4. Quyết định kiểm toán

Quyết định kiểm toán là văn bản chỉ được ban hành bởi Tổng kiểm toán nhà nước khi có yêu cầu của một số cơ quan nhất định. Vậy trong đó gồm những gì, ai có thể yeu cầu ban hành quyết định này? Dữ Liệu Pháp Lý sẽ phân tích các quy định của Luật Kiểm toán nhà nước 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 để trả lời cho các vấn đề trên

1. Căn cứ để ban hành quyết định kiểm toán

Quy định tại Điều 30 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 về căn cứ ban hành quyết định kiểm toán nhà nước như sau:

Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành quyết định kiểm toán khi có một trong các căn cứ sau đây:

Kế hoạch kiểm toán hằng năm của Kiểm toán nhà nước;

Yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

Đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 10 của Luật này và được Tổng Kiểm toán nhà nước chấp nhận.

2. Quyết định kiểm toán

Theo quy định tại Điều 31 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 về quyết định kiểm toán như sau:

Quyết định kiểm toán bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Căn cứ pháp lý để thực hiện cuộc kiểm toán;

+ Đơn vị được kiểm toán;

+ Mục tiêu, nội dung, phạm vi kiểm toán;

+ Địa điểm kiểm toán, thời hạn kiểm toán;

+Trưởng Đoàn kiểm toán và các thành viên của Đoàn kiểm toán.

– Quyết định kiểm toán phải được gửi cho đơn vị được kiểm toáncác thành viên Đoàn kiểm toán chậm nhất là 03 ngày làm việc và phải được công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký, trừ trường hợp kiểm toán đột xuất.

– Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu cần phải thay đổi nội dung, phạm vi, địa điểm, thời hạn kiểm toán và thành viên Đoàn kiểm toán thì Tổng Kiểm toán nhà nước phải quyết định bằng văn bản và gửi cho đơn vị được kiểm toán và các thành viên Đoàn kiểm toán theo thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.

3. Nội dung kiểm toán:

Nội dung kiểm toán được quy định tại Điều 32 Luật Kiểm toán nhà nước 2015, bao gồm có:

+ Kiểm toán tài chính là việc kiểm toán để đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính và báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán;

+ Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm toán để đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện;

+ Kiểm toán hoạt động là việc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công.

– Căn cứ vào yêu cầu của từng cuộc kiểm toán, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định nội dung kiểm toán của từng cuộc kiểm toán.

4. Về việc kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước

 Quy định tại Điều 33 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 về việc kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước như sau:

– Việc kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các cấp thực hiện trước khi Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê chuẩn quyết toán ngân sách. Việc kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các cấp của địa phương sau khi Hội đồng nhân dân phê chuẩn quyết toán ngân sách thực hiện theo quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

– Trường hợp đã thực hiện kiểm toán nhưng báo cáo quyết toán ngân sách chưa được Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê chuẩn thì trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Kiểm toán nhà nước phải tiếp tục làm rõ những vấn đề Quốc hội, Hội đồng nhân dân yêu cầu để trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân vào thời gian do Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định.

Kết luận: Trên đây là các quy định của Luật Kiểm toán nhà nước liên quan tới quyết định kiểm toán. Hy vọng với bài viết này, Dữ Liệu Pháp Lý đã đem đến cho bạn đọc những thông tin cơ bản và cần thiết xoay quanh vấn đề này

Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:

Quyết định kiểm toán

Thủ tục Nội dung