Thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

 

Thủ tục Thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ
Trình tự thực hiện Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ nộp hồ sơ đến Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ tài nguyên và Môi trường, số 10, đường Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hoặc nộp trực tuyến tại địa chỉ https://dvctt.monre.gov.vn.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp hồ sơ đầy đủ hoặc có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân về việc bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định cấp phép. Nội dung thẩm định bao gồm:

– Vùng phân bố, số lượng cá thể ước tính, điều kiện sống và tình trạng nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài được đề nghị;

– Các đặc tính cơ bản, tính đặc hữu, giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hoá – lịch sử của loài được đề nghị;

– Mức độ bị đe dọa tuyệt chủng của loài được đề nghị;

– Chế độ quản lý, bảo vệ và yêu cầu đặc thù khác;

– Kết quả tự đánh giá và đề nghị việc đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Bước 4: Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định Trong thời hạn mười (10) ngày, trên cơ sở kết quả thẩm định, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ trước ngày 30 tháng 9 hàng năm.

Cách thức thực hiện Trực tiếp

Trực tuyến

Dịch vụ bưu chính

Thành phần số lượng hồ sơ + Đơn đề nghị theo Mẫu số 1, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP

+ Bộ hồ sơ với các nội dung:

* Tên phổ thông, tên bản địa, tên khoa học của loài được đề nghị;

* Vùng phân bố, số lượng cá thể ước tính, điều kiện sống và tình trạng nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài được đề nghị;

* Các đặc tính cơ bản, tính đặc hữu, giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hoá – lịch sử của loài được đề nghị;

* Mức độ bị đe dọa tuyệt chủng của loài được đề nghị;

* Chế độ quản lý, bảo vệ và yêu cầu đặc thù khác;

* Kết quả tự đánh giá và đề nghị việc đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết 75 Ngày làm việc
Đối tượng thực hiện Công dân Việt Nam, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Người nước ngoài, Cán bộ, công chức, viên chức, Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Tổ chức nước ngoài, Hợp tác xã
Cơ quan thực hiện Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.
Lệ phí Không quy định
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai + Đơn đề nghị theo Mẫu số 1, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP
Yêu cầu, điều kiện thực hiện – Tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài, dự án điều tra, nghiên cứu về loài sinh vật ở Việt Nam;

– Tổ chức, cá nhân được giao quản lý rừng, khu bảo tồn, vùng đất ngập nước, biển và hệ sinh thái tự nhiên khác;

– Hội, hiệp hội và tổ chức khác về khoa học và công nghệ, môi trường.

Cơ sở pháp lý Luật đa dạng sinh học

Nghị định 160/2013/NĐ-CP

 

Số hồ sơ 1.008671 Lĩnh vực Môi trường
Cơ quan ban hành Bộ tài nguyên và môi trường Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.