Công nhận danh hiệu “Người có công đưa nghề mới về địa phương” – Cấp Tỉnh

 

Thủ tục Công nhận danh hiệu “Người có công đưa nghề mới về địa phương” – Cấp Tỉnh
Trình tự thực hiện Bước 1: Cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo qui định của pháp luật.
Bước 2: Cá nhân nộp hồ sơ (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) đến bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đang làm việc trước ngày 15/02 năm tổ chức xét công nhận.
Bước 3: Công chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và trả lời bằng văn bản rong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trong trường hợp cần bổ sung, chỉnh sửa các tài liệu trong hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hướng dẫn các nhân hoàn thiện và nộp lại chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản hướng dẫn.
Bước 4: UBND cấp huyện thành lập hội đồng xét công nhận cấp huyện. Hội đồng xét công nhận cấp huyện có trách nhiệm xét chọn, lập danh sách những cá nhân đủ tiêu chuẩn theo quy định, tổng hợp và gửi hồ sơ đề nghị lên hội đồng cấp tỉnh (Chi cục Phát triển nông thôn – cơ quan thường trực hội đồng cấp tỉnh) trước ngày 30/4 năm tổ chức xét công nhận. Địa chỉ: số 60 đường Lê Thị Trung, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Bước 5: UBND tỉnh thành lập hội đồng xét công nhận cấp tỉnh. Hội đồng cấp tỉnh có trách nhiệm họp thẩm định, xét duyệt hồ sơ và lập danh sách, tổng hợp hồ sơ các cá nhân đủ tiêu chuẩn gửi về Ban Thi đua Khen thưởng (Sở Nội vụ) trước ngày 30/6 năm tổ chức xét công nhận để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, ra quyết định công nhận danh hiệu
Cách thức thực hiện Trực tiếp

Trực tuyến

Dịch vụ bưu chính

Thành phần số lượng hồ sơ a) Hồ sơ của Hội đồng cấp huyện trình Hội đồng cấp tỉnh (01 bộ)

Bản sao Chứng minh nhân dân, hộ khẩu

Bản khai thành tích đề nghị xét công nhận danh hiệu theo Mẫu số 1 (Phụ lục kèm theo) có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang hoạt động về chấp hành chính sách và pháp luật của Nhà nước; thời gian làm nghề tại địa phương; thời gian du nhập nghề đến địa phương hoặc thời gian nghề truyền thống bị mai một ở địa phương

Tờ trình của Hội đồng cấp huyện theo Mẫu số 3 (Phụ lục kèm theo)

Danh sách đề nghị xét công nhận danh hiệu “Người có công đưa nghề mới về địa phương” theo Mẫu số 5 (Phụ lục kèm theo)

Biên bản họp Hội đồng theo Mẫu số 6 (Phụ lục kèm theo)

Phiếu bầu của thành viên Hội đồng theo Mẫu số 4 (Phụ lục kèm theo)

Quyết định thành lập Hội đồng xét công nhận danh hiệu “Nghệ nhân tỉnh Bình Dương”, “Thợ giỏi tỉnh Bình Dương”, “Người có công đưa nghề mới về địa phương” cấp huyện

b) Hồ sơ của Hội đồng cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (01 bộ)

Bản sao Chứng minh nhân dân, hộ khẩu

Bản khai thành tích đề nghị xét công nhận danh hiệu theo Mẫu số 1 (Phụ lục kèm theo) có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang hoạt động về chấp hành chính sách và pháp luật của Nhà nước; thời gian làm nghề tại địa phương; thời gian du nhập nghề đến địa phương hoặc thời gian nghề truyền thống bị mai một ở địa phương

Tờ trình của Hội đồng cấp tỉnh theo Mẫu số 3 (Phụ lục kèm theo)

Danh sách đề nghị xét công nhận danh hiệu “Nghệ nhân tỉnh Bình Dương”, “Thợ giỏi tỉnh Bình Dương”, “Người có công đưa nghề mới về địa phương” theo Mẫu số 5 (Phụ lục kèm theo)

Biên bản họp Hội đồng cấp tỉnh theo Mẫu số 6 (Phụ lục kèm theo)

Phiếu bầu của thành viên Hội đồng theo Mẫu số 4 (Phụ lục kèm theo)

