ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ? THU NHẬP CHỊU THUẾ VÀ CÁCH TÍNH THUẾ TNCN CHO CÁ NHÂN CƯ TRÚ VÀ CÁ NHÂN KHÔNG CƯ TRÚ

Posted on

 

Thuế TNCN là loại thuế trực thu, điều tiết vao thu nhập chịu thuế của cá nhân trong kỳ tính thuế, không phân biệt nguồn phát sinh thu nhập. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý xin gửi tới quý khách chi tiết về đối tượng nộp thuế? Thu nhập chịu thuế và cách tính thuế  TNCN cho cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo Nghị định 12/2015/NĐ-CP ;Nghị định 65/2013/NĐ-CPThông tư 111/2013/NĐ-CP; Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14; Nghị định 58/2020/NĐ-CP; Nghị định 90/2019/NĐ-CP; Nghị định 145/2020/NĐ-CP và Nghị quyết 68/NQ-CP

  • Khái niệm:

Thuế TNCN là loại thuế trực thu, điều tiết vao thu nhập chịu thuế của cá nhân trong kỳ tính thuế, không phân biệt nguồn phát sinh thu nhập

  • Đặc điểm:

+ Đối tượng nộp thuế là cá nhân có thu nhập, không phân biệt quốc tịch, độ tuổi hay khả năng nhận thức và làm chủ hành vi.

+ Người có thu nhập càng cao thì mức độ điều tiết càng lớn

+ Đây là loại sắc thuế có nhiều chế độ miễn giảm linh hoạt

  • Đối tượng nộp thuế:

Theo Điều 2 Luật Thuế TNCN, đối tượng nộp thuế bao gồm:

+ Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập. Cá nhân cư trú là người có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục

+ Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập. Cá nhân không cư trú là người không phải là cá nhân cư trú.

  • Thu nhập chịu thuế:

Theo Điều 3 Luật Thuế TNCN, căn cứ vào tính ổn định và thường xuyên, có thể chia thu nhập chịu thuế thành hai nhóm:

Nhóm 1: Thu nhập thường xuyên

– Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh (khoản 1 Điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP)

+ Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Riêng đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chỉ áp dụng đối với trường hợp không đủ điều kiện được miễn thuế 

+ Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật, trong đó không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.

– Thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm (khoản 2 Điều 3 Nghị định 65/2013/NĐ-CP):

+ Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công nhận được dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

+ Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau (khoản 3 Điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP)

+ Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: Tiền hoa hồng môi giới, tiền tham gia đề tài, dự án, tiền nhuận bút và các khoản tiền hoa hồng, thù lao khác;

+ Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp, và các tổ chức khác;

+ Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức (khoản 2 Điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP)

+ Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng được quy định tại Nghị định 65/2013/NĐ-CP

+ Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:

– Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân (bố, mẹ, vợ/ chồng, con) của người lao động;

– Khoản tiền nhận được theo chế độ liên quan đến sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức đảng, đoàn thể;

– Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật;

– Các khoản nhận được ngoài tiền lương, tiền công do tham gia, phục vụ hoạt động đảng, đoàn, Quốc hội hoặc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước;

– Khoản tiền ăn giữa ca do người sử dụng lao động chi cho người lao động không vượt quá mức quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần;

– Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.

Nhóm 2: Thu nhập không thường xuyên

– Thu nhập từ đầu tư vốn

– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

– Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

– Thu nhập từ trúng thưởng

– Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại

– Thu nhập từ thừa kế: Chứng khoán, BĐS,…

– Thu nhập từ quà tặng: BĐS, Chứng khoán, phần vốn góp

  • Thu nhập miễn thuế

Theo Điều 4 Luật Thuế TNCN, thu nhập miễn thuế là thu nhâp chịu thuế nhưng nhà nước miễn thuế, đối tượng nộp thuế vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước, trừ việc nộp tiền thuế. Thu nhập miễn thuế bao gồm:

– Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

– Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.

– Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.

Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

– Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.

– Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất. 

– Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

– Thu nhập từ kiều hối.

– Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.

– Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả.

– Thu nhập từ học bổng, bao gồm:

+ Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước;

+ Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.

– Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.

– Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận.

– Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

  • Đối tượng không chịu thuế:

Luật không có điều khoản quy định cụ thể do:

– Không thỏa mãn tiêu chí điều tiết của nhà nước, hoặc

– Nếu điều tiết thì không đạt được mục tiêu của thuế TNCN

Vì thế, đối tượng không chịu thuế sẽ áp dụng biện pháp loại trừ, bao gồm:

– Thu nhập không được liệt kê tại Điều 3 Luật Thuế TNCN

– Thu nhập được loại trừ tại Điều 3 Luật Thuế TNCN

  • Căn cứ tính thuế:

Đối với cá nhân cư trú:

Thu nhập từ tiền lương, tiền công (khoản 8 Điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP)

Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế – các khoản được trừ

Các khoản được giảm trừ:

(i) Các khoản giảm trừ gia cảnh

Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào TNCN trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú (Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14). Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11tr/tháng (132 tr/năm). Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4tr/tháng. Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế. Người phụ thuộc là người được liệt kê tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 65/2013/NĐ-CP, bao gồm:

a) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) dưới 18 tuổi;

b) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật không có khả năng lao động;

c) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông mà không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều này;

d) Người ngoài độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị khuyết tật không có khả năng lao động mà không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều này, bao gồm:

– Vợ hoặc chồng của người nộp thuế;

– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ nuôi hợp pháp, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của người nộp thuế;

– Cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

(ii) Các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện.

(iii) Các khoản đóng góp vào Quỹ từ thiện, Quỹ nhân đạo, Quỹ khuyến học, bao gồm:

a) Khoản đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương lựa;

b) Khoản đóng góp vào các Quỹ từ thiện, Quỹ nhân đạo, Quỹ khuyến học.

Đối với thu nhập tiền lương tiền công, áp dụng thuế suất lũy tiến từng phần theo bảng dưới đây:

Thu nhập khác: Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế

Nguồn thu nhập Thu nhập tính thuế Thuế suất
Thu nhập từ kinh doanh Doanh thu (Lưu ý: Không được giảm trừ. Không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu 100tr/năm trở xuống. trong trường hợp không xác định được doanh thu thì xác định theo doanh thu khoán do cơ quan thuế ấn định.) Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%

Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%

Hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp: 5%

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%

Kinh doanh khác 1%

Thu nhập từ đầu tư vốn Số tiền nhận được 5%
Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp giá bán – giá mua – chi phí hợp lý khác 20%
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán Giá chuyển nhượng 0,1%
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản Giá chuyển nhượng 2%
Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại Phần giá trị vượt quá 10 triệu đồng 5%
Thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng Phần giá trị vượt quá 10 triệu đồng 10%
  • Ví dụ:

Ông A là cá nhân Việt Nam, sinh sống thường xuyên tại TP.HCM, ông mở một cửa hiệu bán nước hoa tại Quận 1, TP.HCM. Xét thấy, ông A là cá nhân cư trú, thuộc đối tượng nộp thuế TNCN. Ông có nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh nước hoa nên thu nhập tính thuế của ông sẽ bằng doanh thu x thuế suất là 0,5%

Ông B là người Nhật Bản, hiện đang sinh sống tại TP.HCM được 5 năm, ông hiện đang làm chuyên viên kỹ thuật tại Thế giới di động chi nhánh Quận 3. Nơi thường trú được ghi trong thẻ thường trú của ông là Quận 3 TP.HCM. Xét thấy, ông B là người nước ngoài, đồng thời cũng là cá nhân cư trú tại Việt Nam, đang có thu nhập từ tiền lương phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam. Ông làm việc tại Thế giới di động với mức lương 20tri/tháng. Do ông B không thuộc bất kỳ trường hợp nào được trừ khi tính thuế. Vậy, thu nhập tính thuế của ông là thu nhập từ tiền lương của ông (- các khoản được trừ) x thuế suất 20Trình bày thuế TNCN đối với người không cư trú

  • Xác định cá nhân không cư trú:

Theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 111/2013/NĐ-CP, cá nhân không cư trú là người không đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú. Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.

– Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam

  • Cách tính thuế TNCN cho cá nhân không cư trú:

Đối với cá nhân không cư trú, thu nhâp chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập. Cách tính thuế TNCN cho cá nhân không cư trú được tính như sau:

Nguồn thu nhập Thu nhập tính thuế Thuế suất thuế TNCN
Thu nhập từ kinh doanh Doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế (được xác định như với cá nhân cư trú)

1% đối với kinh doanh hàng hóa

2% đối với kinh doanh dịch vụ

5% đối với sản xuất, xây dựng, vận tải và kinh doanh khác

Thu nhập từ tiền công, tiền lương Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập – (Các khoản miễn thuế + Các khoản giảm trừ + Các khoản không chịu thuế)

Tổng số tiền lương, tiền công mà cá nhân không cư trú nhận được do thực hiện công việc tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.

Các khoản miễn thuế, giảm trừ, các khoản không chịu thuế được tính tương tự như đối với cá nhân cư trú

20%
Thu nhập từ đầu tư vốn Tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc đầu tư vốn vào tổ chức, cá nhân tại Việt Nam (được xác định như với cá nhân cư trú) 5%
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn Tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn là giá chuyển nhượng vốn không trừ bất kỳ khoản chi phí nào kể cả giá vốn.  0,1% (không phân biệt việc chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài.)
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản  Giá chuyển nhượng bất động sản là toàn bộ số tiền mà cá nhân nhận được từ việc chuyển nhượng bất động sản không trừ bất kỳ khoản chi phí nào kể cả giá vốn.  2%
Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại Phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam 5%
Thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng Phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần trúng thưởng tại Việt Nam

Phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần phát sinh thu nhập nhận được tại Việt Nam.

Thu nhập từ trúng thưởng, nhận thừa kế, quà tặng của cá nhân không cư trú được xác định như đối với cá nhân cư trú

10%
  • Kỳ tính thuế TNCN cho cá nhân không cư trú:

Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 111/2013/NĐ-CP, kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập. Trường hợp cá nhân kinh doanh không cư trú có địa điểm kinh doanh cố định như cửa hàng, quầy hàng thì kỳ tính thuế áp dụng như đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh.

  • Thu nhập tối thiểu năm 2020, 2021 cho các vùng:

Theo Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP, Điều 96, 103 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng năm 2020 và năm 2021 áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp được quy định như sau:

– Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

– Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

– Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

– Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP.

  • Tỷ lệ trích nộp bảo hiểm trước ngày 01/07/2021

Theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH, doanh nghiệp phải trích nộp tỷ lệ % như sau:

Loại BH Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Bảo hiểm thất nghiệp
Quỹ Hưu trí Ốm đau thai sản Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Mức đóng 14% 3% 0,5% 3% 1%
Tổng 17,5%    
21,5%

Ngoài ra, theo Điều 5 Nghị định 58/2020/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được áp dụng mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương (thay vì 0,5%) nếu bảo đảm các điều kiện sau đây:

– Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội;

– Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất;

– Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất.

  • Tỷ lệ trích nộp bảo hiểm từ ngày 01/07/2021 đến ngày 30/06/2022

Theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/07/2021 thì từ ngày 01/07/2021 đến ngày 30/06/2022, thay vì phải đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì doanh nghiệp dùng số tiền đó để chăm lo cho người lao động trong phòng chống dịch. Tỷ lệ trích nộp được thay đổi như sau:

Loại BH Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Bảo hiểm thất nghiệp
Quỹ Hưu trí Ốm đau thai sản Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Mức đóng 14% 3% 0% 3% 1%
Tổng 17%    
21%