Giải quyết hưởng chế độ TNLĐ, BNN đối với trường hợp bị TNLĐ lần đầu
Thủ tục | Giải quyết hưởng chế độ TNLĐ, BNN đối với trường hợp bị TNLĐ lần đầu | |
Trình tự thực hiện |
Bước 1. Lập, nộp hồ sơ
1. NLĐ lập hồ sơ theo quy định tại mục Thành phần hồ sơ; Nộp hồ sơ cho đơn vị SDLĐ;
2. NLĐ đã nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển sang đơn vị SDLĐ khác bị mắc BNN trong thời gian bảo đảm lập hồ sơ theo quy định tại điểm 1, 3, 5, 6 mục Thành phần hồ sơ; Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi đang chi trả lương hưu hoặc cơ quan BHXH nơi cư trú (trong trường hợp đã thôi việc) hoặc nộp cho đơn vị SDLĐ (đối với trường hợp chuyển sang đơn vị SDLĐ khác); 3. Đơn vị SDLĐ: tiếp nhận hồ sơ từ NLĐ; lập Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ hoặc BNN (mẫu số 05A-HSB); nộp cho cơ quan BHXH nơi đơn vị SDLĐ đóng BHXH; trường hợp NLĐ sau khi về hưu mới đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ thì người SDLĐ nơi người bị TNLĐ lập thủ tục hồ sơ chuyển cơ quan BHXH nơi chi trả lương hưu trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Bước 2.Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Bước 3. Nhận kết quả giải quyết
1. NLĐ: nhận tiền trợ cấp (Trường hợp NLĐ nghỉ hưu, thôi việc thì có nhận Quyết định, thẻ BHYT)
2. Đơn vị SDLĐ: – Quyết định về việc hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng hoặc một lần và Quyết định cấp tiền mua PTTGSH (nếu có).
– Thẻ BHYT đối với trường hợp nghỉ việc hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng.
|
|
Cách thức thực hiện | 1. Nộp hồ sơ:
a) Đơn vị SDLĐ nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau: – Qua giao dịch điện tử: lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN; trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ NLĐ. – Qua dịch vụ bưu chính công ích; – Trực tiếp tại cơ quan BHXH. b) NLĐ: nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau: – Qua giao dịch điện tử: đối với NLĐ bị mắc BNN trong thời gian bảo đảm đã nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển sang đơn vị khác: NLĐ đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN); trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích; b) Qua dịch vụ bưu chính công ích; c) Trực tiếp tại cơ quan BHXH 2. Nhận kết quả a) Đơn vị SDLĐ: nhận kết quả giải quyết trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc giao dịch điện tử. b) NLĐ: nhận trợ cấp bằng một trong các hình thức sau: – Thông qua tài khoản cá nhân; – Trực tiếp tại cơ quan BHXH (đối với nhận trợ cấp một lần) hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích; – Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật. |
|
Thành phần số lượng hồ sơ |
1. Bản chính Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ, BNN (mẫu 05A-HSB) của đơn vị SDLĐ; bản chính Đơn đề nghị về việc hưởng chế độ BNN (mẫu 01) ban hành kèm theo Nghị định số 88/2020/NĐ-CP
2. Bản sao Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ hoặc BNN (trường hợp điều trị nội trú)
3. Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK hoặc bản sao Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm KNLĐ 61%), nếu GĐYK mà tỷ lệ suy giảm KNLĐ cao hơn 61% thì hồ sơ hưởng chế độ BNN trong trường hợp này phải có Biên bản GĐYK.
4. Trường hợp bị BNN mà không điều trị nội trú thì có thêm Giấy khám BNN
5. Chỉ định của cơ sở KCB, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về trang cấp PTTGSH (nếu có)
6. Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK (trường hợp thanh toán phí GĐYK).
Trường hợp không quy định rõ bản chính thì có thể nộp bản sao hợp lệ
Số lượng: 01 bộ |
|
Thời hạn giải quyết | Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định. | |
Đối tượng thực hiện | Đơn vị SDLĐ, NLĐ | |
Cơ quan thực hiện | Bảo hiểm xã hội cấp huyện, Bảo hiểm xã hội cấp Tỉnh | |
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | – Quyết định về việc hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng hoặc một lần (các mẫu: 03A-HSB, 03B-HSB, 03C-HSB, 03D-HSB) và Quyết định cấp tiền mua PTTGSH (mẫu 03P-HSB) (nếu có).
– Thẻ BHYT đối với trường hợp nghỉ việc hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng – Tiền trợ cấp. |
|
Lệ phí | Không | |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | – Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ, BNN của đơn vị (mẫu số 05A-HSB);
– Đơn đề nghị về việc hưởng chế độ BNN (mẫu số 01) ban hành kèm theo Nghị định số 88/2020/NĐ-CP. |
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | Điều 40, 45, 51 Luật An toàn vệ sinh lao động; | |
Cơ sở pháp lý | – Luật BHXH số 58/2014/QH13 (20/11/2014);
– Nghị định số 115/2015/NĐ-CP (11/11/2015); – Nghị định số 33/2016/NĐ-CP (10/5/2016); – Nghị định số 166/2016/NĐ-CP (24/12/2016); – Nghị định số 143/2018/NĐ-CP (15/10/2018); – Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH (29/12/2015); – Thông tư số 46/2016/TT-BYT (30/12/2016); – Thông tư số 56/2017/TT-BYT (29/12/2017); – Quyết định số 838/QĐ-BHXH (29/5/2017); – Quyết định số 595/QĐ-BHXH (14/4/2017); – Quyết định số 888/QĐ-BHXH (16/7/2018); – Quyết định số 166/QĐ-BHXH (31/01/2019); – Quyết định số 505/QĐ-BHXH (27/3/2020);
|
Số hồ sơ | BXH-1001632 | Lĩnh vực | Thực hiện chính sách BHXH, BHYT |
Cơ quan ban hành | Bảo hiểm xã hội Việt Nam | Cấp thực hiện | Tỉnh Quận - Huyện |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |