ĐỀ NGHỊ TẤT TOÁN TÀI KHOẢN KÝ QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI THỰC TẬP NÂNG CAO TAY NGHỀ DƯỚI 90 NGÀY

Posted on

Về đề nghị tất toán tài khoản ký quỹ của doanh nghiệp đưa người lao động đi thực tập nâng cao tay nghề dưới 90 ngày. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015, Luật người lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng 2006Nghị định 163/2006/NĐ-CPNghị định 38/2020/NĐ-CPThông tư 17/2007/TTLT-BLĐTBXH-NHNNVNThông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

1. Khái niệm

Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ. (Khoản 1 Điều 330 Bộ Luật dân sự năm 2015)

Tài khoản ký quỹ là tài khoản được Ngân hàng mở, sử dụng và quản lý theo yêu cầu hoặc theo thỏa thuận khác với Khách hàng nhằm mục đích chứng minh năng lực tài chính phục vụ cho hoạt động kinh doanh. (Khoản 1 Điều 34 Nghị định 163/2006/NĐ-CP)

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là người lao động đi làm việc ở nước ngoài) là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này. (khoản 1 Điều 3 Luật người lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng 2006)

Hợp đồng cung ứng lao động là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp của Việt Nam với bên nước ngoài về điều kiện, nghĩa vụ của các bên trong việc cung ứng và tiếp nhận người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. (khoản 2 Điều 3 Luật người lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng 2006)

Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp với người lao động về quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. (khoản 3 Điều 3 Luật người lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng 2006)

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người lao động và người sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. (khoản 5 Điều 3 Luật người lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng 2006)

2. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Theo quy định tại Điều 8 Luật người lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng 2006:

– Hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

 Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp dịch vụ) phải có vốn pháp định theo quy định của Chính phủ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

– Doanh nghiệp được cấp Giấy phép phải trực tiếp tổ chức hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

3. Điều kiện đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề

Theo Điều 34 Luật người lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng 2006 doanh nghiệp được đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Có hợp đồng với cơ sở thực tập ở nước ngoài để đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề (sau đây gọi là Hợp đồng nhận lao động thực tập) quy định và đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Có hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề (sau đây gọi là Hợp đồng đưa người lao động đi thực tập) ; người lao động được doanh nghiệp đưa đi thực tập nâng cao tay nghề phải có Hợp đồng lao động với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động;

-Ngành, nghề người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề phải phù hợp với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

4. Tiền ký quỹ thực hiện Hợp đồng nhận lao động thực tập

Theo Điều 15 Nghị định 38/2020/NĐ-CP quy định:

– Tiền ký quỹ của doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề.

– Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề thực hiện việc ký quỹ vào tài khoản tại ngân hàng thương mại.

– Ngân hàng thương mại và doanh nghiệp ký kết hợp đồng ký quỹ phù hợp với nội dung quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan. Ngân hàng nhận ký quỹ xác nhận việc doanh nghiệp ký quỹ tại ngân hàng theo Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Lưu ý:

Mức tiền ký quỹ thực hiện Hợp đồng nhận lao động thực tập (Điều 16 Nghị định 38/2020/NĐ-CP)

Mức tiền ký quỹ của doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề bằng 10% tiền vé máy bay một lượt hạng phổ thông tại thời điểm doanh nghiệp ký quỹ từ nước mà người lao động đến làm việc về Việt Nam tính theo số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong Hợp đồng nhận lao động thực tập đã đăng ký.

5. Sử dụng, tất toán tài khoản tiền ký quỹ thực hiện Hợp đồng nhận lao động thực tập

Theo Điều 18 Nghị định 38/2020/NĐ-CP quy định:

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền sử dụng tiền ký quỹ theo quy định; xác nhận để ngân hàng hoàn trả tiền ký quỹ và tất toán tài khoản cho doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề có thời gian dưới 90 ngày.

6. Tất toán tài khoản ký quỹ (Khoản 4 Mục IV Thông tư 17/2007/TTLT-BLĐTBXH-NHNN)

– Ngân hàng hoàn trả tiền ký quỹ và tất toán tài khoản cho doanh nghiệp dịch vụ trong các trường hợp sau:

+ Cục Quản lý lao động ngoài nước có văn bản trả lời doanh nghiệp không đủ điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

+ Cục Quản lý lao động ngoài nước có văn bản trả lời doanh nghiệp không đủ điều kiện để được cấp đổi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và xác nhận doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đóng góp đầy đủ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;

+ Cục Quản lý lao động ngoài nước có văn bản xác nhận việc doanh nghiệp đã chấm dứt hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đóng góp đầy đủ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật.

– Ngân hàng hoàn trả tiền ký quỹ và tất toán tài khoản cho doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề khi Cục Quản lý lao động ngoài nước hoặc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (đối với Hợp đồng có thời gian dưới 90 ngày) có văn bản xác nhận việc doanh nghiệp đã hoàn thành hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và thanh lý hợp đồng ký kết với người lao động.

7. Xử lý vi phạm

– Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi thu, quản lý, sử dụng tiền ký quỹ của người lao động không đúng quy địnhKhông nộp bổ sung đủ, đúng hạn số tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ theo quy định(điểm b khoản 4 Điều 45 Nghị định 28/2020/NĐ-CP)

– Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài từ 04 tháng đến 06 tháng đối với hành vi thu, quản lý, sử dụng tiền ký quỹ của người lao động không đúng quy định; Không nộp bổ sung đủ, đúng hạn số tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ theo quy định(điểm b khoản 5 Điều 45 Nghị định 28/2020/NĐ-CP)

– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đóng đủ tiền vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, buộc nộp số tiền ký quỹ theo đúng quy định, buộc hoàn trả đủ tiền cho người lao động đối với hành vi thu, quản lý, sử dụng tiền ký quỹ của người lao động không đúng quy định; Không nộp bổ sung đủ, đúng hạn số tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ theo quy định. (khoản 6 Điều 45 Nghị định 28/2020/NĐ-CP)

Kết luận: Đề nghị tất toán tài khoản ký quỹ của doanh nghiệp đưa người lao động đi thực tập nâng cao tay nghề dưới 90 ngày được thực hiện theo quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng 2006Nghị định 163/2006/NĐ-CPNghị định 38/2020/NĐ-CPThông tư 17/2007/TTLT-BLĐTBXH-NHNNVNThông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH.

Chi tiết trình tự, hồ sơ,biểu mẫu xem tại đây:

Đề nghị tất toán tài khoản ký quỹ của doanh nghiệp đưa người lao động đi thực tập nâng cao tay nghề dưới 90 ngày