2. Hệ thống tổ chức kiểm toán nhà nước

Kiểm toán nhà nước là 1 cơ quan được hình thành bằng Hiến pháp và hoạt động độc lập với các cơ quan nhà nước khác, chỉ hoạt động và chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Và qua bài viết này, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ phân tích các quy định của Luật kiểm toán nhà nước 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Luât Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 liên quan đến hệ thống tổ chức kiểm toán nhà nước.

1. Khái niệm

Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. (khoản 1 Điều 117 Hiến pháp 2013)

2. Hệ thống tổ chức kiểm toán nhà nước

Được quy định tại Mục 2 Chương II Luật Kiểm toán nhà nước, cụ thể như sau:

a. Tổng Kiểm toán nhà nước: Quy định tại Điều 12 Luật Kiểm toán nhà nước 2015

– Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước.

– Tổng Kiểm toán nhà nước do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Tổng Kiểm toán nhà nước có thể được bầu lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ liên tục.

Lưu ý: Xem thêm các Điều 13 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 Điều 14 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 về các quy định liên quan đến trách nhiệm và quyền hạn của Tổng kiểm toán nhà nước

b. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước: Quy định tại Điều 15 Luật Kiểm toán nhà nước 2015

– Phó Tổng Kiểm toán nhà nước giúp Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước và chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về nhiệm vụ được phân công. Khi Tổng Kiểm toán nhà nước vắng mặt, một Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy nhiệm thay mặt Tổng Kiểm toán nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo công tác của Kiểm toán nhà nước.

– Phó Tổng Kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

– Thời hạn bổ nhiệm của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm.

c. Tổ chức của Kiểm toán nhà nước: Quy định tại Điều 16 Luật Kiểm toán nhà nước 2015

– Kiểm toán nhà nước được tổ chức và quản lý tập trung thống nhất gồm Văn phòng Kiểm toán nhà nước, các đơn vị thuộc bộ máy điều hành, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực và đơn vị sự nghiệp công lập.

Văn phòng Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán nhà nước khu vực và đơn vị sự nghiệp công lập có tài khoản và con dấu riêng.

– Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định số lượng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước theo đề nghị của Tổng Kiểm toán nhà nước.

d. Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng: Quy định tại Điều 17 Luật Kiểm toán nhà nước 2015

– Kiểm toán trưởng là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước chuyên ngành hoặc Kiểm toán nhà nước khu vực.

– Phó Kiểm toán trưởng giúp việc Kiểm toán trưởng, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Kiểm toán trưởng và chịu trách nhiệm trước Kiểm toán trưởng về nhiệm vụ được phân công.

– Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng phải là Kiểm toán viên chính trở lên.

Tổng Kiểm toán nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm toán trưởng và Phó Kiểm toán trưởng.

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng do Tổng Kiểm toán nhà nước quy định.

Kết luận: Qua bài viết phân tích các quy định trên của Luật kiểm toán nhà nước, Dữ Liệu Pháp Lý đã đem đến cho bạn đọc những thông tin cơ bản và cần thiết về hệ thống tổ chức kiểm toán nhà nước

Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:

Hệ thống tổ chức kiểm toán nhà nước

Thủ tục Nội dung