Thủ tục tuyển sinh theo chế độ cử tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp

 

Thủ tục

Thủ tục tuyển sinh theo chế độ cử tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp

Trình tự thực hiện
  1. Căn cứ chỉ tiêu cử tuyển do Bộ Quốc phòng giao, Ban Tuyển sinh quân sự và cơ quan chức năng các quân khu hoặc tương đương phân bổ chỉ tiêu cho các đơn vị, địa phương trực thuộc và chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện, chỉ tiêu phải bảo đảm đúng cơ cấu vùng miền.
  2. Ban Tuyển sinh quân sự tỉnh và tương đương tổ chức sơ tuyển và hướng dẫn thí sinh làm hồ sơ theo mẫu quy định của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng.
  3. Ban Tuyển sinh quân sự các cấp xét duyệt, thông qua cấp ủy cùng cấp và báo cáo đề nghị với các trường.
  4. Hội đồng tuyển sinh các trường thẩm định, báo cáo đề nghị với Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng (qua Cơ quan Thường trực).
  5. Cơ quan Thường trực chủ trì, phối họp với Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị, Cục Quân lực/Bộ Tổng Tham mưu thẩm định và đề xuất danh sách đủ tiêu chuẩn cử tuyển xong trước ngày 10 tháng 8; tổng hợp, báo cáo Trưởng ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
Cách thức thực hiện Thí sinh làm hồ sơ theo mẫu quy định của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng nộp cho Ban Tuyển sinh cấp sư đoàn, cấp tỉnh và tương đương.
Thành phần số lượng hồ sơ

Thành phần hồ sơ:

  1. 03 phiếu đăng ký dự thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Quốc phòng;
  2. 01 phiếu khám sức khoẻ;
  3. 01 giấy chứng nhận được hưởng ưu tiên đối với những thí sinh thuộc diện ưu tiên;
  4. 06 ảnh chân dung cỡ 4 x 6 cm theo quy định tại Khoản 3, Điều 17 Số 03/2014/TT- BQP.
  5. Bản sao giấy khai sinh.
  6. Bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với thí sinh chưa được cấp bằng tốt nghiệp).
  7. Bản sao học bạ trung học phổ thông.
  8. Các giấy chứng nhận đối tượng mà thí sinh được hưởng ưu tiên xét cử tuyển.
  9. Giấy xác nhận hộ khẩu thường trú do Trưởng Công an xã, phường, thị trấn có thẩm quyền cấp (phải ghi rõ thời gian từ khi đến cư trú tại địa phương).
  10. Bản sao (không công chứng) quyết định và trang tên địa phương nơi thí sinh cư trú thuộc vùng được cử tuyển;

Trường hợp xã mới chia tách hoặc sáp nhập phải có bản sao quyết định của cấp có thẩm quyền, đồng thời ghi rõ vào phần ghi chú trong danh sách đề nghị của đơn vị.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết
  1. Tổ chức sơ tuyển và thí sinh làm hồ sơ, thực hiện xong trước ngày 25 tháng 6 hằng năm.
  2. Xét duyệt và báo cáo đề nghị với các trường trước ngày 30 tháng 6 hằng năm.
  3. Hội đồng tuyển sinh các trường thẩm định, báo cáo đề nghị với Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng trước ngày 15 tháng 7 hằng năm.
  4. Thẩm định và đề xuất danh sách đủ tiêu chuẩn cử tuyển xong trước ngày 10 tháng 8; tổng hợp, báo cáo Trưởng ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định trước ngày 30 tháng 8 hằng năm.
Đối tượng thực hiện Cá nhân
Cơ quan thực hiện
  1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Trưởng ban tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng.
  2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
  3. Cơ quan trực tiếp thực hiện: Ban Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, sư đoàn và tương đương.
  4. Cơ quan phối hợp: Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị, Cục Quân lực/Bộ Tổng Tham mưu.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Quyết định vào học của Trưởng Ban tuyển sinh Bộ Quốc phòng.
Lệ phí Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
  1. Phiếu đăng ký dự thi tuyển sinh đại học, cao đẳng quân sự. Mẫu biểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Quốc phòng hằng năm;
  2. Phiếu đăng ký dự thi tuyển sinh đại học, cao đẳng quân sự Mẫu biểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Quốc phòng hằng năm;
  3. Phiếu đăng ký dự thi tuyển sinh đại học, cao đẳng quân sự Mẫu biểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Quốc phòng hằng năm;
Yêu cầu, điều kiện thực hiện 1.Yêu cầu