Văn bản công nhận tác phẩm có đạt trình độ kỹ thuật cao của Hội đồng cấp tỉnh đối với trường hợp người đề nghị công nhận danh hiệu “Nghệ nhân tỉnh Bình Dương” không có điều kiện tham gia cuộc thi, hội chợ triển lãm

Quyết định thành lập Hội đồng xét công nhận danh hiệu “Nghệ nhân tỉnh Bình Dương”, “Thợ giỏi tỉnh Bình Dương”, “Người có công đưa nghề mới về địa phương” cấp tỉnh

c) Hồ sơ đề nghị xét công nhận của cá nhân (01 bộ)

Bản sao Chứng minh nhân dân, hộ khẩu

Bản khai thành tích đề nghị xét công nhận danh hiệu theo Mẫu số 1 (Phụ lục kèm theo) có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang hoạt động về chấp hành chính sách và pháp luật của Nhà nước; thời gian làm nghề tại địa phương; thời gian du nhập nghề đến địa phương hoặc thời gian nghề truyền thống bị mai một ở địa phương

Thời hạn giải quyết 51 Ngày làm việc
Đối tượng thực hiện Công dân Việt Nam, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX)
Cơ quan thực hiện Chi cục Phát triển nông thôn – Tỉnh Bình Dương
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Quyết định hành chính
Lệ phí Phí : 0 Đồng
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Bản khai thành tích đề nghị xét công nhận danh hiệu theo Mẫu số 1 (Phụ lục kèm theo)

Tờ trình của Hội đồng cấp huyện theo Mẫu số 3 (Phụ lục kèm theo)

Danh sách đề nghị xét công nhận danh hiệu “Người có công đưa nghề mới về địa phương” theo Mẫu số 5 (Phụ lục kèm theo)

Biên bản họp Hội đồng theo Mẫu số 6 (Phụ lục kèm theo)

Phiếu bầu của thành viên Hội đồng theo Mẫu số 4 (Phụ lục kèm theo)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện Người có đủ tiêu chuẩn sau đây được xét công nhận danh hiệu “Người có công đưa nghề mới về địa phương”:

1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước; nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương. Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề, được đồng nghiệp và quần chúng mến mộ, kính trọng.

2. Nghề mới được du nhập vào tỉnh là nghề ở tỉnh Bình Dương chưa có và đáp ứng các tiêu chí sau:

– Nghề mới có thời gian du nhập và phát triển ổn định từ 2 năm trở lên;

– Quy mô về lao động tối thiểu đối với nghề phải đạt từ 100 người trở lên hoặc có thể nhân rộng ra từ 30 hộ gia đình trở lên hoặc đối với những nghề mang tính chất đặc thù (sử dụng ít lao động) thì phải được Hội đồng cấp tỉnh thẩm định, công nhận.

– Nghề mới mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội rõ rệt, sản phẩm tạo ra phải được thị trường chấp nhận; thu nhập của người lao động làm việc trong ngành nghề mới phải bằng hoặc lớn hơn mức thu nhập trung bình của các nghề khác đã có tại địa phương.

3. Người có công khôi phục và phát triển nghề truyền thống trước đây của tỉnh Bình Dương đã có nhưng bị mai một từ 20 năm trở lên và đáp ứng các tiêu chí sau:

– Nghề được khôi phục, phát triển ổn định từ 2 năm trở lên;

– Nghề được khôi phục mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội rõ rệt, sản phẩm tạo ra phải được thị trường chấp nhận; thu nhập của người lao động làm việc trong ngành nghề mới phải bằng hoặc lớn hơn mức thu nhập trung bình của các nghề khác đã có tại địa phương.

Cơ sở pháp lý Nghị định 123/2014/NĐ-CP

Nghị định 52/2018/NĐ-CP

Quyết định số 42/2015/QĐ-UBND ngày 30/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương quy định đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét công nhận danh hiệu “Nghệ nhân tỉnh Bình Dương”, “Thợ giỏi tỉnh Bình Dương”, “Người có công đưa nghề mới về địa phương” trên địa bàn tỉnh Bình Dương

 

Số hồ sơ 1.009300 Lĩnh vực Phát triển nông thôn
Cơ quan ban hành Bình Dương Cấp thực hiện Tỉnh
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.