2. Mức lương tối thiểu chung của cán bộ, công chức

Posted on

Mức lương tối thiểu chung là gì? Mức lương tối thiểu chung của cán bộ, công chức có gì khác? Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ làm rõ nội dung đó thông qua Bộ luật Lao động 2019, Luật Cán bộ, công chức 2008, Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019, Nghị định 38/2019/NĐ-CP.

1. Khái niệm

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. (Theo khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019)

Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội. (Theo khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019)

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. (Theo khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008)

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách3 Nhà nước trong (khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019)

2. Mức lương cơ sở (mức lương tối thiểu chung)

Theo Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định:

– Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;

– Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;

– Tính các khoản tríchcác chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Mức lương cơ sở hiện nay là là 1.490.000 đồng/tháng.

– Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.

3. Kinh phí thực hiện

Theo Điều 4 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định:

3.1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương

– Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2019 tăng thêm so với dự toán năm 2018 được cấp có thẩm quyền giao;

– Một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập;

– Sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2018 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có).

3.2. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

– Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2019 tăng thêm so với dự toán năm 2018 được cấp có thẩm quyền giao;

– Sử dụng nguồn 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết) thực hiện so với dự toán năm 2018 do Thủ tướng Chính phủ giao;

– Sử dụng 50% phần ngân sách nhà nước giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính (do thực hiện tinh giản biên chế và đổi mới, sắp xếp lại bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả) và các đơn vị sự nghiệp công lập (do thực hiện đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập);

– Sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2018 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có);

– Sử dụng nguồn còn dư (nếu có) sau khi bảo đảm nhu cầu điều chỉnh tiền lương đến mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng, từ các nguồn:

+ Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2017 được cấp có thẩm quyền giao.

+ Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2018 tăng thêm so với dự toán năm 2017 được cấp có thẩm quyền giao.

+ 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết) dự toán năm 2018 so với dự toán năm 2017 do Thủ tướng Chính phủ giao.

+ 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết) dự toán năm 2019 so với dự toán năm 2018 do Thủ tướng Chính phủ giao.

+ Một phần nguồn thu được để lại theo chế độ năm 2019 của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.

Kết luận: Mức lương cơ sở hiện nay là là 1.490.000 đồng/tháng. Căn cứ vào tình hình thực tế, sự phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước việc điều chỉnh tăng mức lương cơ sở ở các thời điểm khác nhau sẽ khác nhau.

Trình tư, thủ tục thực hiện, hồ sơ, biểu mẫu xem tại đây:

Mức lương tối thiểu chung của cán bộ, công chức