Thủ tục giải quyết hưởng chế độ tử tuất một lần

 

Thủ tục Thủ tục giải quyết hưởng chế độ tử tuất một lần
Trình tự thực hiện
  1. Thân nhân của người lao động nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương.
  2. Cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương

– Hướng dẫn thân nhân người lao động nộp hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tử tuất một lần theo quy định; kiểm tra, đối chiếu các yếu tố về nhân thân của người lao động để đảm bảo tính thống nhất của hồ sơ trước khi nộp cho cơ quan nhân sự cấp trên.

– Bổ sung đầy đủ quá trình đóng BHXH của người lao động vào sổ BHXH theo quy định; chủ trì phối hợp với cơ quan chức năng hoàn thiện hồ sơ gửi cơ quan nhân sự cấp trên.

– Nhận lại hồ sơ đã được giải quyết từ cơ quan nhân sự cấp trên, giao cho thân nhân người lao động.

  1. Cơ quan nhân sự cấp trên trung đoàn và tương đương

Tiếp nhận hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tử tuất một lần của người lao động do cơ quan nhân sự cấp dưới chuyển đến, kiểm tra, đối chiếu, hoàn thiện hồ sơ thuộc trách nhiệm theo hướng dẫn gửi cơ quan nhân sự trực thuộc Bộ, tổng hợp gửi BHXH Bộ Quốc phòng hồ sơ của từng người lao động; nhận lại hồ sơ đã được BHXH Bộ Quốc phòng giải quyết, bàn giao cho đơn vị thuộc quyền để giao cho thân nhân người lao động.

  1. Cơ quan tài chính cấp trung đoàn và tương đương

Tiếp nhận hồ sơ hưởng các chế độ tử tuất một lần của người lao động đã được BHXH Bộ Quốc phòng giải quyết do cơ quan nhân sự hoặc thân nhân người lao động chuyển đến; kiểm tra, lập danh sách chi trả đầy đủ, kịp thời.

Cách thức thực hiện Thân nhân của người lao động trực tiếp nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương.
Thành phần số lượng hồ sơ Tờ khai của thân nhân (Mẫu số 09A-HBQP) có chứng thực chữ ký hoặc điểm chỉ của người khai.

Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi người nuôi dưỡng hợp pháp cư trú (trường hợp thân nhân không phải là vợ hoặc chồng, con, bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ hoặc bố mẹ chồng mà người chết khi còn sống phải chịu trách nhiệm nuôi dưỡng).

Trường hợp chết do TNLĐ, BNN: Biên bản điều tra TNLĐ (trường hợp tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì có thêm biên bản khám nghiệm hiện trường; sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông; biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng) hoặc bản sao bệnh án điều trị BNN.

Biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần (Mẫu số 09C-HBQP, bản chính); trường hợp chỉ có một thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng hoặc nhiều thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng nhưng chỉ có một người đại diện hợp pháp mà lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần thì thân nhân lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần hoặc người đại diện hợp pháp của thân nhân chịu trách nhiệm về việc lựa chọn và không cần biên bản này.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết 60 ngày, cụ thể:

Cấp trung đoàn và tương đương: 30 ngày;

Cấp sư đoàn và tương đương: 10 ngày;

Cấp đơn vị trực thuộc Bộ: 05 ngày;

Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng: 15 ngày

Đối tượng thực hiện Cá nhân
Cơ quan thực hiện Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương

Cơ quan phối hợp: Cấp sư đoàn và tương đương, cấp đơn vị trực thuộc Bộ.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Quyết định hưởng chế độ tử tuất một lần
Lệ phí Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Tờ khai của thân nhân (Mẫu số 09A-HBQP) có chứng thực chữ ký hoặc điểm chỉ của người khai.

Biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần (Mẫu số 09C-HBQP, bản chính).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện Thân nhân của người lao động bị chết được hưởng trợ cấp tuất một lần thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Người lao động chết không thuộc quy định tại Khoản 4 Điều 13 Mục 3 Chương II Nghị định số 33/2016/NĐ-CP, hoặc Khoản 4 Điều 12 Mục 3 Chương II Nghị định số 115/2015/NĐ-CP;

b) Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại thuộc thuộc quy định tại Khoản 4 Điều 13 Mục 3 Chương II Nghị định số 33/2016/NĐ-CP, hoặc Khoản 4 Điều 12 Mục 3 Chương II Nghị định số 115/2015/NĐ-CP nhưng không có hoặc không còn thân nhân đủ Điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội;

c) Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Cơ sở pháp lý Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Nghị quyết số 93/2015/QH13

Nghị định số 115/2015/NĐ-CP

Nghị định số 33/2016/NĐ-CP

Nghị định số 134/2015/NĐ-CP

Thông tư số 181/2016/TT-BQP

 

Số hồ sơ 1.003420 Lĩnh vực Bảo hiểm xã hội
Cơ quan ban hành Bộ quốc phòng Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.