14. Thực hiện phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa
Khi người bệnh cần phải thực hiện phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa thì cần đáp ứng những yêu cầu nào? Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009.
1. Khái niệm
Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận. (khoản 1 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009)
Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh. (khoản 2 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009)
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là người đã được cấp chứng chỉ hành nghề và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người hành nghề). (khoản 6 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009)
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. (khoản 7 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009)
Người bệnh là người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. (khoản 3 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009)
2. Thực hiện phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa
Điều 61 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định như sau về thực hiện phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa:
– Mọi trường hợp phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa đều phải được sự đồng ý của người bệnh hoặc đại diện của người bệnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009.
– Người bệnh thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, trước khi phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa phải được người đại diện của người bệnh đồng ý bằng văn bản.
– Trường hợp không thể hỏi ý kiến của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh và nếu không thực hiện phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định tiến hành phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa.
3. Phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa cho đối tượng đặc biệt
Điều 13 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định các trường hợp khi phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa phải được người đại diện của người bệnh đồng ý bằng văn bản gồm:
– Trường hợp người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì người đại diện hợp pháp của người bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh.
– Trường hợp cấp cứu, để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người bệnh, nếu không có mặt người đại diện hợp pháp của người bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh.
Kết luận: Thực hiện phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa cần lưu ý các trường hợp đặc biệt để tránh tình huống đáng tiếc xảy ra theo quy định chuyên môn, kỹ thuật tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009. Để đảm bảo an toàn cho người bệnh các cá nhân, tổ chức liên quan phải tuân thủ tuyệt đối.
Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Thực hiện phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa
Thủ tục | Nội dung |
---|