a) Đối tượng

– Căn cứ vào tiêu chuẩn và chỉ tiêu được giao, các đơn vị lựa chọn đề nghị cử tuyển tập trung ưu tiên cho đối tượng là thiếu sinh quân, con em dân tộc thiểu số, hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở quần đảo Trường Sa và các đảo được hưởng chính sách như đảo Trường Sa, thanh niên có hộ khẩu thường trú ở phía Nam (đối với những chuyên ngành thiếu cán bộ do chưa tuyển sinh được), nhưng tổng số người dân tộc Kinh không được vượt quá 15% tổng chỉ tiêu được giao;

– Phải có hộ khẩu thường trú liên tục cùng gia đình 5 năm trở lên (tính đến năm tuyển sinh) tại các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ và ủy ban Dân tộc;

– Trường hợp số thí sinh đăng ký xét cử tuyển ít hơn chỉ tiêu được giao, có thể bổ sung thêm các đối tượng là người dân tộc thiểu số Việt Nam mà dân tộc đó chưa có hoặc có rất ít cán bộ đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp so với số dân của dân tộc đó trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thường trú ở Khu vực III, II (có thể xét cả đối tượng ở Khu vực I trong trường hợp dân tộc đó có rất ít cán bộ đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp so với số dân của dân tộc đó trong phạm vi cả nước hoặc việc cử tuyển đối với các đối tượng này ở Khu vực III, II không đủ chỉ tiêu được giao.

Khi đã xét các đối tượng trên, nếu số thí sinh đủ điều kiện xét cử tuyển vẫn ít hơn chỉ tiêu được giao sẽ không xét thêm;

– Trường hợp số thí sinh đăng ký xét cử tuyển nhiều hơn chỉ tiêu được giao, thì thực hiện xét theo thứ tự ưu tiên trước hết là học sinh thuộc các dân tộc chưa được cử tuyển hoặc đã được cử tuyển nhưng số lượng rất ít thì thực hiện xét từ Khu vực III, II, I;

Ưu tiên xét thí sinh là con liệt sỹ, con thương binh, con của người được hưởng chính sách như thương binh (xếp từ người có mức độ thương tật cao trở xuống);

Ưu tiên học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi của tỉnh, xếp loại học lực, hạnh kiểm cao hơn.

b) Vùng tuyển

– Các địa phương được công nhận là các thôn, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu và các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, thuộc diện hỗ trợ đầu tư theo Chương trình 135 của Chính phủ;

– Các địa phương được hưởng chính sách cử tuyển vào học các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân theo các quyết định của ủy ban Dân tộc và Chính phủ.

2. Điều kiện

Đối tượng được xét cử tuyển vào đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trong Quân đội phải qua sơ tuyển, có đủ các tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức, sức khỏe, độ tuổi, vùng tuyển và phải có đủ các điều kiện sau:

a) Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, hiện tại không thuộc diện biên chế Nhà nước.

b) Xếp loại hạnh kiểm năm cuối cấp (hoặc xếp loại rèn luyện năm cuối khóa) đạt loại khá trở lên.

c) Xếp loại học tập năm cuối cấp: Tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp đối với thí sinh đạt trung bình trở lên đối với người dân tộc thiểu số và loại khá trở lên đối với người dân tộc Kinh.

d) Tuổi đời, từ 17 đến 25 tuổi (tính đến năm tuyển sinh).

đ) Được Ban Tuyển sinh quân sự cấp tỉnh, sư đoàn và tương đương sơ tuyển, báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng đề nghị; Hội đồng tuyển sinh các trường thẩm định, đề nghị; được Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng quyết định vào học.

Cơ sở pháp lý Luật Giáo dục năm 2005, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009;

Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2008, năm 2014;

Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1981 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 1990, năm 1994, năm 2005;

Luật Dân quân tự vệ năm 2009;

Nghị định số 134/2006/NĐ-CP;

Thông tư số 03/2014/TT-BQP.

 

Số hồ sơ 2.001360 Lĩnh vực Tuyển sinh
Cơ quan ban hành Bộ quốc phòng Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.