Sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển

 

Thủ tục Sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển
Trình tự thực hiện Bước 1. nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường nộp hồ sơ đến Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
Bước 2. kiểm tra hồ sơ: Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam có trách nhiệm kiểm tra thành phần, nội dung của hồ sơ; trường hợp hồ sơ theo đúng quy định thì ban hành văn bản tiếp nhận và hẹn giải quyết hồ sơ được lập theo Mẫu số 14 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016. Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn một lần bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3. thẩm định hồ sơ: Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thực hiện thẩm định hồ sơ có trách nhiệm: – Hoàn thành việc thẩm định hồ sơ theo các nội dung quy định tại Điều 56 Nghị định số 40/2016/NĐ-CP; kết luận thẩm định phải được lập thành văn bản. Trường hợp cần thiết, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, tổ chức kiểm tra thực địa (thời gian lấy ý kiến, kiểm tra thực địa không tính vào thời gian thẩm định). Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề liên quan; Gửi văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo kết luận thẩm định trong trường hợp phải chỉnh sửa.
Bước 4. trình, giải quyết hồ sơ: Tổ chức, cá nhân đã hoàn thành việc chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ thì Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam có trách nhiệm trình hồ sơ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển; trong trường hợp không ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển thì phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do
Bước 5. thông báo và trả kết quả: Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thông báo cho tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định và gửi Giấy phép nhận chìm ở biển đã được sửa đổi, bổ sung đến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan
Cách thức thực hiện Trực tiếp

Dịch vụ bưu chính

Thành phần số lượng hồ sơ – Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển trong đó nêu rõ lý do đề nghị sửa đổi, bổ sung được lập theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016

– Giấy phép nhận chìm ở biển đã được cấp

– Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động nhận chìm ở biển; công tác bảo vệ môi trường và việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển;

– Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong trường hợp đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển do có sự thay đổi quy mô nhận chìm; ranh giới, diện tích khu vực biển sử dụng để nhận chìm; cách thức nhận chìm;

– Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực văn bản chứng minh việc tổ chức, cá nhân được phép nhận chìm ở biển thay đổi tên trong trường hợp đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển do thay đổi tên;

– Bản đồ khu vực biển trong trường hợp có sự thay đổi về ranh giới, diện tích khu vực biển đề nghị sử dụng để nhận chìm được lập theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết 47 Ngày
Đối tượng thực hiện Công dân Việt Nam, Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Hợp tác xã
Cơ quan thực hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Giấy phép nhận chìm ở biển đã được sửa đổi, bổ sung.
Lệ phí Không có thông tin
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai – Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển trong đó nêu rõ lý do đề nghị sửa đổi, bổ sung được lập theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016

– Giấy phép nhận chìm ở biển đã được cấp

– Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động nhận chìm ở biển; công tác bảo vệ môi trường và việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển;

– Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong trường hợp đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển do có sự thay đổi quy mô nhận chìm; ranh giới, diện tích khu vực biển sử dụng để nhận chìm; cách thức nhận chìm;

– Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực văn bản chứng minh việc tổ chức, cá nhân được phép nhận chìm ở biển thay đổi tên trong trường hợp đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển do thay đổi tên;

– Bản đồ khu vực biển trong trường hợp có sự thay đổi về ranh giới, diện tích khu vực biển đề nghị sử dụng để nhận chìm được lập theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện a) Giấy phép nhận chìm ở biển còn hiệu lực ít nhất là 45 ngày;

b) Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nhận chìm theo đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm; đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật;

c) Đến thời điểm đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

Cơ sở pháp lý Luật 82/2015/QH13

Nghị định 40/2016/NĐ-CP

 

Số hồ sơ 1.002025 Lĩnh vực Lĩnh vực biển và hải đảo
Cơ quan ban hành Bộ tài nguyên và môi trường Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.