Thủ tục kiểm tra thực tế điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh (nếu có) hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày Nghị định số 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành và đang trong quá trình hoạt động, bao gồm cả các doanh nghiệp chế xuất đã được cơ quan hải quan xác nhận về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan trước ngày Nghị định số 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành
Thủ tục | Thủ tục kiểm tra thực tế điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh (nếu có) hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày Nghị định số 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành và đang trong quá trình hoạt động, bao gồm cả các doanh nghiệp chế xuất đã được cơ quan hải quan xác nhận về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan trước ngày Nghị định số 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành | |
Trình tự thực hiện | Bước 1: Trong thời hạn tối đa không quá 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp chế xuất phải hoàn thiện các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều 28a Nghị định số 18/2021/NĐ-CP. Khi doanh nghiệp chế xuất đã hoàn chỉnh các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định, doanh nghiệp chế xuất có thông báo gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất. Bước 2: Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất hoàn thành kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định và gửi văn bản xác nhận cho doanh nghiệp chế xuất về việc đáp ứng hoặc không đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp chế xuất nhận được văn bản xác nhận không đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan, doanh nghiệp tiếp tục hoàn chỉnh các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều 28a Nghị định số 18/2021/NĐ-CP nhưng không quá 01 năm kể từ ngày Nghị định số 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành. Bước 3: Khi doanh nghiệp chế xuất đã hoàn chỉnh các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định, doanh nghiệp tiếp tục có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất đề nghị Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất kiểm tra lại các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định. Bước 4: Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất có trách nhiệm hoàn thành kiểm tra lại việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan và có văn bản gửi doanh nghiệp chế xuất về việc đáp ứng hoặc không đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định. |
|
Cách thức thực hiện | Trực tiếp
Dịch vụ bưu chính |
|
Thành phần số lượng hồ sơ | Không có thông tin | |
Thời hạn giải quyết | Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của doanh nghiệp chế xuất. | |
Đối tượng thực hiện | Doanh nghiệp | |
Cơ quan thực hiện | Chi cục Hải quan | |
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Không có thông tin | |
Lệ phí | Không có thông tin | |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không có thông tin | |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | – Điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có hàng rào cứng ngăn cách với khu vực bên ngoài; có cổng/cửa ra, vào đảm bảo việc đưa hàng hóa ra, vào doanh nghiệp chế xuất chỉ qua cổng/cửa. b) Có hệ thống ca-mê-ra quan sát được các vị trí tại cổng/cửa ra, vào và các vị trí lưu giữ hàng hóa ở tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ); dữ liệu hình ảnh ca-mê-ra được kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp và được lưu giữ tại doanh nghiệp chế xuất tối thiểu 12 tháng. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm ban hành định dạng thông điệp dữ liệu trao đổi giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp về hệ thống ca-mê-ra giám sát để thực hiện theo quy định tại điểm b nêu trên. c) Có phần mềm quản lý hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế của doanh nghiệp chế xuất để báo cáo quyết toán nhập- xuất- tồn về tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu theo quy định pháp luật về hải quan. – Quá thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định số 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp chế xuất quy định tại khoản 5 Điều 28a Nghị định số 18/2021/NĐ-CP không thực hiện thông báo theo quy định hoặc không đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 28a Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thì không được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ ngày quá thời hạn 01 năm nêu trên. Trường hợp doanh nghiệp sau đó đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều Điều 28a Nghị định số 18/2021/NĐ-CP và có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất để thực hiện kiểm tra và xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 28a Nghị định số 18/2021/NĐ-CP thì được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ ngày Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất có văn bản xác nhận đã đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều Điều 28a Nghị định số 18/2021/NĐ-CP. |
|
Cơ sở pháp lý | Luật 54/2014/QH13 |
Số hồ sơ | 1.009564 | Lĩnh vực | Hải quan |
Cơ quan ban hành | Bộ tài chính | Cấp thực hiện | Quận - Huyện |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |