục vụ quản lý cầu” được gắn vào thành dầm biên (gần đường lên, xuống kiểm tra cầu). Thông tin phục vụ quản lý cầu bao gồm tên cầu, lý trình, tên hoặc số hiệu đường, tải trọng thiết kế, chiều dài cầu, năm xây dựng
Kết luận: Để tổ chức giao thông trên cầu đường bộ một cách hợp lý cần tuân theo những nguyên tắc do luật định được quy định tại Thông tư 84/2014/TT-BGTVT
Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Nguyên tắc tổ chức giao thông trên cầu đường bộ
Thủ tục | Nội dung |
---|