14. Xe kéo xe và xe kéo rơ moóc/Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy

Để đảm bảo an toàn trong tham gia giao thông Nhà nước ban hành một số điều luật về xe kéo  xe  và xe  kéo  rơ moóc / Người  điều  khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy. Sau đây, Dữ liệu pháp lý sẽ cụ thể nội dung đó qua Luật giao thông đường bộ 2008, Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

1. Khái niệm

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự (Khoản 18 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008 )

Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.(khoản 23 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008 )

2. Quy định về xe kéo xe và xe kéo rơ moóc

Theo Điều 29 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về kéo xe và xe kéo rơ moóc như sau

Một xe ô tô chỉ được kéo theo một xe ô tô hoặc xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được và phải bảo đảm các quy định sau đây:

+ Xe được kéo phải có người điều khiển và hệ thống lái của xe đó phải còn hiệu lực

+ Việc nối xe kéo với xe được kéo phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì xe kéo nhau phải nối bằng thanh nối cứng

+ Phía trước của xe kéo và phía sau của xe được kéo phải có biển báo hiệu

– Xe kéo rơ moóc phải có tổng trọng lượng lớn hơn tổng trọng lượng của rơ moóc hoặc phải có hệ thống hãm có hiệu lực cho rơ moóc

Không được thực hiện các hành vi sau đây:

+ Xe kéo rơ moóc, xe kéo sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác

+ Chở người trên xe được kéo

+ Kéo theo xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô

3. Quy định về người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy

Theo Điều 30 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy như sau

– Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:

+ Chở người bệnh đi cấp cứu

+ Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật

+ Trẻ em dưới 14 tuổi

Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách

Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

+ Đi xe dàn hàng ngang

+ Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác

+ Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính

+ Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh

+ Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh

+ Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông

Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:

+ Mang, vác vật cồng kềnh

+ Sử dụng ô

+ Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác

+ Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái

+ Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông

4. Xử lý vi phạm

Theo Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

–  Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù)

+ Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên

– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ

+ Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật

+ Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Chở theo từ 03 người trở lên trên xe

+ Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định

+ Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà

+ Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác

Chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe đối với loại xe có quy định về trọng tải thiết kế

– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h

+ Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông

– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ

Lưu ý: Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây

Kết luận: Xe kéo  xe  và xe  kéo  rơ moóc / Người  điều  khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông cần phải tuân theo những quy định nêu trên để tránh gây nguy hiểm cho người khác thông qua Luật giao thông đường bộ 2008, Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:

Xe kéo  xe  và xe  kéo  rơ moóc / Người  điều  khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy

Thủ tục Nội dung